Sưng Khớp Gối Là Bệnh Gì? Cách Chẩn Đoán Và Ngăn Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sưng khớp gối là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối, đau nhức và hạn chế tính linh hoạt. Tình trạng này có thể là hệ quả của các bệnh lý xương khớp xảy ra ở khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch, tràn dịch khớp,… Bệnh lý cần được can thiệp sớm để tránh phát sinh biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây sưng khớp gối

Tình trạng khớp gối bị sưng có thể là tình trạng cấp tính xảy ra do chấn thương hoặc mắc các bệnh xương khớp mãn tính và tiến triển dần theo thời gian. Dấu hiệu sưng ở khớp gối có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhất ở người thường xuyên chơi thể thao, làm công việc nặng nhọc, người trung niên và cao tuổi.

Sưng Khớp Gối là bệnh gì? Cách chẩn đoán và Ngăn ngừa
Sưng khớp gối là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối gây đau nhức

Dưới đây là một số nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng:

1. Chấn thương đầu gối

Những chấn thương ở khớp, xương, gân, dây chằng,m bao khớp, sụn khớp có thể khiến vùng đầu gối bị đau, sưng viêm. Đối với những chấn thương nghiêm trọng có thể khiến máu tràn đến các khoang khớp gối. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức dữ dội, nóng, cứng khớp và bầm tím ngoài da. Tình trạng này đôi khi cần can thiệp y tế khẩn cấp để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Trường hợp bị chấn thương ở đầu gối cần chỉ động đến bệnh viện để được thăm khám – chẩn đoán và chăm sóc y tế nếu nhận thấy cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chịu trọng lượng của cơ thể. Ngoài ra, nếu nghi ngờ gãy xương bạn cũng cần được chăm sóc y tế để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

2. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối đề cập đến tình trạng thoái hóa sụn khớp gối. Tình trạng này có thể làm tăng sản xuất quá nhiều dịch khớp và gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức. Sưng khớp gối do bệnh lý gây ra thường đi kèm với tình trạng cứng khớp, đau khớp gối, hạn chế khả năng vận động.

Thực tế, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thường có nguy cơ bị sưng khớp gối. Tuy nhiên, biểu hiện thường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Do đó, nếu vị trí này bị sưng nghiêm trọng có thể liên quan đến những nguyên nhân khác.

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, có thể cải thiện bằng các phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, các biểu hiện liên quan và tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp chăm sóc tại nhà, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

3. Tràn dịch khớp gối

Sưng khớp gối có thể là biểu hiện của tình trạng tràn dịch khớp gối. Bệnh lý xảy ra khi màng bao hoạt dịch sản xuất lượng dịch nhờn quá nhiều khiến ổ khớp bị phù nề, sưng viêm, đau nhức.

Tràn dịch khớp gối
Sưng khớp gối có thể là biểu hiện của tình trạng tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối có thể là hệ quả của một số bệnh lý xương khớp mãn tính như gai khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout,… Tuy nhiên, bệnh lý cũng có thể bùng phát sau chấn thương, thừa cân – béo phì, nhiễm khuẩn,… Các triệu chứng bệnh lý có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách.

4. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi nhỏ, trong suốt chứa đầy dịch. Những túi này có nhiệm vụ đệm, hạn chế ma sát ở giữa xương, các mô mềm xung quanh như cơ, da. Tại đầu gối có chứa 11 bao hoạt dịch, trong đó có 2 bao hoạt dịch có nguy cơ bị viêm cao và gây ra tình trạng sưng khớp gối.

Trong nhiều trường hợp, viêm bao hoạt dịch được điều trị thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc can thiệp điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trường hợp bệnh khởi phát do nhiễm khuẩn, gây viêm và chứa đầy mủ. Tình trạng này có thể gây ra tình trạng nóng rát, sốt cao và cần chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

5. Bệnh gout gây sưng khớp gối

Gout đề cập đến tình các tinh thể axit uric cực nhỏ bên trong khớp tích tụ, lâu dài gây sưng tấy, đau nhức khớp dữ dội. Tình trạng này được gọi là cơn gout cấp tính, các triệu chứng thường phổ biến vào ban đêm. Theo đó, cơn gout cấp tính thường xảy ra nhanh chóng, kèm theo biểu hiện đau nhức đột ngột, nóng da và đỏ.

Bệnh lý thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, gót chân, mắt cá chân, mu bàn chân và có thể ảnh hưởng đến khớp gối. Bên cạnh đó, các biểu hiện do bệnh lý gây ra chỉ ảnh hưởng đến một khớp tại thời điểm nhất định.

Bệnh gout gây sưng khớp gối
Bệnh lý thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, gót chân, mắt cá chân, mu bàn chân và có thể ảnh hưởng đến khớp gối

Cơn đau do bệnh gout gây ra có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau cũng như áp dụng một số biểu hiện y tế khác để cải thiện triệu chứng. Đồng thời, nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện để phòng ngừa triệu chứng tái phát trong tương lai.

6. Bệnh giả gout

Bệnh giả gout (Pseudogout) là tình trạng hình thành các biểu hiện tương tự như bệnh gout. Bệnh lý có liên quan đến sự tích tụ các tinh thể cực nhỏ (tinh thể canxi pyrophosphat) trong các khớp. Những tinh thể này có thể tích tụ trong đầu gối, từ đó gây đau đớn, sưng khớp gối. Bên cạnh đó, vùng da ở khớp gối cũng có thể bị đổi màu.

Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng đến đầu gối, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở khuỷu tay, vai , cổ tay, mắt cá chân, khớp ngón tay, cột sống, hông. Những triệu chứng của bệnh lý có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc, có thể bị nhầm lẫn với viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Trong một số trường hợp, bệnh giả khớp gout được gọi là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD) hoặc viêm khớp do tinh thể canxi pyrophosphat cấp tính. Các biểu hiện của bệnh lý có thể tự cải thiện sau vài tuần. Người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị y tế khác để kiểm soát các triệu chứng lâm sàng.

7. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong bệnh tự miễn ảnh hưởng đến lớp lót của khớp và gây ra tình trạng cứng khớp, sưng đau, đỏ và mềm khớp. Mặc dù các biểu hiện viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở cổ tay, bàn tay, bàn chân nhưng tổn thương do bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến những khớp lớn, trong đó có khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp 
Không chỉ gây sưng đau khớp gối, bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện khác như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, cảm giác không khỏe

Các triệu chứng do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra thường có xu hướng đối xứng. Chính vì vậy, các biểu hiện lâm sàng có thể ảnh hưởng cả hai đầu gối. Không chỉ gây sưng đau khớp gối, bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện khác như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, cảm giác không khỏe. Việc chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp sớm có thể làm giảm tổn thương khớp lâu dài, cải thiện chức năng vận động và phòng ngừa biến chứng nặng nề.

8. Nhiễm trùng

Một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn (như nhiễm trùng đường tiêu hóa, Chlamydia) có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó gây đau và sưng khớp. Trong một số trường hợp, các triệu chứng do thể tự thuyên giảm hoặc sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn. Tuy nhiên, trường hợp tiến triển nặng nề hoặc mãn tính, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý nhiễm trùng khác có thể gây sưng khớp gối như:

  • Bệnh Lyme: Bệnh lý gây ra các triệu chứng tương tự như phát ban, cúm và gây ra tình trạng sưng các khớp.
  • Lupus ban đỏ: Đây là tình trạng mãn tính, lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các mô khỏe mạnh, trong đó có các mô ổ khớp.

9. Một số yếu tố rủi ro gây sưng khớp gối

Ngoài các nguyên nhân cơ bản, tình trạng sưng khớp gối cũng có thể xảy ra bởi một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Chơi thể thao: Một số bộ môn thể thao có liên quan đến những hoạt động như xoay đầu gối, chẳng hạn như chơi bóng rổ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, đau nhức và sưng khớp gối.
  • Độ tuổi: Tình trạng sưng khớp, thoái hóa khớp hay viêm khớp thường tăng dần theo độ tuổi.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Điều này khiến các mô, sụn khớp bị thoái hóa, từ đó dẫn đến sưng khớp gối. Người bị thừa cân – béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp – nguyên nhân phổ biến gây sưng đầu gối.

Mặc dù không phổ biến nhưng trong một số trường hợp bị sưng khớp có thể liên quan đến những khối u lành tính và ác tính. Vùng gối bị sưng viêm có thể đi kèm với tình trạng đau nhức âm ỉ. Đôi khi, bệnh nhân có thể bị sụt cân, sốt, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách là cách tốt nhất để phòng tránh các rủi ro liên quan.

Sưng khớp gối có nguy hiểm không?

Thực tế nhận thấy, tình trạng sưng khớp gối có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng thường là biểu hiện của các bệnh xương khớp cần được can thiệp y tế sớm. Trường hợp chủ quan trước biểu hiện bất thường hoặc tự ý điều có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề và gây ra một số biến chứng như:

  • Mất cơ: Khớp gối bị sưng đau có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, từ đó khiến cơ đùi có xu hướng suy yếu và teo.
  • Hình thành u nang: Hiện tượng chất lỏng tích tụ bên trong đầu gối trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành u nang sau đầu gối. Các u nang này có thể gây đau đớn, sưng viêm nhưng thường được cải thiện sau khi chăm sóc y tế. Nếu các triệu chứng tiến triển nặng nề,người bệnh cần tiến hành chọc hút dịch để tránh những rủi ro liên quan.

Chẩn đoán sưng khớp gối

Trước khi áp dụng phương pháp điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tiền sử bệnh lý, thăm khám sức khỏe tổng quát nhằm xác định nguyên nhân khởi phát và các triệu chứng liên quan. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh lý diễn ra thuận lợi hơn.

Chẩn đoán sưng khớp gối
Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây gãy xương, trật khớp cũng như xác định tình trạng viêm khớp

Xét nghiệm hình ảnh: 

Những xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ xác định vị trí cơn đau, nguyên nhân gây sưng khớp gối. Các kỹ thuật xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây gãy xương, trật khớp cũng như xác định tình trạng viêm khớp.
  • Siêu âm: Siêu âm khớp gối có thể được áp dụng để kiểm tra tình trạng viêm khớp hoặc những rối loạn ảnh hưởng đến gân và dây chằng.
  • Chụp MRI: Hình ảnh MRI giúp xác định chấn thương gân, dây chằng và mô mềm không thể xác định bằng hình ảnh X-quang.

Chọc hút dịch khớp:

Để chẩn đoán nguyên nhân gây sưng khớp gối, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân chọc hút dịch khớp. Xét nghiệm này thường được thực hiện nhằm kiểm tra sự hiện diện của:

  • Vi khuẩn (đây là dấu hiệu của nhiễm trùng khớp)
  • Máu (liên quan đến chấn thương, các rối loạn chảy máu ở khớp)
  • Các tinh thể ở khớp trong tình trạng bệnh gout hoặc giả gout

Các phương pháp điều trị sưng khớp gối

Các phương pháp điều trị tình trạng sưng đau khớp gối tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ nguy hiểm các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng. Việc điều trị triệu chứng thường bao gồm sử dụng thuốc, áp dụng các thủ thuật để loại bỏ chất lỏng trong khớp.

1. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trường hợp triệu chứng sưng đầu gối ở mức độ nhẹ đến trung bình, xảy ra do chấn thương hoặc một số nguyên nhân thông thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Liệu pháp chườm lạnh có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến đầu gối, từ đó hạn chế tình trạng sưng, viêm

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng sưng khớp gối tại nhà:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp chăm sóc tại nhà cần thiết ở người sưng khớp gối. Khi nghỉ ngơi, khớp gối sẽ có thời gian phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Theo đó, bạn cần ngưng thực hiện những hoạt động thể thao, vận động mạnh ở đầu gối trong vòng 24 giờ hoặc lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng duỗi thẳng, gập đầu gối nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày để duy trì phạm vi chuyển động, phòng ngừa tình trạng cứng khớp.
  • Chườm lạnh: Liệu pháp chườm lạnh có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến đầu gối, từ đó hạn chế tình trạng sưng, viêm. Bên cạnh đó, điều này còn làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp, ngăn ngừa những tín hiệu đau ở não bộ. Bạn có thể chườm lạnh lên đầu gối từ 20 phút mỗi lần, ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất. Tránh chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Băng nén: Dùng băng có chiều rộng 8 -10cm băng đầu gối để hạn chế đau nhức, sưng ở gối. Tuy nhiên, tránh tình trạng băng đầu gối quá chật vì có thể khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.
  • Nâng cao đầu gối: Biện pháp nâng cao đầu gối giúp làm giảm lưu lượng máu đến đầu gối, giảm sưng, viêm và khó chịu. Bệnh nhân có thể ngồi và kê cao chân bị tổn thương hay nằm và kê chân cao hơn tim để làm giảm các triệu chứng.

Thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà từ 1 – 3 ngày. Nếu cơn đau ở khớp gối không có xu hướng thuyên giảm hoặc tiến triển nặng nề, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Với trường hợp cơn đau ở gối tiến triển nặng nề, các biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng, bác sĩ có thể tư vấn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng, đồng thời cải thiện chức năng vận động ở khớp gối.

Sử dụng thuốc điều trị 
Acetaminophen có tác dụng cải thiện cơn đau cấp tính, ở mức độ nhẹ và trung bình

Dưới đây là một số loại thuốc thường được áp dụng trong điều trị triệu chứng:

  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, gồm naproxen, ibuprofen có thể hỗ trợ giảm đau, sưng viêm hiệu quả.
  • Acetaminophen có tác dụng cải thiện cơn đau cấp tính, ở mức độ nhẹ và trung bình nhưng không có tác dụng giảm sưng viêm.
  • Thuốc salicylat tại chỗ được dùng để bôi trực tiếp lên khu vực da bị ảnh hưởng để kiểm soát sưng, đau nhức. Thuốc được dùng để điều trị cơn đau do viêm khớp gây ra và không dùng trực tiếp lên vùng da có vết thương hở, nhiễm trùng, phát ban.

3. Can thiệp phẫu thuật

Nếu các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng, các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả như mong muốn. Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét can thiệp phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nặng nề.

Một số phương pháp phẫu thuật và biện pháp xâm lấn khác thường được áp dụng trong điều trị tình trạng sưng khớp gối:

  • Chọc hút dịch: Bác sĩ có thể hút dịch, chất lỏng từ khớp nhằm làm giảm áp lực lên khớp gối. Sau khi hút dịch, có thể tiêm corticosteroid vào khớp để chống viêm.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một ống nội soi đưa vào một vết rạch nhỏ ở khớp gối nhằm loại bỏ các mô bị tổn thương, đồng thời điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến đầu gối.
  • Phẫu thuật thay khớp: Trường hợp bị tổn thương khớp gối nghiêm trọng, lúc này bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật thay khớp để phục hồi chức năng vận động, đồng thời phòng ngừa các rủi ro liên quan.

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu nhằm kiểm soát chức năng cũng như sức mạnh của đầu gối.

Sưng khớp gối – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng sưng khớp gối cần được điều trị y tế nguyên nghiệp để phòng tránh các rủi ro liên quan. Bệnh nhân nên chủ động đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên môn khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Khớp gối sưng nghiêm trọng, bất thường rõ rệt
  • Không thể uốn, duỗi thẳng đầu gối
  • Đầu gối đau nhức nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Da đầu gối thay đổi màu, đỏ, nóng
  • Tình trạng sưng đầu gối kéo dài trên 3 ngày

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán nguyên nhân. Việc chủ động thăm khám – chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng tránh các biến chứng nặng nề.

Phòng ngừa sưng khớp gối bằng cách nào?

Tình trạng sưng khớp gối thường liên quan đến chấn thương hoặc một số tình trạng sức khỏe liên quan. Để phòng ngừa cũng như hạn chế các rủi ro liên quan, bạn nên thực hiện những biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, sức khỏe tổng thể và phòng ngừa chấn thương.

Phòng ngừa sưng khớp gối bằng cách nào? 
Thực hiện một số bài tập tác động thấp như thể dục nhịp điệu dưới nước, bơi lội để hạn chế các tổn thương ở khớp gối

Theo đó, người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng này thông qua các biện pháp sau:

  • Tăng cường những cơ xung quanh đầu gối có thể hỗ trợ, làm giảm áp lực lên đầu gối.
  • Bạn nên thực hiện một số bài tập tác động thấp như thể dục nhịp điệu dưới nước, bơi lội để hạn chế các tổn thương ảnh hưởng đến khớp gối
  • Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế những tổn thương, hao mòn, đồng thời phòng ngừa nguy cơ sưng khớp gối.

Bị sưng khớp gối là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Hầu hết những trường hợp khởi phát triệu chứng đều kiểm soát tốt nếu được thăm khám và điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...