Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có kinh – Phòng ngừa viêm nhiễm

Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh là vấn đề được nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản quan tâm. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện trong 3 – 4 ngày trước khi ngày hành kinh bắt đầu. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có thể xuất hiện một số biểu hiện khác đi kèm.

Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?

Huyết trắng (khí hư) là dịch tiết từ âm đạo, hoạt động như một chức năng vệ sinh trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Những chất lỏng được tạo ra bởi tuyến yên bên trong cổ tử cung, âm đạo, có nhiệm vụ mang những tế bào chết, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Điều này giúp âm đạo luôn sạch sẽ, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có kinh - Phòng ngừa viêm nhiễm
Thông thường, hiện tượng này xuất hiện trong 3 – 4 ngày trước khi ngày hành kinh bắt đầu

Hầu hết nữ giới đều gặp phải tình trạng tiết chất dịch màu kem trước chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, điều này được xem là bình thường và không phải là dấu hiệu quan trọng hoặc liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen thay đổi nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiết nhiều khí hư, ẩm ướt vùng kín. Thông thường, cơ thể nữ giới có thể tiết khoảng 1 muỗng cà phê chất nhầy mỏng hoặc dày, màu sắc trắng, trong suốt, màu nâu và không mùi.

Vậy “Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?”. Thông thường, ra huyết trắng có thể xuất hiện trong 3 – 4 ngày trước khi bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, biểu hiện này xuất hiện trong 3 – 4 ngày sau khi những ngày hành kinh kết thúc.

Thực tế, khi sắp có kinh cơ thể của nữ giới có thể tăng tiết dịch âm đạo lên đến 30 lần lượng dịch tiết hàng ngày. Lượng dịch tiết thường mỏng, trơn, có màu trắng trứng, trơn, mỏng. Điều này giúp tinh trùng di chuyển đến trứng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một số triệu chứng và dấu hiệu sắp có kinh khác thường bao gồm:

  • Nổi mụn cằm, trán, những bộ phận khác trên khuôn mặt
  • Vú sưng đau, nhất là ở núm vú
  • Trọng lượng cơ thể tăng do tích nước bên trong cơ thể
  • Đau bụng kinh
  • Đau khớp, đau cơ
  • Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Không dung nạp rượu

Trong một số trường hợp, một số biểu hiện sắp có kinh có xu hướng tiến triển nặng nề hơn, gây cản trở nên sinh hoạt hàng ngày.

Ra huyết trắng trước chu kỳ kinh nguyệt là do đâu?

Dịch tiết âm đạo trước chu kỳ kinh nguyệt chính là tế bào được thải ra từ âm đạo, thường có màu trắng, hơi vàng. Trong thời điểm này, cơ thể có xu hướng tăng nồng độ estrogen, dịch tiết âm đạo nhiều hơn và loãng như nước. Điều này có tác dụng bôi trơn, đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn từ âm đạo.

Hơn nữa, dấu hiệu này còn giúp nữ giới dễ dàng hơn trong việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng ra huyết trắng trước khi có kinh có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Chức năng sinh sản bình thường

Như đã đề cập, tiết dịch âm đạo màu trắng thường xuất hiện ở đầu và cuối kỳ kinh nguyệt. Chất dịch này thường có kết cấu như lòng trắng trứng, mỏng, co giãn và không có mùi hôi.

Chức năng sinh sản bình thường
Nhờ vào kết cấu trơn và mỏng, dịch tiết này có thể tạo môi trường thuận lợi cho một số tư thế quan hệ tình dục

Do có kết cấu trơn và mỏng, dịch tiết này có thể tạo môi trường thuận lợi cho một số tư thế quan hệ tình dục, hạn chế ma sát, đau rát, khó chịu.

2. Ảnh hưởng của việc kiểm soát sinh sản nội tiết

Khi thực hiện các biện pháp kiểm soát sản sinh nội tiết, trong đó có thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng nhiều huyết trắng trước chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, sự gia tăng chất thải âm đạo này thường ảnh hưởng từ nồng độ hormone estrogen.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là tác dụng phụ thường gặp khi áp dụng biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tháng, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp tránh thai khác.

3. Bị nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men, trong đó thường gặp nhất là nhiễm nấm Candida có thể làm tăng tiết dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, chất dịch âm đạo có thể liên quan đến nhiễm trùng nấm men thường có màu trắng, dày, giống như phô mai hoặc vón cục như bã đậu.

Bị nhiễm trùng nấm men
Nhiễm nấm Candida có thể làm tăng tiết dịch âm đạo trong suốt chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh đó, các biểu hiện khác có thể bao gồm:

  • Đau ở âm đạo hoặc cửa âm đạo
  • Ngứa, đau rát hoặc kích ứng âm đạo, âm hộ, những mô xung quanh âm đạo
  • Nóng rát âm đạo khi đi tiểu
  • Dịch tiết âm đạo màu trắng, dày, không có mùi
  • Nổi mẩn đỏ xung quanh âm đạo

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với nhiễm trùng nấm men. Thuốc thường được dùng ở dạng đường thuốc và thuốc thoa âm đạo. Đôi khi, tình trạng này có thể tiến triển nghiêm trọng, tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện như đỏ, sưng, nứt hoặc loét da. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý trở nên nghiêm trọng.

4. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên và ít gặp hơn ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục.

Bệnh lý có thể tăng nguy cơ khởi phát khi mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, viêm âm đạo không được xem là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị viêm âm đạo. Biểu hiện phổ biến thường ra huyết trắng nhiều, mỏng, loãng như nước, có màu trắng hoặc màu xám. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm ngứa quanh hoặc bên trong âm đạo, nóng rát khi đi tiểu.

Bên cạnh đó, có khoảng 50 – 75% phụ nữ bị viêm âm đạo không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nà. Bệnh lý nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và nhiễm HIV. Chính vì vậy, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bị viêm âm đạo, chị em cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

5. Nhiễm trùng qua đường tình dục

Một số bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể gây thay đổi tính chất cũng như màu sắc ở dịch tiết âm đạo. Những bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục thường gặp, bao gồm chlamydia, trichomonas, lậu.

Nhiễm trùng qua đường tình dục
Một số bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể gây thay đổi tính chất cũng như màu sắc ở dịch tiết âm đạo

Những bệnh lý này có thể làm tăng lượng huyết trắng trước ngày hành kinh. Bên cạnh đó, trường hợp bị lậu, chlamydia có thể gây ra tình trạng khí hư có màu vàng, tương tự như mủ. Trong khi đó, Trichomonas có thể gây khí hư màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Tuy nhiên, thông thường những bệnh lý này không gây ra các triệu chứng khác.

Nhiễm trùng qua đường tình dục có thể phát sinh nhiều rủi ro và biến chứng nặng nề. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn hoặc có nhiều bạn tình, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

6. Mang thai

Tình trạng huyết trắng ra nhiều trước chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Những dấu hiệu kinh nguyệt, mang thai thường khó phân biệt. Tuy nhiên, dịch tiết âm đạo khi mang thai thường đặc và dày hơn so với bình thường.

Một số dấu hiệu thai kỳ sớm khác, bao gồm:

  • Có xuất hiện đốm máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh. Máu thường là dấu hiệu nhận biết khi bào thai làm tổ, bám vào thành tử cung. Theo đó, hiện tượng này thường xuất hiện sau 6 – 12 tuần kể từ khi thụ tinh.
  • Vú bị sưng đau hoặc mềm ở đầu vú. Bên cạnh đó, một số thai phụ có cảm giác nặng ngực hơn hoặc mềm mại khi chạm vào
  • Mệt mỏi bất thường thường xảy ra khi thụ thai được 1 tuần. Nguyên nhân là do nồng độ progesterone tăng cao, lượng đường trong máu thấp dẫn đến hạ huyết áp.
  • Ốm nghén, buồn nôn là những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến
  • Mất kinh nguyệt
  • Thường xuyên đi tiểu hơn vào tuần thứ 6 hoặc thứ 8 của thai kỳ
  • Táo bón
  • Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thường do hạ huyết máu, giãn mạch máu

Phòng ngừa viêm nhiễm khi ra huyết trắng trước kỳ kinh

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, huyết trắng trước chu kỳ kinh nguyệt không cần điều trị bởi đây được xem là hiện sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng dịch tiết âm đạo ra nhiều có thể gây ẩm ướt, khó chịu ở vùng kín, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây ra bệnh huyết trắng cũng như một số bệnh phụ khoa khác.

Phòng ngừa viêm nhiễm khi ra huyết trắng trước kỳ kinh 
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

Do đó, chị em cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:

  • Giữ vệ sinh vùng kín để hạn chế tình trạng ẩm ướt, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn
  • Chọn mặc quần lót có chất liệu cotton thoáng khí, hạn chế những loại quần bó sát, có chất liệu tổng hợp. Điều này có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh trong những ngày huyết trắng ra nhiều
  • Cần lau từ trước ra sau khi tiểu và đại tiện. Thói quen này có thể hạn chế vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến âm đạo.
  • Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo và hạn chế dùng tampon. Bởi điều này có thể làm mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây hại.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?” cũng như một số vấn đề liên quan. Có thể nhận thấy, hiện tượng ra huyết trắng trước kỳ kinh là bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này đi kèm với một số biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...