Mụn Nước Ở Kẽ Chân Là Bệnh Gì? Làm Sao Khỏi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Xuất hiện mụn nước ở kẽ chân là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc do làn da bị ma sát. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn vì ngón chân là khu vực tập trung khá nhiều dây thần kinh. Vậy mụn nước ở kẽ chân là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào hiệu quả và an toàn?

Mọc mụn nước ở kẽ chân là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra

Sự xuất hiện của những đốm mụn nước ngứa ngáy trên ngón chân thực chất không phải là một bệnh lý nào cụ thể mà chỉ là một trong những triệu chứng cảnh báo các bệnh lý ngoài da. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên bệnh được đánh giá có mối liên hệ mật thiết với các bệnh như: tổ đỉa, chàm eczema, vảy nến, viêm da cơ địa… cùng một số bệnh lý rối loạn ngoài da khác.

Mụn nước ở kẽ ngón chân
Mọc mụn nước ở kẽ chân là bệnh gì?

Nếu nhận định chính xác nguyên nhân hay tác nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh và chủ động thăm khám điều trị để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn. Sau đây là một số bệnh lý hoặc các tác nhân bên ngoài làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước ở kẽ chân.

1. Do bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu với triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước sâu li ti, cứng, có kích thước nhỏ chủ yếu ở các kẽ ngón chân, ngón tay và kéo theo làm bùng phát các cơn ngứa ngáy trên bề mặt da. Những triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần hoặc nhanh hơn nếu được chăm sóc điều trị đúng cách.

Bệnh không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng, biến dạng móng nếu ổ khuẩn lây lan đến móng chân.

2. Bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm – Eczema là một dạng bệnh viêm da với triệu chứng điển hình là những mảng chàm da đỏ, nổi mụn nước ở ngón chân. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ rát, khô ráp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, suy giảm chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh tự ti, e ngại vì ngoại hình của mình.

Tùy theo từng thể trạng của người bệnh và thể bệnh mắc phải mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Căn bệnh này được chia làm nhiều dạng như chàm khô, chàm ướt, chàm nước, chàm tiếp xúc…

Mụn nước ở kẽ ngón chân
Một số bệnh lý da liễu tự miễn có biểu hiện nổi mụn nước như tổ đỉa, chàm eczema, viêm da tiếp xúc, ghẻ lở…

3. Bệnh ghẻ

Ghẻ cũng là bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao và đặc trưng với triệu chứng nổi mụn nước ở kẽ chân. Bệnh thường bùng phát chủ yếu vào thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ghẻ là do sự xâm nhập tấn công của các loại vi khuẩn, nấm men thông qua các hoạt động hằng ngày như tiếp xúc với các loại hóa chất, nguồn nước bẩn ô nhiễm… và các tác nhân gây bệnh khác.

Những đốm mụn ghẻ này không chỉ khu trú mà còn có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khỏe mạnh khác trên cơ thể. Không chỉ mụn nước mà bệnh còn gây ngứa ngáy dữ dội, bong tróc da đặc biệt là vào ban đêm vì đây là thời gian ghẻ cái hoạt động mạnh nhất.

4. Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc nói riêng và các bệnh lý viêm da khác nói chung khởi phát do da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất công nghiệp, dung dịch tẩy rửa, dung môi, kim loại coban, niken, vết cắn của côn trùng…

Lúc này, trên bề mặt da lần lượt xuất hiện một số triệu chứng như nổi mụn nước ở kẽ chân, ngón tay, da bong tróc, viêm đỏ… Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách các triệu chứng sẽ nhanh chóng được kiểm soát, tuy nhiên cũng có thể tái lại bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.

5. Nhiễm nấm

Bàn chân bị nhiễm nấm cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh nổi mụn nước ở kẽ chân, da khô, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu, da sậm màu hơn… Bên cạnh những bệnh lý da liễu vừa kể trên thì tình trạng nổi mụn nước ở kẽ chân xảy ra có thể là do các nguyên nhân sau:

Mụn nước ở kẽ ngón chân
Ngón chân bị ma sát liên tục, đổ nhiều mồ hôi hay nhiễm nấm gây ngứa ngáy và làm mọc mụn nước
  • Chân ra nhiều mồ hôi: Với những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, nhất là ở bàn chân thì nguy cơ bị nổi mụn nước ở kẽ chân, ngứa ngáy là điều hoàn toàn bình thường. Mồ hôi bám trên bề mặt da do mang vớ thường xuyên hoặc đi giày bít là nguy cơ khiến cho da chân luôn trong tình trạng ẩm ướt và làm nổi nước.
  • Do ma sát liên tục: Các ngón chân thường xuyên phải chịu áp lực hoặc ma sát mạnh, chẳng hạn như mang giày quá chật sẽ làm chân bị kích ứng, sưng viêm, từ đó gây ra triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy ở các kẽ ngón chân. Tuy nhiên, trước đó thì bề mặt da chân bị tổn thương do ma sát, trầy xước và rỉ máu.
  • Da bị kích ứng: Với những người có cơ địa làn da nhạy cảm, mỏng manh sẽ rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân dị ứng từ: thờt tiết, nhiệt độ, môi trường… Đặc biệt là vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể tự tạo ra các đốm mụn nước để giữ nhiệt cho cơ thể. Những đốm mụn nước này thường xuất hiện ở kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn tay, bàn chân hay những vị trí tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ lạnh.
  • Một số nguyên nhân khác: Sự suy yếu của làn da, thậm chí làm hình thành những đốm mụn nước, phồng rộp cũng có thể là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý truyền nhiễm hay rối loạn hệ miễn dịch như: bệnh thủy đậu, tiểu đường, tổn thương thần kinh; Do tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu, thuốc kháng sinh; Mắc bệnh tự miễn như Pemphigus, Pemphigoid… hoặc bị vỡ mạch máu.

Nổi mụn nước ở kẽ chân có chữa khỏi được không?

Các đốm mụn nước ở kẽ chân là triệu chứng ngoài da và có mức độ, biểu hiện, thời gian phát bệnh khác nhau ở từng trường hợp bệnh. Dựa vào những yếu tố này mà bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám đánh giá, chẩn đoán dạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Vì vậy, việc chủ động thăm khám tại bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng mọc mụn nước ở kẽ chân cùng các dấu hiệu ngoài da khác là điều phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Nếu tình trạng nổi mụn nước là do mắc các bệnh lý tự miễn (tổ đỉa, chàm da, viêm da…) thường sẽ không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách thì triệu chứng sẽ biến mất, nhưng lại tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Còn những trường hợp mắc bệnh da liễu thông thường như ghẻ, lở hoặc nhiễm nấm, chỉ cần người bệnh phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

Mụn nước ở kẽ ngón chân
Tình trạng nổi mụn nước ở kẽ chân có chữa khỏi hay không phụ thuộc vào cách chữa, mức độ nặng nhẹ, dạng bệnh…

Thông thường, thời gian để người bệnh lấy lại làn da khỏe mạnh như ban đầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nặng hay nhẹ, dạng bệnh là gì, cơ địa, đặc điểm làn da, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da, ăn uống.

Biện pháp chẩn đoán mụn nước ở kẽ chân được áp dụng phổ biến

Để chẩn đoán tình trạng nổi mụn nước ở kẽ chân là bệnh gì, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, hình dạng, kích thước, số lượng mụn nước, có kèm theo các triệu chứng khác như ngứa ngáy, bong tróc da hay không.

Đây là quá trình vô cùng quan trọng không thể bỏ qua để có bác sĩ biết được căn nguyên gây bệnh xuất phát từ vấn đề gì. Để tăng độ chính xác cho kết quả chẩn đoán, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm vài xét nghiệm như:

  • Sinh thiết da: Đây là biện pháp có khả năng xác định những rối loạn trên bề mặt da là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nấm. Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào tại vùng da nổi mụn nước. Sau đó, tiến hành xét nghiệm phân tích tại phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Test dị ứng da: Nếu nghi ngờ những đốm mụn nước xuất hiện là do người bệnhs đã từng tiếp xúc với một tác nhân dị ứng nào đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện test dị ứng da để xác định yếu tố dị ứng là gì.

Biện pháp xử lý mụn nước ở kẽ chân hiệu quả, an toàn

Tùy vào kết quả chẩn đoán mụn nước ở kẽ chân là bệnh gì mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả được nhiều người tin tưởng áp dụng.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây điều trị tình trạng mụn nước ở kẽ chân là biện pháp được ưu tiên áp dụng phổ biến nhất. Cách chữa này giúp đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng ngoài da nhanh chóng, trong một khoảng thời gian ngắn và tiện lợi trong việc sử dụng.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại mặt hạn chế là dễ gây ra tác dụng phụ cho da, cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo toa thuốc và liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.

Mụn nước ở kẽ ngón chân
Sử dụng thuốc Tây đem lại tác dụng cải thiện triệu chứng hiệu quả trong thời gian ngắn

Một số nhóm thuốc da liễu được dùng phổ biến như:

  • Nhóm thuốc bôi chứa corticoid: Trên thị trường có bán rất phổ biến những loại thuốc bôi chứa corticoid. Đây là thành phần có khả năng loại bỏ nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy và hỗ trợ làm xẹp các đốm mụn nước trên da. Đồng thời, kem bôi dễ thẩm thấu giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích tăng sinh các tế bào mới khỏe mạnh hơn và giảm thiểu những kích ứng trên da. Tuy nhiên, dù là thuốc bôi nhưng nếu lạm dụng quá mức cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, phải hết sức cân nhắc về liều dùng và tần suất sử dụng.
  • Nhóm thuốc kháng histamine: Nếu để ý bạn sẽ thấy đây là loại thuốc không thể thiếu trong các toa thuốc điều trị bệnh tự miễn ngoài da. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng tại chỗ như nổi mụn nước, ngứa ngáy… thông qua cơ chế ngăn cản quá trình cơ thể sản sinh các chất trung gian gây ra viêm da. Khuyến khích nên sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamine H2 vì ít tác dụng phụ hơn, không gây buồn ngủ và chất kem bôi dễ thẩm thấu hơn.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Nếu căn nguyên của tình trạng nổi mụn nước ở kẽ chân có liên quan đến các bệnh lý rối loạn hệ miễn dịch chắc chắn sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, từ đó ngăn chặn các triệu chứng không bùng phát mạnh hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có nguy cơ cao gây ra tác dụng phụ, buộc người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối liều dùng, tần suất theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp các đốm mụn nước ở kẽ chân ngày càng có xu hướng phát triển nặng hơn, thậm chí là bội nhiễm, nhiễm trùng thì việc sử dụng kháng sinh là điều cần thiết để loại bỏ các vấn đề viêm nhiễm, phòng ngừa biến chứng ngoài ý muốn.

2. Áp dụng các mẹo chăm sóc đơn giản tại nhà

Với những trường hợp bệnh không quá nặng, các đốm mụn nước có kích thước nhỏ, không viêm loét, người bệnh nên ưu tiên điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Mục đích chủ yếu là để giảm ngứa ngáy, làm xẹp mụn nước, phòng ngừa lây lan và để vết thương biến mất hẳn.

  • Chườm lạnh: Dùng một tấm vải mỏng bọc viên đá lạnh và chườm lên vùng da bị ngứa do nổi mụn nước hoặc ngâm chân trực tiếp vào thau nước đá lạnh để cắt nhanh cơn ngứa ngáy, nóng rát, sưng viêm… Kiên trì áp dụng mẹo này từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vì có thể làm da bị bỏng lạnh, kích thích các đốm mụn nước nổi lên nhiều hơn.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Đây là thói quen được các chuyên gia da liễu khuyến khích thực hiện hằng ngày ngay cả khi làn da của bạn không bị bệnh. Trong kem dưỡng ẩm có chứa các dưỡng chất cần thiết cho làn da, làm ẩm, giảm khô ráp và cải thiện ngứa ngáy, không làm vỡ mụn nước. Một số loại kem dưỡng ẩm được khuyên dùng như: vaseline, eucerin, lubriderm…
  • Massage bằng tinh dầu thảo dược: Để tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng trên chân, thỉnh thoảng bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu để massage lên da. Tinh dầu thảo dược không chỉ giúp cấp ẩm, làm dịu da mà còn giảm ngứa ngáy, giảm bong tróc và kích thích làm lành những tổn thương trên da.
Mụn nước ở kẽ ngón chân
Massage tinh dầu tại các kẽ ngón chân làm dịu da, giảm ngứa ngáy và giảm bong tróc hiệu quả

Hướng dẫn một số biện pháp phòng ngừa nổi mụn nước ở kẽ chân

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp mọc mụn nước trên chân đều là do chân chịu tác động mạnh, ma sát thường xuyên gây ra. Tuy nhiên, cũng không loại trừ các trường hợp do mắc phải một số bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc… Vì vậy, để phòng ngừa tái phát tình trạng này, người bệnh nên tạo thói quen thực hiện một số vấn đề sau:

  • Hạn chế tối đa việc mang giày kín trong thời gian dài để tránh làm chân đổ nhiều mồ hôi và bị ma sát liên tục. Đồng thời, cắt ngắn móng chân thường xuyên, đặc biệt là khi phải hoạt động đi bộ hay chạy bộ đường dài.
  • Giữ cho chân luôn thoáng khí, thấm khô mồ hôi chân để không tạo điều kiện cho các loại nấm men, vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh chân thường xuyên, kỹ lưỡng tương tự như vệ sinh các vùng da khác trên cơ thể. Nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa làm sạch sâu nhưng vẫn dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da.
  • Tránh để chân tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, các loại dung môi, kim loại (đặc biệt là niken, coban). Phải mặc đồ bảo hộ hoặc tối thiểu phải đi ủng cao su để tránh khởi phát triệu chứng dị ứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin khoáng chất cần thiết cho da như vitamin E, C, D, kẽm… Uống nhiều nước mỗi ngày để duy trì sự khỏe mạnh của làn da.
  • Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm có hại như thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích như rượu bia thuốc lá…
Mụn nước ở kẽ ngón chân
Vệ sinh chân hằng ngày, dưỡng da và giữ cho da luôn khô ráo để hạn chế tái phát các bệnh da liễu làm nổi mụn nước ở kẽ chân

Mong rằng những kiến thức hữu ích về vấn đề “nổi mụn nước ở kẽ chân” được tổng hợp trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng này và có cách xử lý điều trị hiệu quả nếu chẳng may mắc phải. Tốt nhất nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm loại bỏ triệu chứng, phòng ngừa tái phát lâu dài.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cỏ Hôi Hiệu Quả, An Toàn

3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cỏ Hôi Hiệu Quả, An Toàn

Cây cỏ hôi hay cây cứt lớn là nguyên liệu thường dùng trong các mẹo...