Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng [Cập nhật từ bộ Y tế]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là yếu tố quyết định giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, giảm thiểu tối đa nguy cơ kháng thuốc và bị biến chứng nguy hiểm. Những phác đồ mới nhất được tổng hợp dưới đây sẽ giúp độc giả hình dung được hướng xử lý và việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Nguyên tắc và mục đích của phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị. Tuân thủ những nguyên tắc là cơ sở để nhanh chóng giúp bệnh viêm loét dạ dày chấm dứt.

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày:

  • Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được lựa chọn áp dụng dựa trên cơ sở tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.
  • Dựa trên cơ sở kết quả điều trị thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chuẩn xác nhất đối với từng trường trường hợp và linh hoạt điều chỉnh phác đồ khi cần thiết.
  • Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng phác đồ để đạt được hiệu quả điều trị tốt trong thời gian ngắn nhất.

Mục đích điều trị loét dạ dày:

  • Giảm các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng các loại thuốc có khả năng giảm tiết và trung hòa axit dạ dày như: thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2.
  • Tăng cường các yếu tố vệ dạ dày bằng cách sử dụng các loại thuốc có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy và bao phủ niêm mạc dạ dày.
  • Tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng kháng sinh trong trường hợp bị viêm loét có Hp.
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hướng tới giúp bệnh nhân giảm các nguy cơ gây viêm loét và tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày.
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hướng tới giúp bệnh nhân giảm các nguy cơ gây viêm loét và tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Trước khi thực hiện phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân cần được tiến hành chẩn đoán để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có thể được thực hiện bằng một hoặc kết hợp nhiều cách, bao gồm: xét nghiệm máu, test hơi thở, xét nghiệm phân, nội soi tiêu hóa và thụt bari chụp Xquang đại tràng. Trong đó, nội soi tiêu hóa và tiến hành sinh thiết tìm vi khuẩn HP là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và được sử dụng phổ biến nhất.

Trên cơ sở kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ hướng dẫn cụ thể về cách xử trí và sử dụng thuốc trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là thông tin về thuốc và các phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tương ứng với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Các thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Các thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm: thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc kháng sinh được sử dụng kết hợp trong điều trị viêm loét có HP.

Thuốc kháng axit:

  • Thuốc kháng axit là loại thuốc có khả năng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng chỉ hiệu quả trong việc cắt cơn đau và điều trị triệu chứng.
  • Các loại thuốc kháng axit được sử dụng phổ biến nhất là: Magnesi hydroxyd, Nhôm hydroxyd, Calci carbonat. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng viên, dạng bột và gel; trong đó dạng gel có khả năng bảo vệ dạ dày tốt nhất.
  • Cần lưu ý rằng, sử dụng thuốc kháng axit sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu Tetracyclin, sắt và làm giảm khả năng hấp thụ một số thuốc như: Ranitidin, Cimetidin, Digoxin.

Thuốc kháng histamin H2:

  • Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày dựa trên cơ chế ức chế thụ thể histamin H2.
  • Các loại thuốc kháng H2 được sử dụng phổ biến nhất là: Nizatidine, Famotidine, Cimetidin và Ranitidin.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI):

  • Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm tiết axit dạ dày mà rất ít gây ảnh hưởng tới sự bài tiết pepsin, khối lượng dịch vị và các yếu tố nội dạ dày khác.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng là: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole.
  • Thuốc có thể sử dụng qua đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch (nếu bệnh nhân không đáp ứng đường uống).

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Đây là loại thuốc có khả năng bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của axit dạ dày, giúp giảm kích ứng và viêm loét dạ dày.
  • Các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng phổ biến nhất là: Bismuth, Prostaglandin, Sucralfate.

Thuốc diệt vi khuẩn HP:

  • Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn rất khó tiêu diệt và có tỷ lệ kháng thuốc cao. Khả năng tiêu diệt Hp còn phụ thuộc vào PH dạ dày, vì vậy mà phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp thường được phối hợp giữa thuốc ức chế bơm proton và kháng sinh.
  • Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến để tiêu diệt vi khuẩn Hp là: Amoxicilline,  Clarithromycine, Tetracycline…
Các loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng cần được sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Các loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng cần được sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày không có HP

Loét dạ dày tá tràng không có HP xuất phát từ các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc, rượu bia hay các yếu tố tâm lý và sử dụng thực phẩm. Trong đó, phác đồ điều trị chia làm 2 trường hợp chính là viêm loét dạ dày do NSAID (thuốc chống viêm không steroid) và viêm loét dạ dày không dùng NSAID.

Trường hợp viêm dạ dày không dùng NSAID

Có thể chọn lựa một trong số các thuốc sau để điều trị:

  • Thuốc kháng axit: Mylanta/ Maalox với liều 100-140mg/ngày
  • Thuốc kháng H2: Ranitidin/ Nizatidin với liều 300mg/ngày
  • Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol/ Esomeprazol với liều 20mg/ngày
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate với liều 1g x 4 lần/ngày.

Trường hợp loét dạ dày do thuốc corticoid hoặc thuốc NSAID

  • Sử dụng Omeprazole: nếu tiếp tục dùng NSAID, thời gian làm liền sẹo sẽ kéo dài lâu hơn so với điều trị bằng các thuốc kháng H2.
  • Sử dụng Sucralfate: hiệu quả điều trị không có khác biệt dù bệnh nhân tiếp tục hoặc dừng dùng NSAIDs. Có tác dụng tương đương Omeprazole khi điều trị trong khoảng 8 tuần.

Phác đồ điều trị loét dạ dày có HP

Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP là trường hợp phổ biến nhưng điều trị khó khăn nhất vì tình trạng kháng thuốc của loại vi khuẩn này ngày càng gia tăng. Điều trị vi khuẩn HP sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Dưới đây là 3 phác đồ điều trị viêm loét dạ dày của Bộ y tế nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Điều trị loét dạ dày tá tràng có Hp cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh.
Điều trị loét dạ dày tá tràng có Hp cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

Phác đồ điều trị bậc 1 (kết hợp 3 thuốc):

  • Sử dụng cho người điều trị lần đầu hoặc nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.
  • Phác đồ diệt HP 3 thuốc: PPI (2 lần/ngày) + amoxicilin (2 viên/ngày) + clarithromycin (2 viên/ ngày).
  • Thời gian điều trị: kéo dài từ 7 -14 ngày.

Phác đồ điều trị bậc 2 (kết hợp 4 thuốc):

  • Sử dụng khi phác phác đồ 3 thuốc không đem lại hiệu quả cao.
  • Phác đồ diệt HP 4 thuốc không dùng Bismuth: Amoxicillin (2 viên/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (2 viên/ ngày) + Clarithromycin (2 viên/ ngày).
  • Phác đồ diệt HP 4 thuốc sử dụng Bismuth: Metronidazole (4 viên/ngày) + Tetracyclin (4 viên/ ngày) + PPI (2 lần/ngày) + Bismuth 120mg (4 viên/ ngày).
  • Thời gian điều trị: kéo dài từ 10-14 ngày.

Phác đồ diệt vi khuẩn HP kế tiếp:

  • Sử dụng khi bệnh nhân điều trị thất bại với phác đồ 4 thuốc hoặc cũng có thể dùng làm phác đồ điều trị ngay từ đầu.
  • Điều trị đầu tiên (5 ngày): PPI (2 lần/ngày) + Amoxicilin (2 viên/ ngày).
  • Điều trị tiếp theo (5 ngày): PPI (2 lần/ngày) + Clarithromycin (2 viên/ngày) + Tinidazole (2 viên/ngày).
  • Thời gian điều trị: kéo dài 10 ngày.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng cần được sử dụng cho phù hợp dựa trên tình trạng bệnh, đồng thời được điều chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và thực hiện các biện pháp phối hợp sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...