Nuốt Nước Bọt Đau Họng Có Phải Triệu Chứng COVID Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nuốt nước bọt đau họng có phải triệu chứng COVID không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn nên chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến triệu chứng cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này kèm theo các thông tin liên quan khác.
Nuốt nước bọt đau họng có phải là triệu chứng COVID không?
Nuốt nước bọt đau họng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý về hệ hô hấp. Tại thời điểm dịch bệnh lan nhanh trên thế giới và trong nước, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy cơn đau họng đột ngột xuất hiện, ngay cả khi bạn chỉ nuốt nước bọt.

Nhiều người thắc mắc liệu: “Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có phải triệu chứng COVID không?”. Theo đó, các chuyên gia giải đáp, COVID-19 gây ra đồng loạt rất nhiều triệu chứng. Tuy nhiên chúng khá tương đồng với tình trạng cảm cúm thông thường, nên nhiều người chủ quan, nhầm lẫn dẫn đến tình trạng chậm trễ trong điều trị.
Qua nghiên cứu ban đầu, Trung tập kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) công bố những triệu chứng điển hình khi bị nhiễm virus Corona là ho, sốt, khó thở. Ba triệu chứng này gần như là yếu tố để dựa vào và phát hiện bệnh từ sớm. Tuy nhiên hiện nay, danh sách triệu chứng đã được tổ chức này mở rộng hơn, trong đó bao gồm cả tình trạng đau họng.
Các triệu chứng điển hình khi nhiễm COVID:
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Đau đầu
- Khó thở, thở không đều
- Ớn lạnh
- Run rẩy lặp đi lặp lại
- Đau cơ
- Mất vị giác và khướu giác
Mặc dù vậy, hiện nay nhiều trường hợp nhiễm COVID nhưng không có triệu chứng ngày càng tăng cao, chiếm khoảng 25% trong tổng số ca bệnh được ghi nhận. Vậy, khi bị nuốt nước bọt đau họng có phải triệu chứng COVID không? Triệu chứng này về cơ bản không phải là yếu tố hàng đầu để đánh giá bạn đang bị nhiễm virus Corona.
Bởi, ngoài COVID có rất nhiều trường hợp mắc phải các bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm adamin,… cũng có triệu chứng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, thức ăn, nước uống. So với ho, sốt, mệt mỏi và đau cơ thì đau họng là triệu chứng ít gặp hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng không thể nói rằng bạn không nhiễm phải virus. Trường hợp bạn đang ở khu vực có nguy cơ cao, đã từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh trước đó thì khả năng bạn cũng bị COVID là rất cao. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng nuốt nước bọt đau họng, kèm theo sốt, ho, mệt mỏi cơ thể,… nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên liên hệ với nhân viên y tế để được lấy mẫu xét nghiệm sớm, xác định có bị COVID hay không.
Các nguyên nhân khác gây nuốt nước bọt đau họng
“Đau họng khi nuốt nước bọt có phải triệu chứng COVID không?”. Như trên đã đề cập, một trong những triệu chứng khi bị nhiễm virus Corona là đau họng. Tuy nhiên không phải bạn đau họng đều nói lên rằng bạn đang bị nhiễm COVID. Bởi có rất nhiều bệnh lý hô hấp khác cũng gây ra biểu hiện này. Cùng điểm qua một số chứng bệnh liên quan như:
Là bệnh lý điển hình gây nên tình trạng đau rát cổ họng khi ăn, nuốt nước bọt. Nguyên nhân gây bệnh thường do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus gây hại khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm không khí,… Bên cạnh đau họng, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau vòm miệng, hạch bạch huyết sưng, gây cảm giác đau rát, vòm miệng có đốm đỏ, amidan có mảng trắng.
Ngoài viêm họng, viêm amidan là bệnh lý gây đau họng phổ biến hiện nay. Amidan bị viêm nhiễm dẫn đến sưng viêm, tác nhân gây hại có thể là do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Đối tượng mắc bệnh thường là người có hệ miễn dịch yếu, môi trường sinh sống không đảm bảo, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại. Một số triệu chứng kèm theo như sốt, miệng có mùi hôi, sưng amidan, có mủ trắng hoặc vàng, cổ và quai hàm mềm.
- Viêm nắp thanh quản:
Các nắp thanh quản, sụn nhỏ của nắp thanh quản bị tắc nghẽn khiến cho không khí không di chuyển được từ ngoài vào trong thượng vị của cổ họng. Khi đó, nắp thanh quản có thể bị sưng, tạo cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như sốt cao, chảy nước dãi nhiều, khó thở, khan giọng,…

- Viêm thực quản:
Bệnh thường khởi phát do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên gây ra. Bên cạnh đau cổ họng khi nuốt, người bệnh viêm thực quản còn bị ho, kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau ngực, buồn nôn, giọng khàn đặc,…
- Chấn thương vùng họng:
Một số chấn thường tại vùng họng làm ảnh hưởng đến niêm mạc, dẫn đến tình trạng sưng đau khó chịu. Người bị chấn thương có thể cảm giác đau ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt, cơn đau càng tăng mạnh khi ăn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm trùng nấm men:
Một số trường hợp nuốt nước bọt bị đau họng có thể do nhiễm trùng nấm men gây ra. Tác nhân gây hại xâm nhập và tiết ra độc tố làm cho bạn cảm thấy ngứa ngáy và đau rát cổ họng, đặc biệt là khi nuốt thức ăn, nước bọt hoặc nước uống. Người bệnh lúc này cũng có khả năng bị mất vị giác, đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, khóe miệng bị đỏ.
- Ung thư vòm họng:
Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng cảnh báo thường diễn tiến âm thầm, khá giống với các bệnh lý hô hấp thông thường khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Nếu không điều trị, ung thư có thể gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Một số dấu hiệu ban đầu như ho có đờm, đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, nổi hạch cổ, ù tai, khàn tiếng, sụt cân nhanh,…
Trên đây là những bệnh lý có liên quan đến tình trạng xảy ra cảm giác đau khi nuốt nước bọt. Bạn đọc có thể tham khảo và theo dõi các triệu chứng đang gặp phải để có hướng điều trị phù hợp.
- Xem Thêm: Những Loại Thuốc Tăng Sức Đề Kháng Đường Hô Hấp Cho Người Kho Khan, Khó Thở
Phân biệt triệu chứng COVID và các bệnh lý hô hấp khác
Như vậy, để giải đáp thắc mắc về việc đau họng khi nuốt nước bọt có phải triệu chứng COVID không còn phải dựa vào các dấu hiệu kèm theo khác và kết quả test COVID. Cũng tương tự như sự xâm nhập của một số virus gây hại cho hệ hô hấp, virus Corona gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Lúc này, các chất nhầy tiết ra chảy xuống mũi sau và cổ họng, từ đó phát sinh tình trạng đau họng bất thường. Ngoài ra, virus cũng có thể tấn công trực tiếp tạo nên hiện tượng viêm và kích ứng. Trường hợp đau họng khi nuốt nước bọt kèm theo hiện tượng chảy nước mũi nhẹ, có thể do bạn đang bị dị ứng theo mùa.
Tuy nhiên, trường hợp đau kèm theo sốt và các triệu chất khác nguy cơ bạn đang nhiễm COVID-19 khá cao. Theo đó, biểu hiện sốt được đánh giá là triệu chứng điển hình trong 3 triệu chứng được công bố ban đầu, tình trạng đau họng là triệu chứng có tỷ lệ thấp.
Để bạn đọc dễ dàng nhận diện COVID-19, phân biệt với các dạng bệnh hô hấp khác, dưới đây là một số triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn:
Triệu chứng COVID-19:
- Phổ biến: Sốt, ho khan, khó thở.
- Đôi khi: Đau đầu, đau họng, đau nhức cơ, đau họng, mệt mỏi.
- Hiếm: Tiêu chảy, sổ mũi.
- Không: Hắt hơi.
Triệu chứng cảm lạnh thông thường:
- Phổ biến: Đau nhức khó chịu cơ thể, đau họng, sổ mũi, hắt hơi.
- Vừa phải: Ho khan.
- Đôi khi: Mệt mỏi.
- Hiếm: Sốt, đau đầu.
- Không: Khó thở, tiêu chảy.
Triệu chứng cúm:
- Phổ biến: Sốt, ho khan, đau đầu, đau nhức khó chịu cơ thể, đau họng, mệt mỏi.
- Đôi khi: Tiêu chảy, sổ mũi.
- Không: Khó thở, hắt hởi.
Triệu chứng dị ứng:
- Phổ biến: Khó thở, sổ mũi, hắt hơi.
- Đôi khi: Sốt, ho khan, mệt mỏi,.
- Không: Đau đầu, đau nhức khó chịu cơ thể, đau họng tiêu chảy.
Khi có dấu hiệu nhiễm COVID-19 nên làm gì?
Vậy nếu nghi ngờ bản thân hoặc người nhà nhiễm COVID-19 nên làm gì? Dưới đây là những việc khuyến cáo bạn nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người nhà khi nghi ngờ nhiễm bệnh:

- Đeo khẩu trang, tự cách ly: Đây là việc đầu tiên bạn nên thực hiện khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện sốt, ho, khó thở. Đặc biệt là khi địa điểm cư trú của bạn có tỷ lệ người nhiễm cao và trường hợp bạn có tiếp xúc với người bị nhiễm. Đeo khẩu trang và tự cách ly tại phòng riêng, thoáng khí hoặc bạn cũng có thể ở một vị trí nào đó trong nhà, giữ khoảng cách với người thân ít nhất 2 mét là việc nên làm ngay khi có triệu chứng.
- Điện thoại đến đường dây nóng: Gọi điện đến đường dây nóng của cơ sở y tế địa phương hoặc của Bộ y tế để được hướng dẫn kiểm tra và điều trị. Trong quá trình di chuyển đến cơ sở chữa trị, bạn phải đảm bảo đồ bảo hộ và đeo khẩu trang xuyên suốt.
- Chú ý đến sinh hoạt: Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải, khăn giấy. Khi tháo bỏ khẩu trang, bỏ khăn giấy nên để ở đúng nơi quy định, bỏ vào túi buộc kín miệng cho vào thùng rác có nắp đậy.
- Rửa tay với xà phòng sát khuẩn: Người bệnh nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là sau khi ho, hắc hơi, sau khi tháo bỏ đồ bảo hộ, khẩu trang, khăn giấy.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: Các đồ vật như cốc nước, bát, đũa muỗng nên sử dụng riêng để tránh lây nhiễm virus sang cho người xung quanh.
- Không nên ra nơi đông người: Cần cách ly y tế nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID. Không dùng phương tiện di chuyển công cộng, không ra nơi đông người, nơi làm việc hoặc trường học,… Đảm bảo cách ly đúng thời gian quy định để tránh lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.
- Thông báo với cơ quan, công ty, tổ chức liên quan: Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên thông báo với công ty, cơ quan, tổ chức liên quan để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19
Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Bộ y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm chỉnh lời kêu gọi phòng chống dịch theo nguyên tắc 5K. Gồm: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế. Cụ thể:

- Khẩu trang: Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nơi đông người, cơ sở y tế hoặc các khu cách ly. Sử dụng khẩu trang đúng cách.
- Khử khuẩn: Dùng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn nên giữ vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn cả những bề mặt virus có thể bám vào như tay nắm cửa, bàn, ghế, điện thoại,…
- Khoảng cách: Đảm bảo khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập: Không tụ tập đông người, đặc biệt là những khu vực nguy cơ cao.
- Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế trung thực.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Đau họng khi nuốt nước bọt có phải triệu chứng COVID không?”. Tình trạng đau họng có thể là triệu chứng COVID hoặc không, điều này còn dựa trên các triệu chứng kèm theo và kết quả xét nghiệm virus. Trường hợp nhiễm bệnh, bạn nên chủ động khai báo để được hướng dẫn điều trị và cách ly y tế phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 Viên Kẹo Ngậm Đau Họng Tốt Nhất, Giảm Đau Nhanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!