Nổi Mề Đay Vào Buổi Tối (Về Đêm): Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, sưng nóng khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt. Nổi mề đay mẩn ngứa vào buổi tối thường bùng phát mạnh, lan rộng nhưng đa phần sẽ tự thuyên giảm sau vài giờ mà không can thiệp y tế.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay vào buổi tối (về đêm)

Nổi mề đay mẩn ngứa là một dạng phản ứng da cấp và mãn tính phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mề đay đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ, sẩn nổi cộm, có bờ tròn và gây ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Các triệu chứng bệnh lý có thể khu trú, bùng phát mạnh ở một số vùng da nhất định hoặc cũng có thể lan rộng toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay vào buổi tối (về đêm)
Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Thông thường, tổn thương da do mề đay mẩn ngứa xuất hiện sau vài phút tiếp xúc với những yếu tố dị ứng như thực vật, côn trùng, thời tiết, thức ăn,…Tuy nhiên, có một số trường hợp, các triệu chứng bệnh lý bùng phát vào ban đêm.

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này bùng phát thông qua một số biểu hiện sau:

  • Trên da xuất hiện các mảng, đốm đỏ, có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh.
  • Một số trường hợp xuất hiện những sẩn cục, có bờ tròn, nổi cục và sờ vào cảm giác cứng chắc.
  • Vùng da bị tổn thương thường đi kèm với một số biểu hiện như nóng rát, châm chích nhẹ, ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội
  • Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có thể xuất hiện ở vùng cổ, mặt, tay, chân, lưng hoặc lan rộng toàn thân
  • Các triệu chứng bệnh lý có thể bùng phát và thuyên giảm sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài  vài ngày.
  • Một số trường hợp mề đay nổi vào buổi tối (về đêm), sau đó biến mất và tái phát vào tối ngày hôm sau.
  • Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, tình trạng nổi mề đay vào buổi tối còn gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau bụng, vã mồ hôi,…

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) do đâu?

Bệnh mề đay mẩn ngứa là căn bệnh ngoài da có cơ chế phát sinh khá phức tạp và có liên hệ mật thiết với histamine – chất trung gian của phản ứng dị ứng. Các triệu chứng bệnh lý có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố ngoại sinh và nội sinh.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mề đay mẩn ngứa có thể bùng phát vô căn (không thể xác định được nguyên nhân). Không giống với mề đay thông thường, bệnh mề đay mãn tính vô căn thường kéo dài dai dẳng, phát triển thành mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần.

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) do đâu?
Những sản phẩm chăm sóc được dùng vào ban đêm như dưỡng thể, kem dưỡng, serum,… có thể gây dị ứng và nổi mề đay

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố gây khởi phát mề đay vào buổi tối (về đêm):

  • Nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh: Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng/ quá lạnh đều có thể kích thích nổi mề đay mẩn ngứa. Mề đay do nóng thường gây phát ban, nóng rát da và kèm theo các nốt sẩn có màu đỏ hoặc có màu tương tự như những vùng da thông thường. Trong khi đó, mề đay do lạnh thường không gây đỏ da mà chỉ xuất hiện những mảng hoặc sẩn nổi cộm, ngứa ngáy và cứng chắc.
  • Kích thích cơ học: Trong lúc ngủ, vùng da có thể ma sát với quần áo, giường chiếu hoặc tỳ đè lên những vật cứng như đồ hồ báo thức, điện thoại,… Kích thích cơ học lên da cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay vào buổi tối (về đêm).
  • Dị ứng với chất liệu mền, gối hoặc nước xả vải: Nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm có thể xuất hiện do dị ứng với chất liệu của gối, mền hoặc nước xả vải. Nếu do nguyên nhân này, tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa thường có xu hướng tái lại nhiều lần vào ban đêm.
  • Ăn tối quá no: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm. Nguyên nhân là do cơ quan tiêu hóa không có khả năng chuyển hóa toàn bộ lượng protein có trong thức ăn, gây ra chứng chướng bụng, đầy hơi. Ở những trường hợp có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch có thể phản ứng với protein có trong thực phẩm và phóng thích histamine vào da. Từ đó gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Thay đổi hormone: Buổi tối là thời gian các cơ quan của cơ thể đào thải độc tố, nghỉ ngơi để phục hồi cũng như tái tạo các chức năng. Tuy nhiên, các hormone và độc tố được chuyển hóa, sản xuất trong thời gian này có thể kích thích da và gây nổi mề đay, sưng đỏ vào ban đêm.
  • Bị côn trùng đốt: Khi ngủ, cơ thể dễ bị kiến, muỗi và một số loại côn trùng đốt. Nọc độc của chúng được xem là dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng, từ đó bùng phát triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Trong trường hợp này, mề đay có thể đi kèm với tổn thương da ở dạng viêm da tiếp xúc.
  • Dị ứng với sản phẩm chăm sóc da: Những sản phẩm chăm sóc được dùng vào ban đêm như dưỡng thể, kem dưỡng, serum,… có thể gây dị ứng, kích ứng khiến da nổi mẩn ngứa, sưng đỏ, khó chịu. Bạn có thể xác định và nhận biết sản phẩm gây dị ứng qua phạm vi vùng da bị mề đay (da tay, da mặt, da toàn thân).
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc dùng vào buổi tối có thể gây ra tác dụng phụ phát ban, nổi mề đay về đêm. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc kháng sinh nhóm penicillin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vắc-xin,… Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt được tai biến và tác dụng phụ khi dùng thuốc. Nếu nhận thấy tình trạng nổi mề đay đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, phù mạch, buồn nôn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
  • Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Nổi mề đay vào buổi tối có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như rối loạn nội tiết tố, rối loạn tuyến giáp, mất ngủ, nhiễm giun sán, căng thẳng quá mức. Trường hợp xảy ra do nguyên nhân này, tổn thương do bệnh lý gây ra thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và tiến triển thành mãn tính.

Thực tế cho thấy, mề đay mẩn ngứa là vấn đề da liễu phổ biến, xảy ra với nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Do đó, trường hợp nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có thể khởi phát do một số nguyên khác không được đề cập trong bài viết.

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có nguy hiểm không?

Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến 20% dân số thế giới. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi người đều có thể bị nổi mề đay ít nhất 1 lần trong đời. Những triệu chứng của bệnh lý này thường khởi phát đột ngột, dữ dội nhưng thường thuyên giảm sau 24 giờ đồng hồ mà không cần can thiệp y tế. Có khoảng 5% trường hợp nổi mề đay kéo dài dai dẳng và phát triển thành mãn tính (trên 6 tuần).

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có nguy hiểm không?
Hầu hết những trường hợp nổi mề đay vào buổi tối đều có mức độ nhẹ và có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) thường gặp hơn so với nổi mề đay vào buổi sáng. Tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp nổi mề đay vào buổi tối đều có mức độ nhẹ và có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ. Trong một số trường hợp, mề đay mẩn ngứa cũng có thể tiến triển trong vài ngày (từ 3 – 7 ngày).

Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng mề đay mẩn ngứa khiến người bệnh ngứa ngáy, nóng rát, sưng đỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày và ngoại hình. Hơn nữa, nếu khởi phát do các bệnh lý truyền nhiễm, tổn thương do bệnh lý gây ra có thể tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng và tiến triển thành mãn tính. Do đó, người bệnh tránh chủ quan khi nhận thấy các triệu chứng nổi mề đay vào buổi tối (về đêm). Nếu bệnh lý không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp.

Các biện pháp xử lý nổi mề đay vào buổi tối (về đêm)

Trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa về đêm không thuyên giảm sau vài giờ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Thực tế, đa số các trường hợp bị nổi mề đay có xu hướng thuyên giảm sau 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trường hợp tổn thương da gây ngứa ngáy nhiều khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tạo nhà để kiểm soát biểu hiện lâm sàng và làm dịu vùng da bị tổn thương.

Biện pháp khắc phục tại nhà
Tắm với nước ấm để cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm được áp dụng phổ biến:

  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không chứa cồn như Cetaphil, Vanicream, CeraVe hoặc Eucerin lên da vào ban đêm để giúp cải thiện triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Người bệnh cần thoa kem trước khi ngủ để phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Trường hợp bị nổi mề đay vào buổi tối có thể chườm mát để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, khó chịu do bệnh lý gây ra. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm giảm tuần hoàn máu tại chỗ, sự dẫn truyền thần kinh và làm dịu ngứa ngáy.
  • Tắm với nước ấm để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Theo đó, bạn có thể cho thêm bột yến mạch và baking soda vào nước tắm để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh lý.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ. Điều này giúp cân bằng độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da và hạn chế mề đay mẩn ngứa tái phát.
  • Buổi tối trước khi ngủ, bạn có thể uống 1 tách trà gừng mật ong để giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, trong gừng còn chứa đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nên giúp làm giảm, hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng bệnh lý tái phát.
  • Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoát mát, phù hợp. Tránh mặc những quần áo bó sát khi ngủ vì có thể tăng ma sát, gây kích thích da và ngứa ngáy.
  • Nên tăng cường bổ sung vitamin C, D vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tình trạng nổi mề đay về đêm.

Trường hợp nổi mề đay kéo dài trong vài ngày, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như lá chè xanh, đinh lăng, lá trầu không, lá khế,… nấu nước tắm mỗi ngày để cải thiện. Dược tính có trong các thảo dược này có khả năng tiêu viêm. làm giảm ngứa ngáy và chống ngứa tự nhiên.

2. Sử dụng thuốc chống dị ứng

Những cách chữa mề đay tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện mức độ sưng đỏ, ngứa ngáy. Do đó, trường hợp các triệu chứng mề đay mẩn ngứa vào ban đêm tiến triển nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các loại thuốc kiểm soát bệnh lý.

Sử dụng thuốc chống dị ứng
Các loại thuốc chống dị ứng giúp cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa và hạn chế tổn thương da lan rộng

Để kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc chống dị ứng sau:

  • Các loại thuốc bôi: Bạn có thể dùng thuốc bôi chứa hoạt chất gây tê như Menthol (tinh chất từ bạc hà), (Lidocaine) hoặc một số loại thuốc kháng histamine (Promethazin) để làm dịu da và giảm ngứa ngáy, nóng rát hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp nổi mề đay khu trú ở phạm vi da nhỏ, mức độ tổn thương nhẹ.
  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống thường được dùng để chữa trị nổi mề đay nói chung và nổi mề đay vào ban đêm chủ yếu là thuốc kháng histamin H1. Thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng nổi sẩn, phát ban, ngứa ngáy. Trường hợp không được bác sĩ kê đơn, bạn chỉ dùng thuốc tối đa trong 3 – 7 ngày.

Các nhóm thuốc chống dị ứng được dùng để chữa mề đay vào ban đêm khá an toàn. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi dùng.

3. Thăm khám và điều trị y tế

Trường hợp nổi mề đay vào ban đêm kéo dài trên 7 ngày hoặc tiến triển nặng nề, tái phát nhiều lần, bạn cần đến bệnh viện và điều trị y tế. Bởi ngoài các nguyên nhân thường gặp, mề đay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như rối loạn nội tiết, mất ngủ, rối loạn tuyến giáp, gan yếu, stressm, nhiễm giun sán,…

Do bắt nguồn từ những vấn đề tiềm ẩn, nên trường hợp này, tổn thương do mề đay gây ra thường kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và phát triển thành mãn tính. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng mề đay mãn tính khiến người bệnh ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Do đó, nếu nhận thấy tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa về đêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Ngoài ra, trong một số trường hợp nổi mề đay vào buổi tối đi kèm với một số triệu chứng dị ứng nặng như khó thở, phù mạch, buồn nôn, sưng môi, sưng mí mắt,… cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Trường hợp không được khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng sốc phản vệ.

Phòng ngừa nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) hiệu quả

Nổi mề đay vào buổi tối gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát.

Phòng ngừa nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) hiệu quả
Dọn dẹp giường trước khi ngủ và không để những vật dụng cứng trên giường

Người bị nổi mề đay vào ban đêm cần thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa các triệu chứng tái phát:

  • Cần xem xét kỹ bảng thành phần những sản phẩm chăm sóc da và ngừng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bị dị ứng. Với người có làn da nhạy cảm, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chứa công thức dịu nhẹ, lành tính, chứa các thành phần tự nhiên và an toàn.
  • Thường xuyên giặt giũ gối, mền để tiêu diệt nấm mốc, những loại côn trùng trú ngụ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc thay đổi các loại bột giặt, nước xả vải nếu nghi ngờ dị ứng với những sản phẩm này.
  • Vệ sinh không gian ngủ đều đặn, tránh để nấm mốc, côn trùng và bụi bẩn tích tụ. Bên cạnh đó, cần giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức phù hợp (từ 25 – 28 độ C), tránh để phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Dọn dẹp giường trước khi ngủ và không để những vật dụng cứng trên giường.
  • Đóng kín các cửa sổ vào buổi tối, tránh để côn trùng bay vào phòng ngủ.
  • Dùng bữa tối trước 19:00 và không ăn quá no. Người có cơ địa dị ứng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao (thịt bò, hải sản, thịt cừu,…) và những thức uống chứa cồn.

Nổi mề đay vào buổi tối (về đêm) có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp không thuyên giảm sau vài ngày áp dụng các biện pháp tại nhà và dùng thuốc, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh chủ quan khiến bệnh lý kéo dài dai dẳng, phát triển thành giai đoạn mãn tính.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – TOP Đầu Phòng Khám YHCT Việt Nam

Vào tháng 9/2019, Trung tâm Thuốc dân tộc đã được Bộ Y tế lựa chọn...

Báo Chí Đưa Tin Đề Án Nghiên Cứu Bệnh Dạ Dày Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối hợp cùng Viện Y Dược cổ truyền dân...
Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y hiệu quả không?

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Bằng Đông Y theo Y Học Cổ Truyền

Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y là hướng điều trị được nhiều người...