Nổi Mẩn Ngứa Thành Mảng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nổi mẩn ngứa thành mảng là tình trạng da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tình trạng này thường liên quan đến một số vấn đề ngoài da như nhiễm trùng, dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa thành mảng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Nổi mẩn ngứa thành mảng là gì?

Nổi mẩn ngứa thành mảng là hiện tượng cơ thể xuất hiện những nốt nổi đỏ sần sùi, có cảm giác châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Những cơn ngứa này sẽ trở nên nặng nề hơn khi người bệnh cào giã, chà xát mạnh lên da. Những nốt mẩn đỏ lúc này cũng sưng to, lan rộng, trầy xước dẫn tới những vết tổn thương nông sâu khác nhau. 

Nổi mẩn ngứa thành mảng: Nguyên nhân và cách điều trị
Nổi mẩn ngứa thành mảng là tình trạng da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau

Nổi mẩn đỏ ngứa thành mảng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là chân, tay và lưng. Bệnh sẽ từ từ thuyên giảm trong bài giờ tới vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên khi gặp điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là với những trường hợp có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với lông thú nuôi, phấn hóa, bụi bẩn, mỹ phẩm, hóa chất,… 

Nhìn chung, tình trạng ngứa thành từng mảng không phải vấn đề da liễu nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Bởi hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các bệnh lý da liễu khó điều trị như viêm da thần kinh, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến, chàm da,… Do đó hãy quan sát, theo dõi các triệu chứng và nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra.

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa thành mảng

Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng thường xảy ra khi da tiếp xúc với các dị nguyên (khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, thực phẩm,…). Nếu khởi phát do các yếu tố trên, tổn thương da có thể tự thuyên giảm sau vài giờ mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, một số trường hợp nổi mẩn ngứa thành mảng tái phát thường xuyên và tiến triển nghiêm trọng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý mãn tính. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng hoặc da nổi mẩn đỏ từng mảng không ngứa. Dưới đây là một số nguyên nhân và bệnh lý thường gặp:

1. Nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay (mày đay) là một dạng phát ban do dị ứng, tổn thương do bệnh lý gây ra có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc tạo thành những mảng lớn trên da tại vùng da bị kích ứng. Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa điển tình bởi một số biểu hiện như:

  • Trên da xuất hiện các mẩn đỏ hoặc trắng, có thể rải rác hoặc tập trung tại vùng da nhất định.
  • Những đốm da mề đay có nhiều kích thích và hình dạng khác nhau.
  • Các mẩn đỏ có thể thuyên giảm sau vài ngày hoặc kéo dài dai dẳng đến vài tuần.

Các triệu chứng mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, khó chịu gây ảnh hưởng đến chất ngủ, sinh hoạt hàng ngày.

2. Viêm da dị ứng

Nổi mẩn ngứa thành mảng có thể là biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng. Bệnh lý xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng dị ứng.

Viêm da dị ứng
Nổi mẩn ngứa thành mảng có thể là biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng

Khi tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng nguyên đối kháng với các yếu tố kích thích. Tuy nhiên, sự gia tăng kháng nguyên quá mức trong huyết thanh sẽ tạo điều kiện giải phóng histamine vào da và gây bùng phát triệu chứng nổi mẩn đỏ thành từng mảng, đau rát, ngứa ngáy.

Viêm da dị ứng là tình trạng da liễu phổ biến, có tính chất mãn tính và thường tái phát nhiều lần. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng các triệu chứng bệnh lý gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của người bệnh.

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng như mỹ phẩm, hóa chất, nhựa thực vật, phấn hoa, côn trùng, kim loại nặng,… Tình trạng điển hình bởi triệu chứng ngứa, đau rát, nổi mẩn ngứa thành mảng, tại vùng da tổn thương có thể xuất hiện mụn nước và rỉ dịch.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là ở người có làn da mỏng và cơ địa nhạy cảm. Các triệu chứng bệnh lý có thể kiểm soát nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Trường hợp chủ quan, tổn thương da tiến triển nặng nề có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo.

Tìm hiểu khái niệm: Viêm Da Tiếp Xúc là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị?

4. Bệnh chàm – Eczema

Bệnh chàm – Eczema là bệnh viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tổn thương da nổi mẩn ngứa thành từng mảng, khô ráp, bong tróc và xuất hiện mụn nước dưới da. Các triệu chứng bệnh lý có xu hướng tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Các triệu chứng bệnh lý mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tổn thương do chàm – Eczema gây ra có thể để lại thâm sẹo, cơn ngứa ngáy dữ dội, suy giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện chàm – Eczema, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

5. Nổi mẩn ngứa thành mảng do nhiệt

Thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mô hôi có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng này có thể kích thích da gây ngứa ngáy, sưng đỏ và nổi mẩn ngứa thành mảng.

Nổi mẩn ngứa thành mảng do nhiệt
Thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mô hôi có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mẩn ngứa thành mảng

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa thành mảng do nhiệt độ cao có thể cải thiện nhanh chóng sau khi tắm nước mát, làm sạch da, loại bụi bẩn, bã nhờn và mồ hôi. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng, áp xe nếu gặp điều kiện thuận lợi.

6. Bệnh Rosacea (Chứng đỏ mặt)

Bệnh Rosacea hay chứng đỏ mặt là tình trạng da liễu thường gặp. Bệnh lý thường gây đỏ da, sưng tấy, nổi mẩn đỏ thành từng mảng và thành những mụn nước làm giãn các mạch máu dưới da. Tình trạng này có thể gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ.

Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra chứng đỏ mặt. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận điều trị, bác sĩ chuyên khoa nhận thấy tình trạng này có liên quan đến yếu tố di truyền, tác động của tia cực tím và một số yếu tố kích hoạt khác.

Bệnh Rosacea thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da dị ứng và mụn trứng cá do khởi phát một số triệu chứng giống nhau. Điều này thường gây khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị và phòng ngừa biến chứng phát sinh.

7. Bệnh vảy nến

Nổi mẩn ngứa thành mảng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Vảy nến được xem là một dạng rối loạn da mãn tính, từ đó dẫn đến sản xuất các tế bào da quá mức. Tình trạng này có thể khiến da bị bong tróc vảy trắng, khô ráp, nổi mẩn đỏ thành từng mảng và kèm theo ngứa ngáy, đau rát.

Tổn thương do bệnh vảy nến gây ra thường ảnh hưởng đến đầu gối, khuỷu tay và da đầu. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm ngứa mảng to do vảy nến gây nên. Việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa tổn thương da lan rộng và phòng ngừa tái phát thường xuyên.

8. Bệnh Lichen phẳng

Lichen phẳng là một trong những tình trạng viêm da liên quan mật thiết đến rối loạn hệ miễn dịch. Triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi các mẩn ngứa nổi thành từng mảng, tổn thương da có màu đỏ hoặc tím.

Bệnh Lichen phẳng thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Theo đó, các biểu hiện bệnh lý có xu hướng tự thuyên giảm sau 6 – 9 tháng nếu được chăm sóc đúng cách, không cần can thiệp y tế.

Bệnh Lichen phẳng
Bệnh Lichen phẳng đặc trưng bởi các mẩn ngứa nổi thành từng mảng, tổn thương da có màu đỏ hoặc tím

9. Dị ứng thuốc

Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng có thể xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc. Dị ứng thuốc điển hình bởi các triệu chứng nổi mẩn đỏ, sưng da, viêm, đau rát khó chịu.

Một số loại thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao như:

  • Thuốc chống động kinh.
  • Penicillin và thuốc kháng sinh khác.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid.
  • Thuốc hóa trị.
  • Thuốc giảm đau Ibuprofen, Aspirin.

Trong một số trường hợp, dị ứng thuốc có thể dẫn đến sốc phản vệ. Đây là một trong những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất khi nhận thấy các biểu hiện bất thường như:

  • Chóng mặt.
  • Khó thở.
  • Tim đập nhanh.
  • Mất ý thức.

Đọc thêm: Tại Sao Bị Nổi Mề Đay Liên Tục? Có Nguy Hiểm Không?

Nổi mẩn đỏ thành mảng có nguy hiểm không?

Người mẩn ngứa thành mảng không nên quá lo lắng, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đây là bệnh lý không đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Nhưng do các triệu chứng rất khó kiểm soát, cộng thêm tính dai dẳng nên dễ khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng tới cả đời sống công việc lẫn sinh hoạt hàng ngày. 

Do triệu chứng của tình trạng nổi mẩn ngứa theo mảng thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm nên dễ khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Song song với đó, nếu không được điều trị sớm, điều trị phù hợp, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau đây:

  • Ngứa ngáy nghiêm trọng khiến người bệnh không thể kiểm soát được hành động cào gãi, chà xát mạnh vào da. Điều này khiến vùng da bị bệnh dễ bị tổn thương, trầy xước. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm có hại xâm nhập và gây nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, thậm chí là hoại tử. 
  • Nguy hiểm hơn, nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người có thể khiến người bệnh mắc chứng nề lưỡi gà, sốt cao, sưng mặt, phù nề thanh quản gây khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp,… Nặng hơn có thể dẫn tới trụy tim, tăng khả năng tử vong nếu không được cấp cứu, chăm sóc y tế kịp thời. 
  • Ngoài ra, tình trạng nổi ngứa từng mảng còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như mất ngủ, phù mạnh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi,… Trường hợp này nếu kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe của người bệnh.

Các biện pháp điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa thành mảng đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách để cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến làn da.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng được áp dụng phổ biến:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương da và một số biểu hiện đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương da và một số biểu hiện đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp

Các loại thuốc thường được sử dụng kiểm soát triệu chứng nổi mẩn ngứa thành mảng:

  • Thuốc kháng histamine H1 tại chỗ: Với những trường hợp nổi mẩn ngứa thành mảng khu trú và mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi  kháng histamine H1 để giảm ngứa, kiểm soát tổn thương lan rộng, cải thiện sưng viêm hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamine H1 đường uống: Thuốc được chỉ định trong trường hợp không đáp ứng nhóm thuốc kháng histamine H1 tại chỗ.
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, chống viêm nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, mỏng da, giãn mao mạch,…
  • Các loại thuốc chứa Corticoid đường uống: Thuốc được chỉ định khi các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả điều trị, nổi mẩn ngứa thành mảng tiến triển nặng nề. Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức hoạt động tuyến thượng thận nên có thể phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đảm bảo, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Một số loại thuốc gây tê tại chỗ thường được dùng để cải thiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc gây nổi mẩn ngứa thành mảng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng gây tê ở phần thượng bì, giảm ngứa hiệu quả.

Người bị nổi mẩn ngứa chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa/dược sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bên cạnh đó, bạn cần dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất được chỉ định.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bỏ Túi TOP 10+ Thuốc Trị Mề Đay Giúp Kiểm Soát Cơn Ngứa

Áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà

Song song với việc tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện cơn ngứa nổi từng mảng, đau rát, sưng viêm và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng.

Áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà
Chườm lạnh hoặc tắm nước mát là biện pháp giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, đau rát da hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng được nhiều người áp dụng:

  • Chườm lạnh/tắm nước mát: Đây được xem là biện pháp giúp giảm nhanh tình trạng nổi mảng ngứa, sưng viêm, đau rát da hiệu quả. Với nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm co mao mạch, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
  • Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da sau khi tắm sẽ giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc, giảm nổi mẩn đỏ theo mảng hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, củng cố hàng rào bảo vệ da trước các tác nhân gây hại. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Da liễu một số sản phẩm dưỡng ẩm da an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng như Vaseline, Calamine,…
  • Tận dụng các thảo dược tự nhiên: Để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng, giảm sưng viêm, khó chịu, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như lá khế, lá lốt, lá tía tô,… Việc dùng thảo dược nấu nước tắm mỗi ngày sẽ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
  • Tránh cào gãi, chà xát: Thói quen chà xát, ma sát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương có thể gây chảy máu, tạo vết thương hở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bên cạnh đó, bạn bổ sung nhiều nước và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa để giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi da nổi mảng ngứa hiệu quả.
  • Cách ly dị nguyên: Người bệnh cần tránh xa các dị nguyên dễ gây ngứa nổi mảng, kích ứng dị ứng như phấn hoa, hóa mỹ phẩm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, mủ thực vật, côn trùng, lông động vật,…

Biện pháp phòng ngừa da mẩn ngứa thành mảng

Bên cạnh việc quan tâm tới các biện pháp điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng, để phòng tránh bệnh hiệu quả, ngăn bệnh tái nhiễm nhiều lần, các bạn cần:

  • Chăm chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để tránh để da bị khô, thiếu ẩm. Đồng thời ngăn ngừa ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, làm giảm các tổn thương, phục hồi tế bào da hiệu quả. 
  • Sử dụng sữa tắm, xà phòng, phấn rôm, dầu gội,… dịu nhẹ, an toàn với da, tránh dùng những sản phẩm chăm sóc, làm sạch da có chứa hóa chất, chất tẩy rửa, hương liệu,…
  • Hạn chế tối đa việc cào gãi nếu không muốn da bị tổn thương, bội nhiễm hay nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, đi ngủ sớm, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cũng như giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, đồ mặc phải sạch. 
  • Tránh ăn những thực phẩm hay đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như đồ tanh, hải sản, đậu phộng, sữa,…
  • Không dùng nước quá nóng để tắm hay tắm quá lâu vì điều này có thể làm mất độ ẩm trên da, khiến da bong vảy, dễ tổn thương, làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đảm bảo không gian sống trong lành, sạch sẽ, thoáng mát, giặt giũ chăn màn – quần áo và phơi chúng ở nơi có nắng để loại bỏ vi nấm, vi khuẩn hiệu quả hơn.
  • Tránh dùng nước ngọt có ga, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Nếu làn da xuất hiện các dấu hiệu bất thường, các bạn không nên tự ý mua thuốc mà hãy tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và điều trị bệnh theo tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nổi mẩn ngứa thành mảng có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...