Phồng Lồi Đĩa Đệm có nguy hiểm Không? Chữa khỏi được không?

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Đây là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Trường hợp không phát hiện sớm, phồng lồi đĩa đệm chuyển nặng có thể phát sinh nhiều biến chứng.

Tổng quan về tình trạng phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm được xem là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xuất hiện khi các bao xơ bên ngoài đĩa đệm suy yếu khiến nhân nhầy bên trong tràn ra. Chúng vẫn nằm trong bao xơ, tuy nhiên sẽ làm đĩa đệm bị phồng lồi ra ngoài, tổn thương kéo dài có thể gây chèn ép các rễ thần kinh xung quanh.

Tổng quan về tình trạng phồng lồi đĩa đệm
Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng xương khớp được đánh giá là giai đoạn tiền thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, người làm việc nặng nhọc thường xuyên, đã trải qua chấn thương cột sống,… Trong đó, yếu tố tuổi tác thường gặp nhất. Người có tuổi càng cao, chức năng xương khớp suy yếu dần, lúc này các nhân nhầy đĩa đệm cột sống có thể tràn ra gây phồng lồi đĩa đệm.

Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như:

  • Đau lưng, đặc biệt cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động hoặc hắt hơi.
  • Chân tay yếu, thường xuyên có cảm giác tê bì, cơ lưng co thắt bất thường.
  • Suy giảm khả năng vận động ở các vị trí như đầu gối, chân, mắt cá chân. Điều này khiến người bệnh khó khăn khi đi lại.
  • Đau thần kinh tọa, ngứa và đau râm ran ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ.
  • Khả năng kiểm soát bàng quang, ruột suy giảm.

Như đã đề cập, tình trạng phồng lồi đĩa đệm có thể là cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn khởi phát. Người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe tổng thể.

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phồng lồi đĩa đệm xuất hiện do sự suy yếu của bao xơ, khiến nhân nhầy lồi ra bên trong đĩa đệm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tại khu vực cột sống thắt lưng và cổ. Đây là một trong những dạng tổn thương đĩa đệm thường gặp, được đánh giá là thể nhẹ của chứng thoát vị đĩa đệm.

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?
Tình trạng phồng lồi đĩa đệm ngày càng nặng gây chèn ép thần kinh, phát sinh nhiều biến chứng

Trường hợp người bệnh phát hiện sớm, đồng thời điều trị bằng biện pháp phù hợp có thể khắc phục an toàn. Tuy nhiên, do nhiều bệnh nhân chủ quan, không khám chữa sớm khiến hiện tượng phồng lồi đĩa đệm trở nên nặng nề hơn. Lúc này người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng, đặc biệt là khả năng gây bại liệt, tàn phế và mất khả năng vận động vĩnh viễn.

Mỗi giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng đặc trưng. Người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần quan sát cơ thể và sớm thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của bệnh, bạn đọc cần lưu ý:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu trượt ra khỏi vị trí khiến người bệnh cảm thấy một vài cơn đau nhẹ, tuy nhiên không đáng kể. Cũng chính vì điều này mà nhiều bệnh nhân không phát hiện bệnh từ sớm.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm bắt đầu phồng lớn hơn, các dây thần kinh xung quanh bắt đầu bị chèn ép. Cơn đau nhức khó chịu ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn 3: Sự phình giãn bao xơ đĩa đệm cho nhân nhầy tràn ra khiến cho các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép nhiều hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau đớn dữ dội, đau lan xuống chân, phần hông khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, vận động.
  • Giai đoạn 4: Dây thần kinh bị chết dần do sự chèn ép kéo dài của tình trạng phồng lồi đãi đệm. Người bệnh mất dần cảm giác, không còn khả năng cử động, di chuyển chân.

Tùy mức độ phồng lồi mà người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề khác nhau. Trường hợp không sớm can thiệp, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm kể trên. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bên cạnh thắc mắc: “Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?”, người bệnh còn quan tâm đến việc chứng bệnh này có chữa khỏi được không. Theo các chuyên gian, hiện tượng phồng lồi đĩa đệm có thể là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Phát hiện bất thường càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao.

Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thăm khám bác sĩ, kiểm tra tình trạng đĩa đệm để có hướng điều trị phù hợp

Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn đọc nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện bệnh, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Các cách chữa phồng lồi đĩa đệm hiện nay được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc tây:

Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu cho bệnh nhân, ngoài ra còn giúp giảm cứng khớp, căng cơ. Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, thuốc được chỉ định phù hợp.

Người bệnh nên tuân thủ liều dùng của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bừa bãi. Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị, chẳng hạn như hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,…

  • Dùng mẹo dân gian:

Các phương pháp dân gian dùng nguyên liệu thiên nhiên giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau cơ, cứng khớp, nhức mỏi cột sống khó chịu. Cách thảo dược được dùng lành tính, ít gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.

Tuy nhiên, do nguyên liệu thảo dược nên đòi hỏi người bệnh phải dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, mẹo chữa chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải là giải pháp chữa dứt điểm phồng lồi đĩa đệm.

Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa tại nhà, người bệnh nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để cơ thể cải thiện, tăng đề kháng giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Trường hợp cơn đau mỏi tiếp tục kéo dài không khỏi, người bệnh nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra, tìm cách điều trị phù hợp.

  • Vật lý trị tiệu:

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phồng lồi đĩa đệm duy trì hoạt động của cột sống lưng. Các phương pháp giúp hỗ trợ giảm đau, đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu, chẳng hạn châm cứu, massage, bấm huyết, tập vận động trị liệu,..

  • Sử dụng thuốc Đông y:

Chữa phồng lồi đĩa đệm bằng các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân bốc thang thuốc phù hợp, giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời bồi bổ và phục hồi sức khỏe tổng thể.

Đa phần thuốc Đông y đều lấy nguyên liệu từ thiên nhiên, do đó thuốc khá lành tính, an toàn, ít nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý sử dụng bừa bãi để giảm rủi ro phát sinh hiện tượng tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.

Bên cạnh đó, để việc điều trị hiệu quả, an toàn, người bệnh nên tìm hiểu địa chỉ khám chữa Đông y uy tín, chất lượng. Không nên đến các cơ sở không rõ thông tin để tránh gặp phải các rủi ro nguy hiểm.

Như vậy, đối với tình trạng phồng lồi đĩa đệm nói riêng và các vấn đề xương khớp nói chung khác, nếu phát hiện sớm, khả năng điều trị càng cao. Do đó bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh từ giai đoạn khởi phát để tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa nhiều biến chứng không mong muốn khác.

Chăm sóc và phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Trường hợp không kiểm soát, tình trạng phồng lồi kéo dài có thể nằm chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, phát sinh nhiều biến chứng. Vì thế, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt.

Chăm sóc và phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm
Chăm sóc cơ thể, tập luyện thể dục, ăn uống đều độ phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách, phòng ngừa tình trạng phồng lồi đĩa đệm tái phát. Một số lưu ý như sau:

  • Thay đổi thói quen làm việc, điều chỉnh tư thế ngồi, đứng phù hợp hơn, luôn giữ thẳng lưng. Sau 1 – 2 tiếng ngồi một chỗ bạn cần đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Thời gian không cần nhiều, chỉ cần bỏ ra 3 – 5 phút. Không nên ngồi một chỗ quá lâu khiến máu huyết trì trệ, phát sinh các vấn đề xương khớp.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, bưng bê các đồ vật quá lớn so với trọng lượng cơ thể. Làm việc quá sức trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Không chỉ tác động trực tiếp đến xương khớp, làm việc quá nặng khiến cơ thể, hệ thần kinh, tim mạch,… suy giảm chức năng, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung vitamin D qua tắm nắng sớm. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, chứa nhiều chất béo có hại.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe đồng thời còn giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bị phồng lồi đĩa đệm. Mỗi ngày dành ra 15 – 30 phút tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường lưu thông máu, tránh cứng cơ, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Điều trị các bệnh lý đang gặp phải theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc tân dược hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng.
  • Bổ sung đủ nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá. Có thể bổ sung xen kẻ các loại nước ép hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?”. Việc phát hiện, thăm khám sớm giúp bạn tìm ra nguyên nhân và kịp thời can thiệp, phòng tránh nhiều biến chứng hại sức khỏe. Do đó, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện đau mỏi bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Mới đây, đoàn nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã phát hiện và nghiên cứu thành công bộ đôi cây thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức. Kết quả nghiên cứu khiến nhiều chuyên gia xương khớp không khỏi bất ngờ. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...