Tại Sao Bị Trĩ Lại Ngứa Hậu Môn? Các Biện Pháp khắc Phục

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn? Thắc mắc này được không ít người bệnh quan tâm. Theo lý giải từ các chuyên gia, tình trạng ngứa ngáy ở hậu môn là do ảnh hưởng từ búi trĩ, dịch tiết hậu môn không được làm sạch, hậu môn ẩm ướt thường xuyên,… gây ra. Cần chủ động khắc phục để tránh gây ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?

Bệnh trĩ gây ra không ít triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng rõ rệt, nhất là khi búi trĩ phát triển kích thước lớn. Đây là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay, dân gian còn gọi là chứng lò dom.

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?
Hậu môn ngứa ngáy khó chịu khi bị bệnh trĩ là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do có sự bất thường tại tĩnh mạch hậu môn khiến chúng sưng phồng, tạo thành các búi trĩ gây vướng víu hậu môn. Nhiều yếu tố có liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như việc người bệnh bị tiêu chảy, táo bón lâu ngày, rối loạn tiêu hóa, đứng ngồi trong thời gian dài,…

Tỷ lệ người mắc phải bệnh trĩ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng có thể bị bệnh trĩ. Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh lý khác nhau. Tùy vào vị trí và số lượng búi trĩ mà mức độ ảnh hưởng của bệnh lên đời sống và sức khỏe nặng hay nhẹ.

Trong các triệu chứng bệnh trĩ gây ra cho người bệnh có hiện tượng đau rát kèm ngứa ngáy hậu môn. Nhiều người đặt ra thắc mắc: “Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?”. Thực tế triệu chứng này là biểu hiện dễ lý giải. Bởi, các bất thường xảy ra ở hậu môn đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh cơn ngứa ngáy.

Nguyên nhân chính có thể là do bệnh trĩ khiến người bệnh táo bón, ngại đi đại tiện trong nhiều ngày kiền khiến cho búi trĩ ngày càng phát triển. Khi đó, vùng hậu môn sẽ vướng víu và chảy dịch tiết nhiều hơn gây ẩm ướt khó chịu.

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?
Búi trĩ phát triển kích thước lớn khiến hậu môn bị tắc nghẽn, tiết nhiều dịch ẩm ướt,… và nhiều yếu tố khác gây ngứa rát hậu môn

Ngoài ra, vùng da quanh vị trí này khá mỏng, khi bị kích thích có thể ngứa và sưng phồng bất thường. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy hậu môn khi bị trĩ:

  • Người bệnh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ngồi với một tư thế cố định.
  • Do thói quen ăn nhiều chất béo, đồ ăn, thức uống có khả năng gây kích thích hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến hậu môn.
  • Người bệnh uống nước ít khiến phân cứng, khó đại tiện.
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn không an toàn gây tổn thương búi trĩ, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.
  • Xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh do dịch âm đạo tiết ra nhiều chảy xuống hậu môn gây ra ngứa ngáy.
  • Suy giảm chức năng hậu môn ở người già, bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính,…

Cơn ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà còn gây ra nhiều rủi ro cho người bệnh. Đặc biệt là khi vùng hậu môn ẩm ướt thường xuyên càng tạo cơ hội cho hại khuẩn tấn công, khiến cơn ngứa trở nên dữ dội, dễ phát sinh biết chứng.

Các biện pháp khắc phục ngứa hậu môn do trĩ

Ngứa hậu môn khi mắc bệnh trĩ là triệu chứng mà bất kì người bệnh nào cũng có thể gặp phải. Cơn ngứa ngáy khó chịu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người bệnh. Trường hợp không khắc phục sớm, ngứa do trĩ kèm theo các triệu chứng khác trở nên nặng nề có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Do đó, khi nhận thấy hậu môn có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, bạn nên chủ động thăm khám và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tham khảo các vấn đề sau đây:

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi nhận thấy cơn ngứa ngáy bất thường xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ. Bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám sớm. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Theo đó, để điều trị dứt điểm tình trạng ngứa ngáy hậu môn, trước hết bạn cần loại bỏ bệnh trĩ.

Các biện pháp khắc phục ngứa hậu môn do trĩ
Chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh trĩ, chấm dứt triệu chứng ngứa hậu môn

Trường hợp ngứa ngáy kèm theo các biểu hiện khác như đau rát hậu môn, chảy máu, tiết dịch mủ, búi trĩ sa ra ngoài,… cần can thiệp để phòng tránh nguy cơ biến chứng hại sức khỏe. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người, cách thức can thiệp điều trị sẽ được bác sĩ lựa chọn phù hợp.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nói chung, tình trạng ngứa ngáy hậu môn nói riêng. Người bệnh có thể được chỉ định dùng các biện pháp nội khoa hỗ trợ làm teo trĩ hoặc phẫu thuật nhằm loại bỏ búi trĩ, thông ống hậu môn. Cụ thể:

  • Điều trị nội khoa: Dùng cho trường hợp búi trĩ còn nhỏ, chưa có biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh. Thuốc ở dạng đặt, thuốc bôi, thuốc uống, kết hợp chăm sóc tại nhà để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng cho đối tượng mắc bệnh trĩ nặng, búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn, điều trị nội khoa không còn hiệu quả. Các biện pháp cắt trĩ như longo, laser, xâm lấn tối thiểu HCPT,…

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải các phản ứng phụ gây hại sức khỏe. Trường hợp trong thời gian điều trị nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên thông báo để bác sĩ xử lý sớm.

Dùng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn

Để giảm ngứa ngáy hậu môn khi bị bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng các dạng thuốc bôi hậu môn. Thuốc giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ làm teo búi trĩ, giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu. Một số loại thường dùng như:

Các biện pháp khắc phục ngứa hậu môn do trĩ
Sử dụng thuốc bôi trực tiếp vào hậu môn giảm ngứa, hỗ trợ làm teo búi trĩ, kháng viêm, giảm sưng
  • Thuốc bôi Preparation H: Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa ngáy khó chịu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Nhờ thành phần Propylparaben, Methylparaben có trong thuốc giúp làm giảm sưng đau, khó chịu, giảm tình trạng giãn mạch khiến búi trĩ sa ra ngoài.
  • Thuốc bôi Titanoreine: Thuốc có tác dụng giảm ngứa ở hậu môn. Thành phần có trong thuốc có thể kể đến như Zn oxide, Carraghenates,… giúp cải thiện một số triệu chứng khác do bệnh trĩ gây ra, hỗ trợ làm teo búi trĩ, đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Kem bôi Hydrocortisone 1%: Công dụng giảm ngứa ngáy, tiêu viêm tại chỗ, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Không dùng kem bôi lên vùng da có vết thương hở, viêm da do virus.

Sử dụng thuốc bôi hậu môn theo hướng dẫn, không lạm dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ.

Áp dụng các mẹo chữa tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị bệnh trĩ nói chung và triệu chứng ngứa ngáy hậu môn nói riêng kể trên, bạn có thể tham khảo một số mẹo giảm khó chịu tại nhà dưới đây:

Các biện pháp khắc phục ngứa hậu môn do trĩ
Áp dụng mẹo chữa tại nhà giảm triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, trong đó có tình trạng ngứa ngáy hạu môn
  • Ngâm nước ấm: Sử dụng nước ấm pha một ít muối ngâm rửa hậu môn giảm ngứa. Nhiệt độ nước giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Bên cạnh đó, nước muối ấm còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng hậu môn, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Chườm nóng: Người bệnh cũng có thể sử dụng khăn ấm chườm lên hậu môn để giảm ngứa ngáy khó chịu. Theo đó, bạn sử dụng một chiếc khăn sạch, ngâm vào nước ấm rồi vắt khô, áp vào vùng hậu môn ngứa ngáy 10 – 15 phút để làm dịu cảm giác khó chịu. Thực hiện 4 – 5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau khi chườm xong sử dụng một chiếc khăn khô lau lại nhẹ nhàng, tránh đọng nước ở vùng kín khiến tình trạng ngứa ngáy tái phát.
  • Áp lạnh: Ngoài sử dụng khăn ấm, bạn có thể chuẩn bị một túi đá chườm lạnh vào vùng hậu môn, giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra.
  • Sử dụng thảo dược: Dùng một số loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt,… làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Trong thảo dược chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm nguy cơ búi trĩ to dần gây biến chứng hại sức khỏe. Sử dụng cây thuốc đắp trực tiếp vào hậu môn, nấu nước uống, ngâm rửa,… là các biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng hiện nay, thích hợp cho đối tượng bệnh nhẹ.

Để việc điều trị bệnh trĩ, giảm ngứa ngáy hậu môn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời loại bỏ các thói quen sống không lành mạnh, duy trì cân nặng cân đối, tránh áp lực, lo lắng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?”. Ngoài ra, nội dung cũng gợi ý các hướng khắc phục được nhiều người áp dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Khi nhận thấy tình trạng ngứa ngáy không thay đổi mà trở nên nặng nề hơn, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? là vấn đề được nhiều người bệnh...
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên nhân và Hướng Chữa Trị

Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên nhân và Hướng Chữa Trị

Viêm tai giữa xung huyết là một trường hợp của viêm tai giữa cấp tính....
Đau bụng đi ngoài liên tục là bị gì? 

Đau Bụng Đi Ngoài Liên Tục Là Bị Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Đau bụng đi ngoài liên tục gây khó khăn trong sinh đời sống và công...