Táo Bón Nặng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện và Phòng Ngừa

Táo bón nặng khiến tình trạng nhu động ruột không thường xuyên và gây đau bụng, đầy hơi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Táo bón nặng & Dấu hiệu nhận biết

Táo bón là một trong những tình trạng tiêu hóa thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý nếu không được điều trị nghiêm túc và chăm sóc khoa học có thể tiến triển thành mãn tính và gây táo bón nặng.

Táo Bón Nặng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện và Phòng Ngừa
Táo bón nặng đặc trưng bởi tình trạng bệnh nhân đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và kéo dài trong nhiều tháng

Táo bón nặng đặc trưng bởi tình trạng bệnh nhân đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và kéo dài trong nhiều tháng. Khi đó, bệnh lý không chỉ tác động xấu đến hoạt động tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón nặng:

  • Tần suất đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần hoặc có thể giảm tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Gặp nhiều khó khăn khi đại tiện, vận động cơ bụng và cơ hoành liên tục, phải rặn mạnh.
  • Phân rắn, vón cục với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Việc đi tiêu đôi khi phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài
  • Nhiều trường hợp đại tiện ra máu tươi hoặc chất nhầy dính lên phân
  • Đau bụng ở nhiều mức độ khác nhau, đôi khi đau dữ dội đi kèm với tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón nặng

Thực tế nhận thấy, đa số các trường hợp bị táo bón đều được khắc phục nhanh chóng nếu can thiệp điều trị sớm. Theo đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và bổ sung nước có thể đáp ứng tốt.

Tuy nhiên, không ít trường hợp các triệu chứng tiến triển nặng nề và gây ra tình trạng táo bón nặng. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý, bao gồm:

  • Không can thiệp điều trị bệnh táo bón ở mức độ nhẹ
  • Chế độ ăn ít xơ, không uống lượng nước cần thiết
  • Sinh hoạt không điều độ, đồng thời duy trì những thói quen ăn uống kém lành mạnh
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy giáp
  • Rối loạn các chất điện giải, sốt cao, ít vận động
  • Người mắc các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là bệnh ở đại trực tràng.

Bệnh táo bón nặng có nguy hiểm không?

Các biểu hiện táo bón nếu không được kiểm soát sớm có thể tiến triển day dẳng và nặng nề. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Bệnh táo bón nặng có nguy hiểm không? 
Các biểu hiện táo bón nếu không được kiểm soát sớm có thể tiến triển day dẳng và nặng nề

Theo đó, bệnh lý tiến triển nặng và kéo dài có thể gây rối loạn chức năng của vị tràng. Từ đó, khiến các cặn bã, độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài. Thời gian dài có thể gây viêm nhiễm trực tràng. Một số chất gây ung thư tích tụ còn làm tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng.

Hơn nữa, tình trạng táo bón nặng còn là nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ. Điều này khiến các biểu hiện bệnh lý tiến triển nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Trường hợp trẻ em bị táo bón nặng có thể tác động tiêu cực đến cả sức khỏe lẫn tâm lý. Theo đó, trẻ thường có xu hướng biến ăn, suy giảm sức đề kháng do không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Các phương pháp điều trị táo bón nặng

Thông thường, người mắc chứng táo bón nhẹ có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống giàu chất xơ, sinh hoạt điều độ và tăng cường tập luyện. Tuy nhiên, nếu bị táo bón nặng, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Bởi lúc này việc dùng thuốc điều trị táo bón nặng là cần thiết.

Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, nguyên nhân khởi phát và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát tình trạng táo bón nhanh chóng. Cụ thể:

1. Các viên uống bổ sung chất xơ

Không bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể có thể khiến tình trạng táo bón tiến triển nặng nề. Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ của cơ thể, đặc biệt là khi bị táo bón nặng.

Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra tốt hơn. Những sản phẩm này thường được bào chế ở dạng viên uống, thuốc bột hoặc viên nhai.

Các viên uống bổ sung chất xơ
Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ quá trình đại tiện

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng viên uống bổ sung chất xơ. Cụ thể:

  • FiberCon
  • Citrucel
  • Metamucil
  • Konsyl

2. Sử dụng chất làm mềm phân

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng chất làm mềm phân để cải thiện tình trạng táo bón nặng. Theo đó, các chất làm mềm phân có thể kết hợp với chất béo và nước giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Nhóm thuốc này thường được dùng cho người bị táo bón mãn tính, táo bón nặng.

Một số loại thuốc làm mềm phân thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

  • D Focusate
  • Natri docusate
  • Docusate Canxi
  • Senna

3. Thuốc nhuận tràng điều trị táo bón nặng

Để khắc phục nhanh tình trạng táo bón nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc nhuận tràng. Một số loại thuốc nhuận tràng thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

Thuốc nhuận tràng muối:

Các loại thuốc nhuận tràng muối thường dùng cho người bị táo bón nhưng không tắc nghẽn đường ruột. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 loại sau:

  • Magie Sulphate: Trường hợp dùng thuốc theo đường uống có thể phát huy hiệu quả trong khoảng 3 giờ. Còn dùng ở dạng đặt trực tràng thì chỉ sau 15 phút sẽ phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trẻ em và người bị bệnh thận cần thận trọng khi dùng Magie Sulphate vì có thể gây ra tác dụng ngoại ý.
  • Magie Hydroxide: Thuốc hoạt động theo cơ chế tích nước trong ruột. Đồng thời kích thích hoạt động ở ruột kết. Nhờ đó khắc phục tình trạng táo bón nhanh chóng.
  • Magie Citrate: Loại thuốc này mang lại hiệu quả tương tự như các loại thuốc trên. Tuy nhiên, Magie Citrate có thể không phù hợp với một số đối tượng.

Thuốc nhuận tràng bôi trơn:

Thuốc nhuận tràng điều trị táo bón nặng 
Để khắc phục nhanh tình trạng táo bón nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng bôi trơn thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thường được chỉ định trong điều trị chứng táo bón nặng ở người trưởng thành. Thực tế nhận thấy, loại thuốc này mang lại hiệu quả tương đối khả quan.

Thuốc có tác dụng bôi trơn đường ruột, từ đó giúp phân di chuyển và đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Sau 6 – 8 giờ uống thuốc, người bệnh sẽ nhận thấy công dụng. Nhóm thuốc này có thể chứa dầu khoáng. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có khả năng giữ nước trong phân. Đồng thời giúp làm mềm phân khi đi ngoài. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm tăng nhu động ruột, đưa nước vào trong hậu môn và giúp ống hậu môn mở ra. Thông thường, sau khi dùng thuốc khoảng 24 – 48 giờ, bệnh nhân có thể đi ngoài bình thường.

Một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

  • Miralax
  • Lactulose
  • Kristalose
  • Polyetylen Glycol

Thuốc nhuận tràng kích thích:

Thuốc nhuận tràng kích thích có tác dụng làm co ruột lại, từ đó giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp những biện pháp hay thuốc khác không đáp ứng.

Một số loại thuốc nhuận tràng kích thích thường được sử dụng, bao gồm:

  • Dulcolax
  • Senokot
  • Ducodyl
  • Dầu thầu dầu

Việc sử dụng thuốc điều trị táo bón nặng được cho là cách cần thiết, mang lại hiệu quả nhanh chóng và khắc phục tình trạng khó đi ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Thường gặp nhất là tình trạng giảm hấp thu vitamin, khoáng chất thiết yếu. Do đó, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng lạm dụng hoặc điều chỉnh liều lượng của thuốc.

4. Táo bón nặng khi nào cần can thiệp ngoại khoa?

Mặc dù không quá phổ biến nhưng trong một số trường hợp, việc dùng thuốc điều trị táo bón nặng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) để khắc phục bệnh lý.

Táo bón nặng khi nào cần can thiệp ngoại khoa?
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp bị táo bón gây tắc nghẽn ruột, sa trực tràng, rò hậu môn

Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị táo bón có được chỉ định chỉ định hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cùng với nguyên nhân gây táo bón. Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp bị táo bón gây tắc nghẽn ruột, sa trực tràng, rò hậu môn.

Ngoài ra, trường hợp bệnh lý xảy ra do các bệnh đại tràng hoặc đại tràng hoạt động kém, bác sĩ cũng có thể cân nhắc phẫu thuật nhằm loại bỏ phần đại tràng bị tổn thương.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tình trạng táo bón tái phát, nhất là sau đợt điều trị táo bón nặng. Cụ thể:

1. Bổ sung đủ chất xơ mỗi ngày

Chất xơ được xem là thành phần không thể thiếu với sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Việc bổ sung chất xơ đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp làm các triệu chứng táo bón, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tái phát sau điều trị.

Các chuyên gia cũng cho biết, cơ thể cần bổ sung từ 25 – 35g chất xơ/ ngày. Điều này giúp tăng khối lượng phân, giúp quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn, đặc biệt là trường hợp bị táo bón nặng.

Cách tốt nhất là bạn nên cung cấp chất xơ cho cơ thể từ các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Có thể là nguồn chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, các loại đậu,…

Trong trường hợp nhận thấy việc ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một số viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng phù hợp. Tuyệt đối không bổ sung quá nhiều chất xơ vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đường ruột.

2. Uống đủ nước

Ít uống nước là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Do đó, bạn cần đáp ứng đủ nước nhằm phòng ngừa táo bón, duy trì các hoạt động chuyển hóa, thanh lọc và đào thải. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Uống đủ nước 
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước

Bạn nên uống nước ngay khi không có cảm giác khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước và nên chia thành nhiều lần uống. Trường hợp bị táo bón cần bổ sung nước ngay lập tức và có thể tăng lượng nước bổ sung mỗi ngày. Bởi điều này sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.

3. Tập luyện đều đặn

Thực tế nhận thấy, hoạt động thể chất giúp bạn duy trì sức khỏe tốt, nhất là mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể, việc tập luyện đều đặn giúp tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy quá trình hấp thu, chuyển hóa dưỡng chất.

Trường hợp bị táo bón và táo bón nặng, người bệnh nên đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… Nên duy trì tập luyện thể dục, thể thao từ 30 – 40 phút/ ngày và khoảng 3 – 4 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

4. Đi ngoài ngay khi có nhu cầu

Thói quen nhịn đi vệ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hệ tiêu hóa. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón và táo bón lâu ngày. Chính vì vậy, bạn cần đi ngoài ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối tránh tình trạng nhịn đại tiện.

Đồng thời, nên tập thói quen đi vệ sinh vào thời điểm cố định trong ngày, nhất là sau bữa ăn để phòng ngừa táo bón hiệu quả.

5. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh bổ sung chất xơ thông qua các thực phẩm và uống nhiều nước, bạn cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Không chỉ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón, biện pháp này còn giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất diễn ra tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 
Người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý:

  • Cần cân bằng lượng dưỡng chất trong các bữa ăn, đặc biệt là chất xơ và protein.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Bạn có thể cân nhắc giảm lượng thức ăn trong các bữa chính, và bổ sung các bữa phụ trong ngày
  • Mỗi ngày nên ăn 1 hũ sữa chua
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê, các thức uống gây mất nước khác
  • Nên ăn đúng giờ và tránh tình trạng bỏ bữa, nhịn ăn
  • Không nên vận động mạch hoặc nằm ngay sau khi ăn xong.

Tình trạng táo bón nặng được kiểm soát tốt nếu tích cực điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc khoa học. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám – chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...