Người Bị Suy Thận Có Ăn Được Sữa Chua Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

“Người bị suy thận có ăn được sữa chua không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi sữa chua là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, ở người suy thận thường tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Theo đó, suy thận có thể ăn sữa chua nhưng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Người bị suy thận có được ăn sữa chua không?

Suy thận đề cập đến tình trạng chức năng thận suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, thận suy yếu hoặc thậm chí dừng hoạt động khiến các độc tố, chất thải không được thanh lọc và đào thải ra ngoài. Lâu dần tích tụ trong cơ thể, trong máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Người Bị Suy Thận Có Ăn Được Sữa Chua Không?
“Người bị suy thận có ăn được sữa chua không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Thực tế cho thấy, bệnh suy thận bị chi phối với nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Chế độ ăn uống của người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn và cần tuân thủ nghiêm ngặt để tránh tăng áp lực lên thận, khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc “Người bị suy thận có được ăn sữa chua không?”

Sữa chua là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất như canxi, sắt, chất béo, photpho, vitamin A, D, E, bột đường và protein. Trong khi đó, chế độ ăn của người bệnh suy thận nên hạn chế protein (đạm) và thành phần này dễ chuyển hoá creatinin và ure làm tăng áp lực lên thận.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh suy thận có thể ăn sữa chua mỗi ngày nếu kiểm soát tốt về số lượng và thời gian sử dụng. Bởi lượng đạm trong sữa chua chỉ ở mức 8,3 gam trong 245 gam – không quá cao nên không làm tăng áp lực lên chức năng thận và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, sữa chua còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

  • Tăng cường sức đề kháng: Thông thường, trong các loại sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp tăng số lượng bạch cầu. Từ đó, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại.
  • Thúc đẩy quá trình tiêu hoá: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá. Chúng có thể tiết ra enzyme lactase giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn. Vì vậy, ăn sữa chua thường xuyên có thể cải thiện chức năng tiêu hoá ở người suy thận, đồng thời làm giảm bớt cảm giác ăn không ngon miệng, căng tức bụng.
  • Giảm nguy cơ bị loãng xương: Các nghiên cứu nhận thấy trong sữa chua có chứa nhiều khoáng chất như phospho, canxi, magie… tham gia vào quá trình cấu tạo nên hệ thống xương khớp. Do đó, ăn sữa chua thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả.
  • Tốt cho huyết áp và tim mạch: Suy thận có thể dẫn đến tăng huyết áp và mắc các bệnh về tim mạch. Một số loại protein có trong sữa chua có thể giúp điều hoà nhịp tim, ổn định huyết áp ở mức ổn định.

Có thể nhận thấy, sữa chua mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể nói chung và người bệnh suy thận nói riêng. Tuy nhiên, để tránh làm tăng áp lực lên thận, khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn, người bệnh nên lựa chọn loại sữa chua phù hợp.

Cách chọn sữa chua phù hợp với người bị suy thận

Về vấn đề “Người bị suy thận có ăn sữa chua được không?” theo các bác sĩ chuyên khoa là có thể ăn sữa chua. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời hạn chế làm tăng áp lực lên thận, người bệnh nên ưu tiên các loại sữa chua giàu vi chất, chất khoáng, vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể. Các thành phần này có thể làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh, đồng tời cải thiện chức năng thận.

Cách chọn sữa chua phù hợp với người bị suy thận
Người bệnh nên ưu tiên các loại sữa chua giàu vi chất, chất khoáng, vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể

Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng các loại sữa chua chứa hàm lượng phot pho, kali, vitamin C,… Đây là những thành phần gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh suy thận, khi sử dụng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tim. Hàm lượng các dưỡng chất trên thường có nhiều trong các loại hạt họ đậu, chuối, nho khô, chocolate, quả bơ,… Do đó, các loại sữa chua có chứa những thực phẩm trên người bệnh nên kiêng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Để lựa chọn sản phẩm sữa chua phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khoẻ, bạn nên xem kỹ bảng thành phần được in trên sản phẩm. Hàm lượng các chất có trong sữa chua được thể hiện cụ thể trên bao bì. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh suy thận chỉ nên ăn 1 hộp sữa chua khoảng 100 gam sau bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận

Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy thận. Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ phục hồi chức năng thận, đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng nề. Cụ thể:

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận 
Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ phục hồi chức năng thận

Các thực phẩm nên bổ sung:

  • Tinh bột: Gạo xay trắng, miến dong, khoai sọ, bột sắn dây, khoai lang, hủ tiếu, bún, phở,… bởi các thực phẩm này có lượng đường thấp.
  • Đạm: Các loại cá, thịt, sữa, trứng,… tuỳ thuộc vào giai đoạn suy thận, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng các thực phẩm chứa hàm lượng đạm phù hợp.
  • Chất béo: Ưu tiên sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu,….), mỡ cá
  • Vitamin, chất xơ: Suy thận ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau, củ, hoa quả có màu xanh, vàng, tím, đỏ.

Xem chi tiết: Bị Suy Thận Nên Ăn Rau Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Thực phẩm cần hạn chế:

  • Không dùng các món ăn chứa nhiều muối, đường
  • Hải sản: Hạn chế ăn cá sú vàng, cá trích, cua, cá cơm, sf,…
  • Thịt: Tránh các loại thịt ngỗng, thịt gà, thịt thú rừng, nội tạng động vật, thận heo (đối với người bị suy thận tiểu ra máu và có lượng axit uric cao).
  • Trái cây: Giảm tiêu thụ bưởi, chanh, cam, quýt, dứa, dưa hấu, đào, nho, lựu,… (trường hợp người bệnh có tăng kali máu)
  • Rau củ quả: Cần kiêng rau bina, măng tre, gừng, vùng, đậu đỗ, hạt điều, hạt dẻ,…
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa hàm lượng kali cao (trường hợp tăng kali máu), chất béo, phot pho,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc ” Người bị suy thận có ăn được sữa chua không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường xuyên, tuy nhiên cần tránh các loại sữa chua chứa nhiều đạm, kali, phot pho, vitamin C vì có thể làm tăng áp lực lên thận và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Hội thảo “Dinh dưỡng phòng bệnh - Nâng cao sức khỏe” tổ chức tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Viện Phó Lê Hữu Tuấn Tại Hội Thảo “Dinh Dưỡng Phòng Bệnh – Nâng Cao Sức Khoẻ”

Đầu tháng 11/2023, TTƯT. BS CKII Lê Hữu Tuấn đã thay mặt Ban Lãnh đạo...
Bác sĩ Lê Phương - Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Bác sĩ Lê Phương – Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương hiện là một trong những bác...
Bs Lê Phương trực tiếp chia sẻ các kiến thức về bệnh lý, phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh cho chị em

Viện Phó – BS Lê Phương Tham Dự Hội Thảo Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Khoa

Mới đây, Viện Phó Viện Y Dược cổ truyền dân tộc - TTƯT, BS Lê...