Suy Thận Giai Đoạn Cuối (Độ 5): Sống Được Bao Lâu? Nên Ăn Gì
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Suy thận giai đoạn cuối (độ 5) là cấp độ cao nhất của bệnh suy thận. Bệnh lý ở giai đoạn này diễn biến phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Do đó, suy thận độ 5 sống được bao lâu? Nên ăn gì được nhiều người bệnh quan tâm.
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn cuối (độ 5)
Suy thận độ 5 được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh suy thận. Bệnh lý còn được gọi với những tên gọi khác như suy thận giai đoạn cuối, suy thận mạn,… Ở giai đoạn này, mức độ lọc cầu thận (GFR) ở bệnh nhân nhỏ hơn 15 ml/ph/1.73 m2. Kết quả xét nghiệm ở mức độ này nhận thấy chức năng thận mất hoàn toàn, không còn khả năng thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể.

Thực tế nhận thấy, đái tháo đường và tăng huyết áp là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh suy thận giai đoạn cuối. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường có thể kể đến như ung thư tuyến tiền liệt, đường tiết niệu tắc nghẽn lâu ngày do sỏi thận, tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức, viêm cầu thận, nước tiểu chảy ngược, lupus ban đỏ hệ thống,…
Do mất hoàn toàn chức năng đào thải độc tố, lọc máu nên suy thận ở giai đoạn cuối, người bệnh gặp phải hàng loạt các triệu chứng cũng như biến chứng toàn thân. Theo đó, người bị suy thận sẽ chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên nôn mửa. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gầy yếu, đau nhức xương khớp, kém tập trung.
Màu da ở người bị suy thận mạn sẽ thay đổi do tăng sắc tố da. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân, sưng phù, nhất là ở vùng mắt và mắt cá chân. Hiện tượng chuột rút diễn ra liên tục trong ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, di chuyển. Ở nhiều người bệnh còn gặp phải tình trạng tăng huyết áp rất khó kiểm soát.
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo số liệu từ Bộ Y Tế, ở nước ta hiện nay có đến 8 triệu người mắc bệnh suy thận, trong đó có khoảng 30% trường hợp đang phải đối mặt với giai đoạn cuối của bệnh (suy thận độ 5). Bệnh lý thường tiến triển âm thầm qua từng giai đoạn và ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Đến khi các triệu chứng thể hiện rõ, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 3, 4 và giai đoạn cuối.

Về vấn đề “Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?” Các chuyên gia cho biết, người bị suy thận có thể sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh lý, mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng biện pháp điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối tuổi thọ người bệnh thường rất ngắn. Sau khi phát hiện được 1 năm, nếu không áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu, bệnh có thể gây tử vong.
Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân được thay thế chạy thận nhân tạo phù hợp có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm. Một số trường hợp may mắn có thể sống, sinh hoạt như người bình thường từ 10 – 20 năm.
Các phương pháp điều trị suy thận độ 5
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, suy thận độ 1 và độ 2 có thể kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám, điều trị sớm kết hợp với chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn cuối, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị lúc này chỉ kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, cải thiện sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, các biện pháp tối ưu nhất trong điều trị bệnh lý là lọc máu, chạy thận nhân tạo, ghép thận.
Dưới đây là các phương pháp được áp dụng trong điều trị suy thận giai đoạn cuối:
1. Phương pháp lọc màng bụng
Lọc màng bụng được tiến hành nhằm thay thế chức năng thận. Lúc này, khoang bụng sẽ biến thành khoang dịch lọc. Các chất thải, độc tố như kali, ure, nước thừa trong máu sẽ được lọc tại khoang bụng.

Bác sĩ chuyên khoa tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh sẽ chỉ định biện pháp phù hợp. Cụ thể:
- Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD): Bệnh nhân sẽ tự thay dịch lọc tại nhà, theo đó 4 tiếng đồng hồ sẽ thay dịch lọc cũ bằng 2 lít dịch lọc mới vào bên trong khoang bụng bằng ống thông. Với biện pháp này, bệnh nhân có thể dễ dàng đi lại, sinh hoạt hơn.
- Lọc màng bụng chu kỳ tự động (ADP): Sử dụng máu để lọc máu thay thận. Bệnh nhân lựa chọn lọc màng bụng liên tục chu kỳ (CCPD) hoặc có thể lọc màng bụng cách quãng ban đêm (NIPD). Phương pháp CCPD, máy sẽ tự động lọc từ 3 – 10 lần vào ban đêm và người bệnh tháo dịch vào ban ngày. Còn phương pháp NIPD, quá trình trao đổi dịch ban đêm tăng lên nhằm loại bỏ được nhiều độc tố, chất dư thừa.
Ưu điểm phương pháp lọc màng bụng:
- Phương pháp thực hiện khá đơn giản, có thể áp dụng tại nhà, không cần lưu trú ở bệnh viện nên dễ dàng hơn trong việc sinh hoạt, sắp xếp công việc, học tập.
- Nồng độ các độc tố, dư thừa trong cơ thể sẽ giảm dần
- Chế độ ăn uống không kiêng khem nhiều như phương pháp chạy thận, ghép thận
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Cần đặt ống thông cố định trên người
- Nếu không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng
- Một số biến chứng có thể gặp như hạn chế hoạt động cơ hoành, dịch ổ bụng rò rỉ, đường trong máu tăng,…
2. Chạy thận nhân tạo
Phương pháp chạy thận nhân tạo được nhiều người bệnh lựa chọn trong điều trị suy thận ở giai đoạn cuối. Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp này là sử dụng máy lọc để lọc các độc tố, chất thải trong máu sau đó đưa vào lại cơ thể. Để tiến hành chạy thận nhân tạo, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phẫu thuật FAV nhằm tạo đường dẫn máu ra và vào cơ thể. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý, tình trạng sức khoẻ mà người bệnh có thể thực hiện từ 3 – 4 lần/ tuần. Thời gian thực hiện mỗi lần ít nhất 4 tiếng.

Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả khá cao, hạn chế phát sinh biến chứng trong quá trình điều trị, nhất là tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh nhân phải lệ thuộc vào máy chạy thận suốt đời và kèm theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Một số rủi ro có thể gặp khi thực hiện chạy thận nhân tạo như buồn nôn, huyết áp thấp, tai biến tim mạch, dễ bị chuột rút,…
3. Phương pháp ghép thận
Phương pháp ghép thận được thực hiện bằng cách thay thế quả thận khỏe mạnh từ bên ngoài vào cơ thể. Vì vậy, sau khi thực hiện, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường, không cần đến bệnh viện thường xuyên
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp suy thận giai đoạn cuối đều đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện ghép thận. Theo đó, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm, xem xét sức khoẻ tổng thể, tuổi tác, các bệnh lý nền… Sau khi đảm bảo các điều kiện mới tiến hành ghép thận. Bên cạnh đó, số người hiến tặng thận rất hiếm, bắt buộc phải tương thích nhóm máu, tiền dị ứng,… nên hiện nay có ít trường hợp thực hiện phương pháp này.
Sau khi tiến hành ghép thận, người bệnh cần phải uống thuốc tránh thải ghép. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, tăng cân, tăng huyết áp, ung thư,… Do đó, bệnh nhân cần theo dõi sát sao, kiểm soát tình trạng sức khoẻ, huyết áp, mỡ máu, lượng đường trong cơ thể,…
Tìm hiểu thêm: Những Điều Cần Biết Về Ghép Tế Bào Gốc Chữa Suy Thận
Người bị suy thận giai đoạn cuối (độ 5) nên ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình điều trị bệnh suy thận, nhất là trường hợp suy thận giai đoạn cuối. Theo đó, ở giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, kiêng khem đúng cách để hạn chế bệnh lý tiến triển nặng nề và đe dọa đến tính mạng.

Dưới đây là các nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận độ 5:
- Bổ sung những loại rau chứa ít đạm, kali: Bí xanh, bí đỏ, su su, cần ta, dọc mùng, đu đủ xanh, bắp cải, ớt chuông, hành tây, củ cải đỏ, cải lông, cải củ turnip,… Những loại rau củ này chứa nhiều vitamin B, C, K rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong rau xanh còn chứa các chất chống viêm tự nhiên với hành phần indoles và chất xơ dồi dào.
- Ăn một số loại quả ngọt như đu đủ chín, xoài, nho đỏ, táo ngọt, dứa, việt quất,… chứa các chất chống oxy hóa cao, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe nói chung và người bị suy thận nói riêng.
- Người bệnh suy thận nói chung và suy thận độ 5 nói riêng nên dùng các loại thịt thăn lợn, ức gà, cá hồi, trứng, cá chẽm,… chứa hàm lượng protein phù hợp. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này không chứa quá nhiều natri, kali, photpho làm tăng áp lực lên thận và khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Bổ sung các loại sữa hạt và các loại hạt vào chế độ dinh dưỡng như hạt macca, óc chó, đậu đỏ, kiều mạch, hạt bulgur,… Những thực phẩm này giúp bổ sung chất béo lành mạnh, đồng thời cung cấp thêm sắt, đồng, magie, mangan, vitamin B. Tuy nhiên, những loại hạt này vẫn chứa lượng photpho nhất định nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Dầu oliu, tỏi, nấm shiitake,… là những thực phẩm phù hợp với người bị suy thận. Nhất là nấm có thể thay thế lượng đạm của thịt. Cụ thể, trong thực phẩm này chứa các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như vitamin B, mangan, selen và đồng.
- Bổ sung thêm các loại tinh bột như sắn dây, gạo, miến, phở, khoai lang, bánh cuốn, khoai sọ, bún, bánh canh,…
- Ưu tiên các thực phẩm chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, đậu nành để đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc suy thận thận giai đoạn cuối (độ 5) sống được bao lâu và nên ăn gì. Theo đó, người bị suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khoẻ, tiến triển bệnh lý, phương pháp điều trị và cách chăm sóc. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả chữa trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Các Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Suy Thận, Ngon Bổ Dưỡng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!