Táo Bón Có Bị Trĩ Không? Bao Lâu Thì Bị Trĩ? [ Giải đáp ]

Táo bón có bị trĩ không? Câu hỏi này được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia lý giải, nếu tình trạng táo bón kéo dài không được kiểm soát, hậu môn chịu áp lực lâu dần có thể hình thành búi trĩ. Tùy mức độ tổn thương mà bạn có thể bị trĩ nội hay trĩ ngoại.

Táo bón có bị trĩ không?

Táo bón là một trong các vấn đề tiêu hóa thường gặp, bên cạnh tiêu chảy, kiết lỵ,… Trường hợp được gọi là táo bón khi bạn nhận thấy số lần đi đại tiện trong tuần ít hơn 3 lần. Kèm theo đó, phân khô cứng khó tống ra ngoài, hậu môn đau rát do cọ xát với phân, dễ gây tổn thương, chảy máu,…

Táo bón có bị trĩ không?
Táo bón có bị trĩ không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón. Trong đó có thể kể đến như do thực phẩm nạp vào cơ thể không phù hợp, đặc biệt là đối với người thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, nghiện rượu bia. Ngoài ra, táo bón còn xuất hiện do ảnh hưởng tâm lý, gặp vấn đề đường ruột, thói quen đại tiện không khoa học và nhiều yếu tố tác động khác.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên táo bón kéo dài có thể làm phát sinh nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Bên cạnh các câu hỏi về điều trị, cách nhận biết bệnh, nhiều người quan tâm đến thắc mắc: “Táo bón có bị trĩ không?”.

Các chuyên gia giải đáp rằng, nếu táo bón kéo dài không được kiểm soát hoàn toàn có nguy cơ gây bệnh trĩ. Bởi, khi người bệnh táo bón, phân khô cứng cần nhiều sức rặn để tống chúng ra ngoài. Việc này khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép, chịu áp lực lâu ngày dần dần hình thành búi trĩ.

Không những thế, trường hợp búi trĩ đã xuất hiện, song song với tình trạng phân cứng, táo bón có thể làm búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.

Vì thế, bệnh nhân bị táo bón nên lưu ý, cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Bên cạnh nguy cơ hình thành búi trĩ, táo bón kéo dài còn dễ gây tổn thương hậu môn, gây nứt rách, chảy máu tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công vào hậu môn.

Táo bón bao lâu thì bị trĩ?

Như đã đề cập, táo bón gây ra nhiều vấn đề cho sinh hoạt đời sống và sức khỏe nếu kéo dài không được khắc phục. Người bệnh mỗi lần đi đại tiện phải tốn nhiều sức rặn, bụng tăng áp suất, khiến hậu môn, trực tràng nằm chèn xuống phía dưới làm rối loạn tuần hoàn, giãn tĩnh mạch hậu môn.

Táo bón bao lâu thì bị trĩ?
Áp lực tại hậu môn có thể gây giãn tĩnh mạch hình thành búi trĩ sau 1 vài tháng hoặc 1 – 2 năm khi táo bón kéo dài xuất hiện

Thông thường đối với trường hợp táo bón vài ngày do các nguyên nhân cơ học từ bên ngoài có thể sớm được kiểm soát, không tốn nhiều công sức, chi phí. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân chủ quan, không điều trị có thể khiến tình trạng táo bón kéo dài vài tuần cho đến vài năm.

Bên cạnh thắc mắc: “Táo bó có bị trĩ không?”, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề khoảng bao lâu thì táo bón sẽ hình thành trĩ. Theo các chuyên gia, sự thay đổi này có thể diễn ra trong vài tháng đến 1 – 2 năm khi bệnh nhân mắc bệnh táo bón. Tùy tổn thương ở ống hậu môn mà thời gian hình thành búi trĩ nhanh hay chậm.

Ngoài nguy cơ đối mặt với bệnh trĩ, như trên cũng đã nói, bệnh nhân táo bón kéo dài còn có khả năng phát sinh nhiều biến chứng khác. Chẳng hạn như nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, ứ phân, sa trực tràng,… Do đó, để phòng tránh biến chứng, bạn nên chủ động khám chữa táo bón càng sớm càng tốt.

Trường hợp táo bón lâu ngày không điều trị làm cho việc can thiệp về sau sẽ khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống công việc và sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ thông qua xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán bệnh lý mà người bệnh gặp phải, sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị táo bón phòng ngừa bệnh trĩ

Người bị táo bón lâu ngày không được điều trị có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị, phòng ngừa nguy cơ không mong muốn gây hại sức khỏe. Dưới đây là các phương pháp điều trị táo bón kéo dài phòng bệnh trĩ, bạn đọc có thể tham khảo:

Chăm sóc tại nhà

Người bị táo bón có thể tự khắc phục các triệu chứng khó chịu tại nhà với sự đồng ý của bác sĩ. Đặc biệt là trong vấn đề ăn uống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây là các yếu tố hỗ trợ điều trị bệnh, giúp đẩy nhanh quá trịnh chữa táo bón, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:

Điều trị táo bón phòng ngừa bệnh trĩ
Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp cải thiện bệnh táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ

Về chế độ ăn uống:

  • Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết, phòng nguy cơ xảy ra hiện tượng hấp thu nước ngược từ phân khiến phân cứng hơn, khó tống ra ngoài.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giàu chất xơ như rau củ quả, trái cây tươi. Ăn cân bằng dinh dưỡng, không nên tập trung vào một nhóm thực phẩm nhất định.
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu, đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
  • Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống chứa gas,… để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh lý về đường ruột ảnh hưởng đến tình trạng táo bón.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể ăn nhiều bữa trong ngày, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời người bệnh nên ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền và tiêu hóa tốt hơn.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Tham gia luyện tập thể dục, thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực cho vùng hậu môn. Ngoài ra vận động thể chất còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hoạt động đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên dành thời gian vận động để hậu môn không chịu quá nhiều áp lực, gây giãn tĩnh mạch hình thành búi trĩ.
  • Xây dựng thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, không nhịn đi đại tiện quá lâu và thường xuyên.
  • Hạn chế rặn mạnh khi phân quá khô cứng, lúc này bạn cần dùng sản phẩm hỗ trợ hoặc dùng thuốc để tống phân ra ngoài. Việc dùng sức rặn mạnh có thể làm hậu môn bị tổn thương, hình thành búi trĩ.
  • Sử dụng giấy vệ sinh phù hợp, không lau chùi hậu môn quá mạnh gây tổn thương, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công dẫn đến các rủi ro khác.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị táo bón giúp phòng ngừa nguy cơ búi trĩ hình thành gây đau đớn và phát sinh nhiều hệ lụy khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng khi chữa được bác sĩ hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc được chỉ định như:

Điều trị táo bón phòng ngừa bệnh trĩ
Sử dụng thuốc chữa táo bón theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng để tránh gặp tác dụng phụ
  • Thuốc điều trị táo bón mãn tính: Thuốc có tác dụng giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn, giảm các cơn đau co thắt ruột. Các loại thường dùng như Linaclotide, Plecanatide,…
  • Thuốc kích thích ruột: Thuốc có tác dụng giúp người bệnh ổn định chức năng sàn chậu. Không dùng thuốc cho đối tượng người bệnh đang mang thai hoặc gặp vấn đề về thận. Loại thường dùng như Misoprostol, Colchicine,…

Bên cạnh hai dạng thuốc kể trên, để giúp bệnh nhân đi đại tiện thuận lợi hơn, bác sĩ có thể kết hợp thêm các thuốc nhuận tràng, giúp phân mềm dễ tống ra ngoài. Tham khảo một số loại như:

  • Chất giúp mềm phân: Có tác dụng hút nước từ ruột vào phân giúp phân mề hơn, tránh tình trạng phân khô cứng khi tống ra ngoài dễ làm tổn thương hậu môn.
  • Chất bôi trơn: Loại này mang lại tác dụng bao phủ lên phân, giúp cơ thể đào thải phân mà không bị đau đớn dữ dội.
  • Chất làm ẩm phân: Sử dụng giúp giữ nước lại cho phân, tránh hiện tượng hút nước ngược. Nhờ tác dụng của chất này, người bệnh đi đại tiện nhiều hơn, phân bớt khô cứng. Không dùng thuốc chứa chất làm ẩm phân cho đối tượng bệnh nhân bị suy tim, gặp vấn đề về thận, cơ thể thiếu nước,…
  • Chất kích thích ruột: Có tác dụng làm ruột co lại tạo điều kiện cho phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Loại này thường được dùng đối với trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị bằng các thuốc khác.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ hại sức khỏe. Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh gặp phải phản ứng bất thường nên theo dõi, kịp thời thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Điều trị phẫu thuật

Trường hợp táo bón lâu ngày, sử dụng thuốc không nhận thấy hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như nguyện vọng của bệnh nhân để chỉ định phương pháp thực hiện.

Phẫu thuật giúp điều trị tình trạng tắc nghẽn ruột, giúp phục hồi hiện tượng rò hậu môn hoặc sa trực tràng,… Tuy nhiên phẫu thuật cũng có nguy cơ tiềm ẩn các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn nên sớm điều trị táo bón, không chủ quan khiến bệnh biến chứng nguy hại hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan và giải đáp thắc mắc: “Táo bón có bị trĩ không?”. Bệnh táo bón kéo dài không điều trị có khả năng hình thành bệnh trĩ. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ, bạn nên chủ động can thiệp, điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...