Ngứa Vùng Kín Khi Đến Tháng – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngứa vùng kín khi đến tháng khiến chị em khó chịu, bứt rứt, ẩm ướt “cô bé” và có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh vùng kín không đúng cách, stress, dị ứng băng vệ sinh,…
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi đến tháng
Vùng kín ở nữ giới khá mỏng và dễ nhạy cảm, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng ngứa vùng kín khi đến tháng và tình trạng thường gặp ở nữ giới. Theo đó, triệu chứng này có thể xảy ra do vệ sinh vùng kín không đúng cách, ngứa vùng kín khi dùng băng vệ sinh, căng thẳng hoặc dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ngứa vùng kín khi đến tháng:
1. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Tình trạng ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt thường xảy ra do vệ sinh vùng kín không đúng cách. Bởi trong lượng máu kinh chứa lượng lớn hại khuẩn, độc tố, khi tích tụ ở băng vệ sinh có thể gây ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu ở “cô bé”.
Bên cạnh đó, thói quen thụt rửa sâu, không lau khô sau khi rửa, không thay băng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ngứa ngáy. Do môi trường âm đạo khá nhạy cảm, dễ bị thay đổi bởi những tác nhân bên ngoài. Việc vệ sinh không đúng cách, nhất là khi đến tháng không chỉ gây ngứa ngáy mà còn có thể mắc các bệnh phụ khoa khác.
2. Căng thẳng, stress
Có thể nhận thấy, nhiều chị em bị ngứa vùng kín khi đến kỳ kinh nguyệt do căng thẳng quá mức, áp lực. Bởi cơ thể của bạn thường yếu trong những ngày này, nếu làm việc quá sức có thể gây suy nhược cơ thể. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men tấn công vào vùng kín trong thời gian hành kinh và dẫn đến ngứa ngứa.
Để hạn chế tình trạng này, chị em cần dành nhiều thời gian khi đến kỳ kinh nguyệt. Hạn chế căng thẳng, áp lực, làm việc quá sức. Bên cạnh đó, nên ăn uống điều độ, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, sữa chua, trái cây,…
3. Dùng băng vệ sinh và giấy vệ sinh kém chất lượng
Trong băng vệ sinh và giấy vệ sinh kém chất lượng thường chứa nhiều chất bẩn chưa được qua xử lý nhưng đã được tái chế lại. Những tạp chất, hại khuẩn có trong những sản phẩm này có thể tấn công vào vùng kín gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khi đến kỳ kinh nguyệt.
4. Mắc một số bệnh lý phụ khoa
Ngoài những nguyên nhân thông thường, tình trạng ngứa vùng kín khi đến tháng cũng có thể là một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo do trùng roi, vi khuẩn, nấm Candida âm đạo, các bệnh lây qua đường tình dục,… cần được thăm khám và điều trị sớm.
Dưới đây là một số bệnh phụ khoa có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy khi đến tháng:
- Nhiễm nấm Candida âm đạo: Candida là loại nấm men tồn tại bên trong âm đạo, có chức năng cân bằng hệ vi sinh. Tuy nhiên, khi độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi, nhất là trong kỳ hành kinh sẽ tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển, biến đổi cấu trúc và dẫn đến viêm phụ khoa. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, đau rát, âm đạo sưng tấy, tiểu nhắt và tần suất đi tiểu tăng lên.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn, trùng roi: Bên cạnh nấm Candida, viêm âm đạo cũng có thể xảy ra do vi khuẩn và trùng roi. Ngứa vùng kín là triệu chứng điển hình ở 2 bên lý này, tình trạng này có thể tăng lên khi đến tháng. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể gây tiết nhiều dịch âm đạo, màu sắc dịch tiết bất thường, mùi hôi kèm theo tình trạng đau bụng dưới, đau khi giao hợp, tiểu khó.
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Trong một số trường hợp, triệu chứng ngứa vùng kín khi đến tháng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… Những bệnh lý này thường gây ngứa vùng kín, xuất hiện các nốt sẩn bất thường ở “cô bé”, tay chân, đau khi quan hệ, sốt,…
Bị ngứa vùng kín khi đến tháng cần làm gì?
Ngứa vùng kín khi đến tháng là tình trạng thường gặp và có thể tự cải thiện sau khi hết kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xảy ra do các bệnh viêm phụ khoa cần điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới.
1. Các biện pháp cải thiện tại nhà
Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín khi đến tháng, chị em có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Bởi hầu hết các trường hợp khởi phát triệu chứng là do chăm sóc vùng kín không đúng cách, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng được áp dụng phổ biến:
- Bổ sung nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng ngứa vùng kín khi có kinh. Đồng thời giúp cơ thể không bị mất nước hay kiệt sức do stress.
- Tăng cường bổ sung có lợi cho sức khỏe như rau củ, sữa chua, trái cây. Bên cạnh đó, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, bia rượu để vùng kín không bị ngứa, có mùi hôi.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, nhất là trong những ngày hành kính. Tuy nhiên, chị em chỉ nên rửa với dung dịch vệ sinh 1 lần/ ngày và những lần còn lại rửa sạch với nước.
- Khi vệ sinh vùng kín, bạn cần thao tác nhẹ nhàng. Tránh chà xát mạnh hoặc dùng tay thụt rửa sâu bên trong. Tình trạng này có thể mà mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo và khiến triệu chứng trở nên nặng nề hơn.
- Cần sử dụng băng vệ sinh và khăn giấy chất lượng để tránh tình trạng ngứa ngáy khi đến tháng
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm chứa chất dễ gây kích ứng, hương liệu để vệ sinh vùng kín.
- Chọn mặc những loại quần lót có kích thước vừa ăn, chất liệu thấm hút tốt, mềm mại để tránh tích tụ mồ hôi gây ngứa ngáy vùng kín.
- Thay băng vệ sinh sau mỗi 4 – 5 giờ ngay cả khi lượng máu không đáng kể.
2. Dùng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp bị ngứa vùng kín khi hành kinh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc cải thiện. Đa số các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, ức chế sự phát triển quá mức của vi nấm, vi khuẩn. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị triệu chứng:
- Thuốc ức chế hormone estrogen: Loại thuốc này có tác dụng làm dày lớp niêm mạc bên trong và tiết dịch ra bình thường.
- Thuốc chứa một loại kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị cho nguyên nhân cụ thể gây khởi phát bệnh lý. Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng như thuốc trứng có thành phần chính là metronidazol 500mg (được dùng trong điều trị viêm âm đạo do trùng roi), thuốc đặt có thành phần clotrimazol (thuốc đặc trị nấm Candida),…
- Thuốc chứa nhiều loại kháng sinh: Loại thuốc này thường có công dụng điều trị các bệnh phụ khoa do nhiều tác nhân gây ra. Cụ thể, thuốc Tergynan (có thành phần là Ternidazol đặc trị trùng roi), Nistatin (Neomycin, đặc trị nấm,…), thuốc Flagystatine (Metronidazol đặc trị trùng roi, Nistatin),…
Phòng ngừa ngứa vùng kín khi đến tháng
Tình trạng ngứa vùng kín khi đến kỳ kinh nguyệt có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu tiếp tục duy trì những thói quen xấu, vệ sinh vùng kín không đúng cách và không điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa.
Do đó, sau điều trị, bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách để hạn chế tình trạng ngứa ngáy vùng kín
- Thường xuyên giặt giũ và thay quần lót. Bên cạnh đó, cần phơi quần lót ở nơi có nhiều nắng và thay quần lót định kỳ từ 3 – 4 tháng/ lần.
- Chị em cần thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm tiếp xúc với vùng kín như sữa tắm, nước rửa phụ khoa, bao cao su, nước xả vải, thuốc diệt tinh trùng,…
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh. Ngoài ra, cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su nếu chưa thật sự hiểu về đối tác.
- Chị em nên hạn chế tắm bồn trong thời gian hành kinh hay bị rối loạn nội tiết, đang điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Cần thăm khám phụ khoa định kỳ từ 1 – 2 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và kiểm soát nhanh chóng.
Ngứa vùng kín khi đến tháng có là tình trạng thường gặp và có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, triệu chứng sẽ tự thuyên giảm sau kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!