Nấm Candida Vùng Kín Có Lây Không? Có Nguy Hiểm Không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nấm Candida vùng kín có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặc dù tình trạng viêm nhiễm vùng kín do nấm gây ra có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nấm có khả năng tái đi tái lại. Đặc biệt nếu không phòng tránh, nấm có thể tiếp tục lây lan và tái phát ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Nấm Candida vùng kín có lây không?
Nhiễm nấm Candida vùng kín là tình trạng không còn xa lạ, xảy ra phổ biến ở nữ giới. Do môi trường âm đạo ẩm ướt, cấu trúc mở, dễ dàng bị nấm men tấn công gây hại. Người bệnh khi bị nhiễm nấm vùng kín thường có các triệu chứng ngứa ngáy, dịch nhầy tiết ra có màu sắc bất thường tuy nhiên không hôi, đau rát khi quan hệ,…
Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp điều trị nấm Candida vùng kín. Trong đó có thể kể đến như dùng thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh đường uống. Ngoài ra, có nhiều phương pháp Đông y và mẹo dân gian được nhiều người lưu truyền và áp dụng để chữa nấm vùng kín.
Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, khả năng cao nấm có thể tái phát. Nhất là khi người bệnh không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng thuốc không phù hợp, lạm dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng,… Bệnh bùng phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh các thắc mắc về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, nhiều người đặt ra vấn đề: “Nấm Candida vùng kín có lây không?”. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra rằng, nam giới và nữ giới đều có khả năng nhiễm nấm vùng kín. Tuy nhiên do cấu tạo đặc biệt nên phụ nữ có tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn.
Mặc dù không được xếp vào nhóm các bệnh lý lây nhiễm phổ biến, tuy nhiên nấm Candida vùng kín cũng có khả năng thấp lây lan từ người này sang người khác thông qua đường quan hệ tình dục.
Các tiếp xúc thân mật, dịch nhầy bộ phận sinh dục tiết ra là cơ hội cho nấm bám vào cơ thể bạn tình, làm lây nhiễm mầm bệnh. Đặc biệt là các trường hợp không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.
Ngoài ra, một số con đường lây nhiễm nấm khác cũng có thể xảy ra như: Dùng chung đồ dùng cá nhân, khăn, quần lót, dùng chung dụng cụ tình dục với người nhiễm nấm Candida vùng kín. Trong đó, trường hợp lây nhiễm khi quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất, đây cũng là con đường lây bệnh chủ yếu được đề cập.
Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh trong thời gian điều trị nấm Candida vùng kín nên hạn chế quan hệ. Sau khi điều trị và kiểm tra tình trạng sức khỏe thận trọng, người bệnh có thể quay trở lại sinh dục tình dục, lưu ý tránh quan hệ mạnh bạo để giảm rủi ro tổn thương niêm mạc, làm tái phát bệnh.
Mức độ nguy hiểm của nấm Candida vùng kín
Nấm Candida vùng kín có thể điều trị thông qua các biện pháp can thiệp nội khoa trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, viêm nhiễm vùng kín do nấm gây ra có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt không kiểm soát có thể phát sinh nhiều hệ lụy đối với đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra nếu không sớm điều trị nấm Candida vùng kín dứt điểm:
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Vùng kín gặp phải các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, ra nhiều khí hư,… gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Điều này khiến tinh thần, tâm trạng của người bệnh thường bất thường, dễ căng thẳng, cáu gắt,…
- Gây ra các bệnh lý khác: Trường hợp không điều trị, nhiễm trùng nấm men ở bộ phận sinh dục, vùng kín lan rộng có thể phát sinh các vấn đề khác, đặc biệt đối với nữ giới. Các bệnh lý liên quan có thể hình thành như viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, cổ tử cung,…
- Ảnh hưởng đến thai kỳ: Trường hợp thai phụ bị nhiễm nấm Candida vùng kín có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, gây mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt nghiêm trọng nếu viêm nhiễm lan rộng, xâm nhập vào nước ối, vào máu có thể phát sinh các biến chứng nguy hại cho thai nhi.
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Chức năng sinh sản bị ảnh hưởng nếu tình trạng viêm nhiễm vùng kín do nấm Candida không được chữa trị dứt điểm. Các tổn thương bên trong vùng kín gây cản trở quá trình thụ thai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, nhất là ở phụ nữ.
- Gây ung thư: Viêm nhiễm vùng kín kéo dài, tái phát thường xuyên có thể là nguyên nhân thứ phát hình thành ung thư. Đặc biệt, đối với phụ nữ có thể mắc phải các bệnh lý như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… vô cùng nguy hiểm nếu nấm lan rộng, tấn công sâu.
Vì mức độ nguy hiểm kể trên, người bệnh không nên chủ quan khi nhiễm nấm Candida vùng kín. Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ, thăm khám sớm và điều trị để ngăn ngừa các rủi ro nguy hại.
Phương pháp điều trị nấm Candida vùng kín
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nấm Candida vùng kín, trong đó có thể kể đến các biện pháp nội khoa không xâm lấn như dùng thuốc, mẹo chữa, thuốc Đông y. Trường hợp nặng, viêm nhiễm lan rộng, tổn thương nghiêm trọng phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ tác nhân gây hại.
Dưới đây là các phương pháp được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
- Điều trị bằng thuốc tây:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, không thay đổi liều dùng, thời gian điều trị để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số thuốc dạng đặt, thuốc uống, bôi trị nấm được kê đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuân thủ điều trị và thông báo với bác sĩ các vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc để được hỗ trợ xử lý sớm.
- Dùng mẹo dân gian:
Có nhiều phương pháp diệt nấm Candida tại nhà với các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, lành tính, hiệu quả. Các thảo dược thường dùng như: Trà xanh, lá trầu không, lá ngải cứu, lá lốt,… Chúng có chứa thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh cho vùng kín.
Sử dụng mẹo dân gian phù hợp với đối tượng viêm nhiễm nhẹ, nấm mới xâm nhập và gây ra các triệu chứng không quá nặng nề. Trường hợp vùng kín gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, có nguy cơ phát sinh biến chứng cần thăm khăm bác sĩ và điều trị theo các biện pháp chuyên sâu hơn.
- Điều trị bằng Đông y:
Ngoài hai hướng điều trị quen thuộc kể trên, nhiều người cũng tìm đến các bài thuốc Đông y điều trị bệnh. Theo đó, thuốc được dùng là các vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, khá an toàn, lành tính, có thể dùng kéo dài không lo gây tác dụng phụ.
Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Trong quá trình dùng thuốc Đông y, người bệnh tuyệt đối không tự ý kết hợp với các vị thuốc khác, chỉ dùng khi được thầy thuốc chỉ định. Bởi dùng thuốc bừa bãi có khả năng sinh ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Phòng ngừa nấm Candida vùng kín lây lan
Nhiễm nấm Candida vùng kín là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Tuy dễ điều trị tuy nhiên bệnh cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần. Trường hợp chủ quan không điều trị sớm có thể kéo theo các biến chứng khôn lường. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng bệnh từ sớm, một số vấn đề:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là quần áo, khăn tắm,…
- Phụ nữ vào kỳ hành kinh nên thường xuyên thay băng vệ sinh, trường hợp dùng cốc nguyệt san nên vệ sinh cốc, khử khuẩn để tránh viêm nhiễm “cô bé”.
- Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi cơ thể có triệu chứng bất thường.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp, không dùng sản phẩm hóa chất mạnh khiến pH mất cân bằng, dễ gây ra các bệnh lý không mong muốn.
- Tránh áp lực, lo âu khiến cơ thể bị stress, căng thẳng thường xuyên. Đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung, sức khỏe sinh sản nói chung.
- Ăn uống đầy đủ, hạn chế ăn những thực phẩm không lành mạnh. Không lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn.
- Xây dựng lối sống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, đề kháng và hệ miễn dịch.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến thắc mắc: “Nấm Candida vùng kín có lây không?”. Theo đó, khả năng lây nhiễm của Candida qua đường quan hệ tình dục là cao nhất, ngoài ra còn nhiều yếu tố góp phần lây nhiễm khác. Do đó, người bệnh nên hạn chế quan hệ, sử dụng chung đồ dùng cá nhân,… trong quá trình điều trị để phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm, ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!