Phế Quản Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo Hệ Thống Phế Quản Ở Người

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Phế quản là cơ quan trực thuộc hệ hô hấp dưới có vai trò quan trọng trong việc lọc không khí và dẫn khí xuống phổi. Do đó, bộ phận này thường rất dễ bị tác nhân gây hại trong không khí tấn công gây viêm nhiễm, phù nề.

Phế quản là gì? Vị trí

Hệ hô hấp đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn khí và trao đổi khí giúp duy trì sự sống cho các tế bào bên trong cơ thể.

Phế quản là gì? Tìm hiểu cấu tạo hệ thống phế quản ở người
Phế quản là cơ quan trực thuộc hệ hô hấp dưới có vai trò quan trọng trong việc lọc không khí và dẫn khí xuống phổi

Theo đó, hệ hô hấp ở người bao gồm hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới.

  • Hệ hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản,.. có nhiệm vụ và chức năng lấy không khí, lọc không khí trước khi đi vào hệ hô hấp dưới.
  • Hệ hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản, phế nang, màng phổi và phổi có nhiệm vụ chính là dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí. Trong hệ hô hấp dưới, phế quản giữ vai trò quan trọng trong việc lọc khí, dẫn khí xuống phổi.

Phế quản là ống dẫn khí nằm ở hệ hô hấp dưới, tiếp nối phía dưới của khí quản, ngang mức đốt sống ngực 4, 5 sau đó phân chia thành những nhánh nhỏ đi sâu vào phổi tạo thành cây phế quản. Theo giải phẫu học, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, cơ quan được chia thành phế quản chính trái và phế quản chính phải có chức năng dẫn khí vào phổi. Hai phế quản này tạo thành một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường to hơn, ngắn hơn và dốc hơn phế quản chính trái nên khi có dị vật thì thường rơi vào phổi phải.

Cấu tạo hệ thống phế quản ở người

Theo các chuyên gia, cấu tạo phế quản ở người bao gồm cấu trúc hệ thống, cấu tạo mô học và giải phẩu tường phế quản. Cụ thể:

1. Cấu trúc hệ thống

Như đã đề cập, cơ quan này được chia thành 2 nhánh chính ở bên phải và bên trái có nhiệm vụ chính là dẫn khí vào phổi. Khi giải phẫu vào phế quản chính trái và phế quản chính phải sẽ chia thành các thuỳ nhỏ hơn.

Dưới đây là cấu trúc hệ thống của cơ quan:

  • Phế quản chính trái: Kích thước thường nhỏ hơn so với nhánh bên phải nhưng lại dài hơn khoảng 5cm. Cơ quan này sẽ đi vào gốc phổi bên trái ở đối diện đốt sống ngực. Đồng thời đi qua dưới vòm động mạch chủ, phía trước thực phản, ống lồng ngực giảm dần và động mạch chủ. Phế quản chính trái tiếp tục chia thành 2 nhánh nhỏ là thuỳ trên và thuỳ dưới.
  • Phế quản chính phải: Cơ quan này có vị trí thẳng đứng và ngắn hơn so với nhanh trái. Theo đó, chiều dài trung bình của phế quản chính phải khoảng 10.9cm. Bộ phận này sẽ xâm nhập đến gốc phổi tại đốt sống ngực thứ năm. Nhiệm vụ chính là cung cấp không khí cho 3 thuỳ ở phổi phải.

Mỗi phân đoạn của phế quản phổi là một bộ phận của phổi được tách ra khỏi phần còn lại bởi vách ngăn của mô liên kết. Đây được xem là lợi thế trong phẫu thuật bởi ở một phân đoạn có thể được loại bỏ dễ dàng mà không ảnh hưởng đến những phân đoạn gần đó.

Cấu trúc hệ thống
Cơ quan này được chia thành 2 nhánh chính ở bên phải và bên trái có nhiệm vụ chính là dẫn khí vào phổi

Có 8 đoạn phế quản phổi ở phổi trái (4 ở thùy trên và 4 ở thùy dưới) và 10 đoạn ở phổi phải (3 thuỳ trên, 5 thuỳ dưới và 2 thuỳ giữa). Trong quá trình phát triển, ban đầu có 10 đoạn tại mỗi phổi nhưng do phổi bên trái chỉ có 2 thuỳ, do đó 2 cặp phân đoạn phế quản hợp nhất nhằm tạo ra 8 phân đoạn và tương ứng với 4 phân đoạn của mỗi thuỳ.

Trong từng phân đoạn được chia thành nhiều tiểu phế quản nhỏ và phế quản cuối. Sau khi được hình thành phế quản hô hấp thì tiếp tục chia thành 2 – 11 ống phế nang (đây là đơn vị giải phẫu cơ bản trong trao đổi khí). Theo đó, mỗi ống phế nang có 5 -6 túi.

2. Cấu tạo mô học

Cấu tạo hệ thống phế quản ở người là hệ thống có hình ống lăng trụ và có cấu tạo khác nhau trong suốt chiều dài của cây phế quản. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống này đều có cấu tạo gồm những lớp cơ bản như: Niêm mạc, lớp đệm, lớp cơ trơn, lớp sụn và tuyến.

  • Niêm mạc: Niêm mạc được cấu tạo gồm lớp biểu mô trụ giả tầng trên có các lông chuyển. Khi không khí đi qua phế quản, vi khuẩn, bụi bẩn, virus gây hại sẽ bị các lông chuyển này giữ lại và đẩy ra bên ngoài thông qua phản xạ ho.
  • Lớp đệm: Đây chính là lớp mô liên kết thưa
  • Lớp cơ trơn: Lớp cơ trơn còn có tên gọi là cơ Reissesen. Những cơ này có tác dụng làm giãn nở giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn.
  • Lớp sụn và tuyến: Lớp sụn và tuyến được cấu tạo với những mảnh sụn cùng tuyến tiết ra dịch nhầy để hỗ trợ chức năng lọc và lưu thông không khí vào phổi, ra ngoài.

3. Giải phẫu tường phế quản

Tương tự với khí quản, phế quản được bao quanh bởi các vòng sụn hình chữ C. Tuy nhiên, ở những ống phế quản nhỏ hơn thường có những tấm sụn không đều thay vì những vòng hỗ trợ chúng. Các cấu trúc sụn này kết hợp với một lớp các dải cơ trơn nhằm kiểm soát đường kính lòng phế quản trong quá trình thở ra và hít vào.

Giải phẫu tường phế quản
Những bức tường bên trong sẽ tạo thành lớp màng nhầy cùng các hình chiếu tương tự như tóc được gọi là lông mao bao phủ

Theo đó, những bức tường bên trong sẽ tạo thành lớp màng nhầy cùng các hình chiếu tương tự như tóc được gọi là lông mao bao phủ. Mặc dù không nhiều như ở khí quản nhưng các biểu mô của cơ quan chứa các tế bào cốc giúp tiết ra dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc.

Phế quản có chức năng gì?

Có cấu trúc là hệ thống ống lăn trụ, cấu tạo gồm 4 lớp như trên, do đó phế quản đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Cụ thể:

  • Cơ quan này có nhiệm vụ lọc không khí trước khi đưa đến phế nang do có cấu tạo biểu mô trụ nên các lông chuyển sẽ dễ dàng giữ lại những chất gây hại cho cơ thể và đẩy chúng ra ngoài.
  • Phế quản có vai trò dẫn khí do có cấu trúc là hệ thống ống với lớp sụn, cơ trơn làm cho không khí di chuyển dễ dàng từ hệ hô hấp đến các phế nang.

Các bệnh lý thường gặp ở phế quản

Do cấu tạo và nhiệm vụ nên phế quản thường dễ bị vi khuẩn, virus và dị nguyên tấn công, nhất là những đối tượng có cơ địa dị ứng, sức đề kháng suy giảm thường gây viêm nhiễm, phù nề. Trong một số trường hợp có thể gặp phải một số vấn về liên quan đến phổi.

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

1. Viêm phế quản

Viêm phế quản đề cập đến tình trạng sưng viêm, phù nề ở các ống dẫn khí. Hậu quả là khiến các ống dẫn khí bị thu hẹp, tăng tiết dịch nhầy có thể chứa mủ làm cản trở sự lưu thông của không khí vào phổi. Đây là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến, có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, nhất là trẻ em và trẻ sơ sinh.

Theo đó, bệnh lý ở thể cấp và mãn tính đều chỉ tình trạng viêm mô phế quản. Thể mãn tính còn được xem là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý là do virus và vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ như sức đề kháng suy giảm, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, phần hoa, khói thuốc lá,…

Người mắc bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở, thở khò khè, sốt, tức ngực, cơ thể mệt mỏi, tiết đờm, chán ăn,… Mục tiêu điều trị đối với bệnh lý là nâng đỡ thể trạng và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng như kháng sinh, thuốc long đờm, thuốc hạ sốt, thuốc kháng histamin H1, thuốc giãn phế quản dạng khí dung,…

2. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng co thắt của phế quản, đồng thời có sự tham gia của nhiều tế bào. Bệnh lý điển hình bởi phản ứng tắc nghẽn dẫn đến hẹp đường hô hấp, từ đó làm giảm lượng khí lưu thông trong phổi.

Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn điển hình bởi phản ứng tắc nghẽn dẫn đến hẹp đường hô hấp, từ đó làm giảm lượng khí lưu thông trong phổi

Trường hợp tình trạng co thắt, phù nề tiến triển nghiêm trọng, ống dẫn khí sẽ dần thu hẹp lại. Lúc này bệnh nhân phải đối mặt với biểu hiện khó thở, thở khò khè, thậm chí không thể thở. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính thường được điều trị bằng nhóm thuốc giãn phế quản. Các loại thuốc này không chỉ giúp thông thoáng đường thở mà còn làm giảm co thắt, nhờ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh lý.

3. Giãn phế quản

Giãn phế quản đặc trưng bởi các triệu chứng như khó thở, ho, xuất hiện dịch đờm ở cổ họng. Tình trạng này khiến các ống dẫn khí có sự giãn nở mãn tính. Hậu quả là kích thích tăng tiết dịch nhầy quá mức và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.

Việc điều trị bệnh lý bao gồm một số phương pháp như sử dụng thuốc Tây, áp dụng một số bài tập, sử dụng thiết bị giúp loại bỏ chất nhầy, đồng thời kiểm soát sự giãn nở của các cơ quan. Trường hợp người bệnh xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ có thể kết hợp dùng kháng sinh để kiểm soát.

4. Bệnh lao

Bệnh lao xảy ra do virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể xuất hiện ở khí quản và phế quản. Từ đó gây ra một số triệu chứng như ho, sốt, cơ thể mệt mỏi, chảy máu từ phế, khí quản. Bệnh lao có nguy cơ lây nhiễm cao thông qua tiếp xúc thân mật, dùng vật dụng cá nhân chung với người bệnh.

Bệnh lao
Bệnh lao thường xảy ra do virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến phổi

Bệnh lý được điều trị bằng thuốc Tây thông qua phác đồ riêng biệt được bác sĩ chỉ định. Giai đoạn tấn công gồm 4 loại thuốc và sử dụng trong vòng 2 tháng. Giai đoạn duy trì kéo dài đến 6 tháng nhưng thường được chỉ định 2 loại thuốc.

5. Ung thư phổi

Ung thư phổi và adenoma là những bệnh lý tác động trực tiếp đến ống dẫn khí. Theo đó, có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như sự phát triển của khối u.

Bao gồm ung thư biểu mô phế quản (biểu mô phế quản hoặc phế quản), ung thư biểu mô tuyến adeno (từ tuyến nước bọt ở cổ họng và miệng). Phương pháp chẩn đoán bệnh lý gồm các kỹ thuật khác nhau như chụp CT, MRI, sinh thiết, nội soi,… Phương pháp phẫu thuật phế quản bị ảnh hưởng có thể được cân nhắc trong một số trường hợp.

Phế quản đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp dưới nói riêng và sức khoẻ tổng thể nói chung. Do cấu tạo và chức năng nên cơ quan này dễ bị tác nhân gây hại tấn công và gây viêm nhiễm. Do đó, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...