
Sôi Bụng Đau Dạ Dày Do Đâu? Cảnh Báo 7 Bệnh Nguy Hiểm
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sôi bụng đau dạ dày là hiện tượng thường liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa, gây nhiều khó chịu cho người mắc. Không chỉ vậy, đây cũng là tín hiệu cơ thể lên tiếng, cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây sôi bụng đau dạ dày
Bệnh lý đau dạ dày thường kèm theo nhiều triệu chứng, trong đó có bụng sôi, phát ra tiếng lục bục bất thường, thể hiện rõ nhất khi cơ thể trong trạng thái đói hoặc sau vài giờ ăn.
Tiếng sôi bụng là âm thanh được tạo ra do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn tại ruột. Các cơ co bóp này diễn ra từng đợt, có nhiệm vụ đẩy thức ăn và khí đi trong ống tiêu hóa để các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến sôi bụng đau dạ dày được giải thích là do hệ tiêu hóa hoạt động, thức ăn khó được phân giải gây khó tiêu, sinh ra nhiều hơi trong bụng, kèm theo đó là các biểu hiện như đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,…
Xem thêm: Đau Dạ Dày Kèm Tiêu Chảy Là Do Đâu? Làm Gì Để Khắc Phục?

Đau dạ dày sôi bụng nguy hiểm không? Cảnh báo 7 bệnh lý có thể gặp
Nếu xét trong thời gian ngắn, sôi bụng đau dạ dày không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời chắc chắn sẽ phát sinh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý dễ phát sinh triệu chứng đau dạ dày, sôi bụng, khó tiêu.
- Đau dạ dày tá tràng: Khi chế độ ăn uống thiếu khoa học thường dẫn đến đau dạ dày tá tràng. Bệnh lý này cũng có thể phát sinh triệu chứng bụng sôi òng ọc, kèm theo đó là đầy bụng, khó tiêu, đau rát thượng vị.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Sự tấn công của vi khuẩn Hp gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày, khiến vấn đề tiêu hóa thức ăn bị giảm công suất. Chính vì vậy, người bệnh thường bị sôi bụng, đồng thời xuất hiện các cơn đau dạ dày.
- Tắc nghẽn đường ruột: Tắc nghẽn đường ruột hình thành do nhiều nguyên nhân như xoắn bụng, có mô sẹo ở bụng,… Khi bị bệnh lý này, người bệnh sẽ có nhiều triệu chứng như sôi bụng kèm cơn đau dạ dày, đầy bụng, tiêu chảy,…
- Viêm loét dạ dày: Sôi bụng thường xuyên là một trong những triệu chứng của bệnh lý loét dạ dày. Lúc này, bạn cần nhanh chóng điều trị trước khi các ổ viêm loét dạ dày lan rộng, khiến bệnh trở nặng, mất nhiều thời gian điều trị hơn.
- Xuất huyết dạ dày: Với bệnh lý này, ngoài sôi bụng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như nôn ra máu, phân đen, đau bụng,…
- Chấn thương bụng: Khi bạn bị chấn thương một cơ quan nào đó trong hệ tiêu hóa, điều này làm cản trở quá trình lưu thông khí, tạo âm thanh sôi bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể bị buồn nôn, sốt, đi tiểu ra máu,…
Sôi bụng đau dạ dày biểu hiện như thế nào
Tình trạng sôi bụng thông thường có thể do ăn uống không được đảm bảo, ăn quá nhanh, nhai không kỹ hoặc sử dụng quá nhiều bia rượu, chất kích thích. Tuy nhiên, nếu đây là biểu hiện của đau dạ dày thì ngoài sôi bụng, người bệnh còn gặp phải những biểu hiện sau:
Sôi bụng và có cảm giác cồn cào
Khi xuất hiện cơn đau dạ dày sôi bụng, bạn sẽ thấy xuất hiện những tiếng kêu lục bục trong bụng, đồng thời có cảm giác đói và cồn cào ruột gan. Lúc này, lượng dịch vị trong dạ dày tiết nhiều hơn thông thường, gây nên cảm giác đói bụng rõ rệt.
Mệt mỏi, chán ăn
Những cơn đau dạ dày sôi bụng liên tục xuất hiện, kèm theo hàng loạt triệu chứng đau bụng, chướng bụng,… gây cảm giác chán ăn, kém ăn, cơ thể thiếu chất suy nhược, sụt cân đột ngột.

Đau bụng
Triệu chứng đau bụng ở những bệnh nhân bị mắc bệnh lý dạ dày thường xuyên xuất hiện và là những cơ đau quặn hoặc đau âm ỉ xen kẽ nhau. Nguyên nhân là bởi lượng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường gây kích thích co bóp dạ dày. Hoạt động này tác động mạnh lên các vết viêm loét niêm mạc tạo nên cảm giác đau.
Ngoài ra, tình trạng dạ dày và ống tiêu hóa quá nhiều khí cũng sẽ gây đau bụng. Cơ đau sẽ được giảm bớt khi người bệnh đi tiểu tiện hoặc đại tiên bởi giảm được áp lực đè lên hệ tiêu hóa.
Chướng bụng
Khi bị đau dạ dày sôi bụng, hầu hết người bệnh sẽ thường xuyên phải “đụng mặt” với triệu chứng chướng bụng. Bởi khi hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng hoạt động kém đi, thức ăn sẽ không thể bị phân giải hoàn toàn, bị lưu trữ lâu ngày trong dạ dày sẽ lên men và sinh khí. Một phần của lượng khí này sẽ được đẩy xuống ruột khiến người bệnh chướng bụng khó chịu.
Biện pháp chẩn đoán sôi bụng đau dạ dày
Trong trường hợp sôi bụng đau dạ dày kéo dài, tiến triển lên mức độ nặng kèm theo các những biểu hiện khó chịu,…. bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá mức độ bệnh. Cụ thể, một số xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán sôi bụng đau dạ dày như sau:
- Nội soi dạ dày – đường ruột: Đây là phương pháp phổ biến nhất được chỉ định chẩn đoán sôi bụng, được thực hiện bằng cách đưa 1 ống dẫn có lắp camera vào dạ dày thông qua đường họng.
- CT Scan: Đây là phương pháp được chỉ định để kiểm tra hình ảnh vùng bụng, giúp phát hiện được các bất thường của dạ dày, ruột,… Đặc biệt, CT Scan có thể phát hiện chính xác dấu hiệu của ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm máu: Các chỉ số được cung cấp trong kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được chi tiết tình trạng viêm loét, tổn thương dạ dày.
Bước thực hiện biện pháp chẩn đoán bệnh vô cùng quan trọng giúp bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh từ đó xây dựng một phác đồ điều trị bệnh sôi bụng do bị đau dạ dày phù hợp và hiệu quả cao nhất.

Cách chữa đau dạ dày bụng sôi hiệu quả
Khi bị đau dạ dày kèm sôi bụng có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế để được kiểm tra chuyên sâu và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đối với trường hợp chỉ có biểu hiện sôi bụng thì bạn không cần quá lo lắng, để bệnh thuyên giảm, có thể áp dụng một số cách chữa đai dạ dày sôi bụng dưới đây do các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ.
Áp dụng các mẹo dân gian
Các mẹo dân gian được áp dụng phổ biến nhất bởi hiệu quả tốt, lại sử dụng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, vô cùng lành tính, lại rất tiết kiệm.
Uống nước
Cơ sôi bụng do đau dạ dày có thể được dịu nhanh bằng cách uống nhiều nước ấm. Nước giúp làm loãng lượng acid trong dạ dày, giảm sự kích thích co bóp. Đặc biệt, nước còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ổn định trở lại, giảm sôi bụng và thúc đẩy phục hồi viêm loét hay các tổn thương trong dạ dày.
Theo đó, người bệnh nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Đối với những người đặc thù phải hoạt động nhiều hoặc thường xuyên làm việc ngoài trời thì nên gia tăng linh hoạt lượng nước trong ngày.

Ăn nhẹ để giảm tình trạng sôi bụng
Âm thanh sôi bụng phát ra cũng có thể do tình trạng bụng rỗng, đói. Để giảm tình trạng này và phòng ngừa các cơn đau bụng xuất hiện, bạn có thể ăn nhẹ 1 bữa với các món ăn như: Bánh ngũ cốc, cháo, sinh tốt, sữa hạt, hoa quả mix sữa chua,…
Trong trường hợp sôi bụng thường xuyên xuất hiện trong cùng 1 khung giờ hằng ngày, điều này là dấu hiệu cơ thể có nhu cầu bổ sung thêm bữa phụ. Vậy nên thay vì 3 bữa/ngày, bạn có thể chia ra làm 4 – 5 bữa nhỏ. Điều này cũng được các bác sĩ đánh giá cao trong hiệu quả điều trị bệnh dạ dày vì giúp giảm áp lực tiêu hóa quá nhiều thức ăn trong 1 bữa khiến dạ dày mệt mỏi, lâu phục hồi cơ thể.
Uống nước gạo rang
Trong gạo tẻ có chứa các hoạt chất giúp hình thành lớp màng mỏng tại dạ dày, ngăn cản sự tác động của acid dịch vị và vi khuẩn hp. Đặc biệt, lượng lớn tinh bột và chất xơ trong gạo có khả năng cân bằng độ pH trong dịch vị, hỗ trợ phân giải thức ăn tốt hơn. Đồng thời, uống nước gạo rang có tác dụng làm sạch đường ruột, nhờ đó cải thiện hệ tiêu hóa, chữa sôi bụng, đầy bụng hiệu quả.
- Cách thực hiện: Vo sạch 100g gạo tẻ (hoặc gạo lứt), để ráo nước. Sau đó làm nóng chảo và cho gạo vào rang thơm, chuyển màu vàng thì tắt bếp. Sau đó, cho gạo đã rang vào 1 lít nước, đun trên ngọn lửa nhỏ đến khi sôi, chờ đến khi nước cạn còn 1 nửa sẽ tắt bếp, rót nước gạo ra cốc và thưởng thức.
- Tần suất sử dụng: Nên uống nước gạo rang sau bữa ăn, uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, thực hiện đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh đau dạ dày giảm rõ rệt, triệu chứng sôi bụng, chướng bụng được “xóa sổ”.

Dùng tỏi trị sôi bụng đau dạ dày
Thành phần dinh dưỡng của tỏi có ngoài vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa còn có các chất kháng sinh tự nhiên mạnh như allicin, glucogen, fitonxit,…giúp cải thiện tiêu hóa một cách hiệu quả, ngăn chặn xuất hiện các triệu chứng sôi bụng, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng,…
- Cách 1: Gói 1 củ tỏi vào giấy bạc rồi mang đi nước. Sau đó bọc tỏi đã nước chín trong miếng vải mỏng và chườm lên bụng trong khoảng 15 phút để giải phóng lượng khí tồn đọng trong ruột. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, vào thời điểm trước khi đi ngủ để hiệu quả phát huy tốt nhất.
- Cách 2: Bạn bóc vỏ và xay nhuyễn từ 3 – 4 tép tỏi cùng 1 ít nước. Lấy vải mỏng vắt lấy nước cốt tỏi và uống trực tiếp. Nếu quá hăng thì bạn có thể pha loãng cũng nước ấm, thêm 1 thìa mật ong để uống. Nên uống 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng giảm cơn đau bụng, sôi bụng, chướng bụng.
Đau dạ dày bị sôi bụng nên dùng củ gừng
Gừng từ lâu đã được đưa vào các bài thuốc trị bệnh dạ dày, giúp hạn chế được tình trạng ruột bị kích thích, giảm nhanh các triệu chứng sôi bụng, chướng bụng, khó tiêu,… Hiệu quả này có được nhờ gừng chứa các chất chống oxy hóa, chất kháng viêm và chống viêm loét rất tốt. Có nhiều cách giảm sôi bụng đau dạ dày bằng củ gừng như sau:
- Cách 1: Giã nhuyễn 1 củ gừng tươi rồi mang đi sao nóng trong chảo với ngọn lửa nhỏ. Sau đó bọc phần gừng đã sao vào vải mềm và chườm ở vùng thượng vị trong khoảng 30 phút. Nếu gừng hết nóng nhanh, bạn có thể sao lại và tiếp tục chườm.
- Cách 2: Cho 3 – 4 lát gừng vào ly nước sôi, đậy kín và hãm trong 15 phút. Sau đó cho thêm 1 thìa mật ong, 2 thìa cốt chanh, khuấy đều rồi uống từ từ từng ngụm.
- Cách 3: Giã nhuyễn 1 củ gừng rồi lọc lấy nước cốt, pha cùng 150ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống trước bữa ăn.

Điều trị sôi bụng với thuốc Tây y
Với tình trạng sôi bụng nặng hơn, bệnh nhân thường được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc tây. Một số loại thuốc phổ biến như:
- Spasmaverine: Có tác dụng giảm các cơn co thắt ruột, sôi bụng đau dạ dày.
- Actapulgite: Sử dụng khi người bệnh bị sôi bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
- Ciprofloxacin: Được kê đơn trong trường hợp người bệnh bị sôi bụng do rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra còn có một số loại thuốc kháng sinh kháng chống sôi bụng hiệu quả. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào thì người bệnh chỉ sử dụng khi được chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn về liều lượng, cách sử dụng, liệu trình bao lâu, không tự ý tăng giảm lượng thuốc để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Sử dụng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y đều có thành phần 100% dược liệu thiên nhiên nên hiệu quả thường chậm hơn so với sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên lại vô cùng lành tính, kiên trì sử dụng kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học chắc chắn trị khỏi sôi bụng đau dạ dày.
- Bài thuốc Cao Bình Vị: Bài thuốc này cần các nguyên liệu gồm bồ công anh, lá khôi, cỏ mực, mơ tam thể, mai mực, dạ cầm, xích đồng, tơ hồng xanh. Đem sắc cùng nước uống từ 2 – 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị: Gồm các dược liệu Cây khem vàng, Chỉ xác, Xuyên khung, Sài hồ bắc, Huyền hồ, Chỉ thực, Ô tặc cốt, Hương phụ, Khôi nhung. Bạn đem toàn bộ nguyên liệu sắc với nước và uống trong ngày.

Cách phòng ngừa sôi bụng đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Để đảm bảo phòng ngừa sôi bụng đau dạ dày hình thành hoặc tái phát, dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe:
- Để phòng ngừa sôi bụng đau dạ dày, bạn cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường bổ sung thực phẩm dễ tiêu, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin; Không ăn đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ ăn cay nóng dầu mỡ.
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, nhai kỹ để thức ăn dễ được tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày và đường ruột.
- Tránh để bụng trong trạng thái quá đói, đồng thời cũng không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá.
- Sinh hoạt theo chế độ khoa học, tuyệt đối không thức khuya, không làm việc quá sức, cần để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.
- Tránh căng thẳng stress kéo dài, cần giữ tâm trạng luôn trong trạng thái thoải mái, lạc quan.
- Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể tăng đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giải phóng khí thừa, giảm tình trạng sôi bụng.
Sôi bụng đau dạ dày có thể chỉ là một bệnh lý đơn giản ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt chưa khoa học,, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy nên, ngay khi có những biểu hiện bất thường của sức khỏe, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!