Mổ Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Nên Mổ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mổ sỏi thận là phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ các viên sỏi kích thước lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của người bênh. Tuy nhiên, biện pháp xâm lấn thường kèm theo một số rủi ro nhất định trong và sau khi thực hiện. Vậy mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Khi nào nên mổ? Thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Mổ sỏi thận là gì? Khi nào nên mổ sỏi thận?

Mổ sỏi thận là biện pháp chữa trị cho bệnh nhân đang bị sỏi thận, kích thước từ nhỏ đến lớn. Việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi thường được thực hiện cho trường hợp kích thước sỏi lớn từ 10mm đến 20mm hoặc hơn. Khi đó, người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không loại bỏ sỏi ra ngoài.

Mổ sỏi thận là gì? Khi nào nên mổ sỏi thận?
Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa phù hợp

Bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị kỹ thuật y khoa, dùng tia laser hoặc dùng ống nội soi để tiến hành phá kết cấu viên sỏi để hút chúng ra ngoài. Phương pháp dành cho đối tượng không còn đáp ứng điều trị bằng thuốc, viên sỏi có kích thước lớn không thể tự đào thải qua đường tiểu. Người bệnh sẽ được kiểm tra, xét nghiệm thận trọng trước khi đưa ra quyết định mổ lấy sỏi thận.

Các phương pháp mổ sỏi thận hiện nay

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp mổ sỏi thận được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp. Theo đó, tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Biện pháp tán sỏi bên ngoài thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị sỏi thận kích thước nhỏ, khoảng từ 2mm đến 6mm. Theo đó, người thực hiện sẽ sử dụng máy phát sóng xung động hoặc laser, tác động từ bên ngoài cơ thể tại vị trí có sỏi để phá vỡ chúng. Các viên sỏi sau khi đã bị phá vỡ kết cấu sẽ đi ra ngoài bằng đường tiểu nhờ vào sự kết hợp của thuốc hòa tan.

Nội soi ngược dòng tán sỏi thận

Nội soi ngược dòng là biện pháp tán sỏi ở niệu quản với nhiều kích thước khác nhau. Người thực hiện sẽ sử dụng ống soi đưa vào bên trong niệu đạo, qua bàng quang để đi đến niệu quản. Ống nội soi sẽ tiếp cận viên sỏi, sau đó chiếu laser để phá vỡ chúng và hút chúng ra ngoài.

Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ quá trình thực hiện thông quá màn hình. Tỷ lệ thành công được đánh giá cao, hậu phẫu có thể chăm sóc dễ dàng và giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian phục hồi. Do đó hiện nay phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng được nhiều người ưa chuộng.

Phương pháp lấy sỏi qua da

Phương pháp lấy sỏi qua da nghe có vẻ lạ tuy nhiên phương pháp tán sỏi này đã được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Theo đó, một đường hầm nhỏ sẽ được tạo ra bên ngoài da đến vị trí có sỏi, kích thước đường hầm từ 6mm đến 100mm. Một thiết bị chuyên dụng sẽ được đưa vào bên trong thông qua đường hầm.

Người thực hiện sẽ dùng năng lượng laser để phá vỡ kết cấu của viên sỏi, sau đó chúng sẽ được hút ra bên ngoài. Áp dụng cách chữa này cho bệnh nhân bị sỏi bể thận hoặc đài thận, không dùng nếu người bệnh đang bị sỏi niệu quản.

Các phương pháp mổ sỏi thận hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp mổ sỏi thận được áp dụng

Mổ nội soi sỏi thận

Loại bỏ sỏi thận bằng phương pháp mổ nội soi ít xâm lấn, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Cụ thể, người thực hiện sẽ sử dụng một ống nội soi đưa vào vị trí có sỏi thông qua con đường qua phúc mạc hoặc phía sau phúc mạc.

Để tránh đi vào ổ bụng của bệnh nhân, hiện nay bác sĩ thường lựa chọn giải pháp đưa ống nội soi vào sau phúc mạc. Phương pháp mổ nội soi được chỉ định cho đối tượng bị sỏi ở đoạn trên hoặc bể thận. So với các biện pháp phẫu thuật khác, phương pháp này hiện nay ít được áp dụng hơn.

Phương pháp mổ mở

Mổ mở là phương pháp được áp dụng khi người bệnh có sỏi san hô, chức năng thận bị ảnh hưởng và phá hủy gần như hoàn toàn. Ngoài ra, mổ mở còn được tiến hành cho đối tượng đã từng tán sỏi bằng các phương pháp khác nhưng không đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp giúp loại bỏ sỏi, giảm đau đớn khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, mổ mở lấy sỏi có tỷ lệ tái phát bệnh thấp nhất so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, mổ mở lại khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thành thạo để tránh các tai biến hậu phẩu không mong muốn.

Phẫu thuật sỏi thận bằng robot

Phương pháp tân tiến nhất hiện nay, tuy nhiên do chi phí cao nên ít được thực hiện. Mặc dù vậy, trên thực tế phương pháp này cũng mang lại khá nhiều ưu điểm trong điều trị sỏi thận, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, ít tái phát và có thể trở về nhà ngay sau khi điều trị.

Mổ sỏi thận nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị bệnh được thực hiện nhằm loại bỏ tinh thể rắn bất thường bên trong thận. Dựa vào các kỹ thuật hiện đại ngày nay, biện pháp can thiệp xâm lấn dần tiên tiến và ngày càng rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi cho người bệnh.

Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp ngoại khoa, thực tế người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các rủi ro không mong muốn trong và sau khi mổ. Cụ thể, đối với bệnh nhân mổ sỏi thận nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

Chảy máu sau phẫu thuật

Sau mổ sỏi thận, người bệnh có thể bị chảy máu tại vết thương, đặc biệt là mổ mở ở trường hợp bệnh nhân bị sỏi san hô. Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau cuộc phẫu thuật hoặc xuất hiện thứ phát sau một thời gian. Cụ thể:

  • Chảy máu ngay khi mổ:

Hiện tượng xuất huyết này xảy ra có thể là do các nguyên nhân như niêm mạc bị tổn thương trong quá trình thực hiện, rạch mạch máu nhỏ trong thận, tác động trong quá trình vận chuyển bệnh nhân từ phòng mổ sang phòng hồi sức,…

Nếu lượng máu chảy ra ít người bệnh sẽ được theo dõi và tiếp tục điều trị bằng biện pháp truyền dịch, dùng thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh hoặc các viên uống khác nếu cần thiết. Trường hợp mất máu nhiều, kèm theo triệu chứng đông máu, huyết động bất ổn có thể dùng phương pháp ngoại khoa để tránh ảnh hưởng tính mạng người bệnh.

Mổ sỏi thận nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
Xuất huyết là một trong những biến chứng có thể xuất hiện sau mổ sỏi thận
  • Chảy máu thứ phát:

Sau một thời gian điều trị bằng biện pháp phẩu thuật sỏi thận, người bệnh nhận thấy vết thương bị chảy máu. Tình trạng này thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần sau mổ, đây được cho rằng là hiện tượng nguy hiểm cần đưa người bệnh cấp cứu càng sớm càng tốt.

Thông thường nguyên nhân gây chảy máu thứ phát có liên quan đến nhiễm khuẩn, điều này làm cho áp lực trong đài bể thận tăng lên. Kéo theo đó là tình trạng bung đường khâu nhu mô, cục máu đông lại gây bít tắc mạch máu khiến cho tình trạng chảy máu thứ phát xảy ra.

Chính vì thế, sau mổ người bệnh cần hạn chế vận động, nên nằm từ 1 – 2 tuần để ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu bất thường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời xử lý, tránh nguy hiểm sức khỏe.

Biến chứng rò nước tiểu sau mổ

Ngoài tình trạng chảy máu sau mổ sỏi thận, người bệnh có nguy cơ bị rò nước tiểu, đây là biến chứng thường gặp nhất. Nguyên nhân có thể là do chưa loại bỏ hết hoàn toàn sỏi thận khiến bể thận bị hẹp hoặc cũng có thể là do nhu mô thận bắt đầu hoại tử.

Do đó, thông thường trước khi tiến hành can thiệp ngoại khoa, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định kích thước, vị trí của sỏi để có biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời, trong quá trình thực hiện tuyệt đối thận trọng để tránh gây tổn hại tới mạch máu, mô thận. Sau khi loại bỏ sỏi phải khâu kín vết thương.

Trường hợp người bệnh có dấu hiệu rò nước tiểu, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và can thiệp xử lý sớm. Bởi, nếu tình trạng này kéo dài có khả năng làm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tăng nguy cơ tái phát sỏi thận.

Mổ sỏi thận nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
Viêm thận – bể thận cấp có thể xảy ra sau mổ sỏi thận

Viêm bể thận, viêm thận

Viêm bể thận cấp, viêm thận cấp là biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh sau mổ lấy sỏi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nguyên nhân thường do quá trình mổ không đảm bảo an toàn, các dụng cụ chưa được vệ sinh vô trùng.

Khi bị viêm bể thận, viêm thận cấp, người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau âm ỉ dữ dội từ sườn đến bàng quang. Trường hợp không phát hiện kịp thời có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác, đặc biệt là khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Sau mổ bị tắc mạch chi

Tắc mạch chi là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, do sốc nhiễm trùng khi mổ gây ra. Nếu không phát hiện sớm, người bệnh có thể bị hoại tử chi. Theo đó, các dấu hiệu bất thường khi gặp phải biến chứng này như đau dữ dội đột ngột, tê bì và có cảm giác như bị kiến bò. Sau một thời gian, các chi bắt đầu cử động yếu dần, hoạt động không bình thường như trước.

Mất tự chủ tiểu tiện

Mất tự chủ tiểu tiện là hiện tượng có thể xảy ra sau mổ sỏi thận. Nhất là trường hợp mổ nội soi, ống soi có thể gây tổn thương đường tiểu làm hình thành các mô sẹo cản trở việc lưu thông của nước tiểu. Do đó, sau điều trị, người bệnh có thể bị mất tự chủ trong việc tiểu tiện, són tiểu bất thường. Nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.

Ảnh hưởng đến các tạng tại ổ bụng

Trường hợp mổ sỏi thận được thực hiện tại môi trường không đảm bảo, tay nghề bác sĩ không đáp ưng yêu cầu có thể gây ra nhiều sơ xuất. Theo đó, nội tạng tại ổ bụng có thể bị tổn thương. Chẳng hạn như tổn thương xảy ra ở đại tá tràng, gan hay lá lách,…

Tổn thương nội tạng khó có thể xử lý và có mức độ nguy hiểm cao. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thực hiện mổ sỏi thận tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng có bác sĩ tay nghề giỏi để giảm thiểu rủi ro gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Biện pháp chăm sóc sau khi mổ sỏi thận

Mổ sỏi thận giúp loại bỏ tác nhân gây hại nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên như đã đề cập bên trên, phương pháp ngoại khoa vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc cơ thể sau mổ. Một số vấn đề như sau:

Biện pháp chăm sóc sau khi mổ sỏi thận
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau điều trị sỏi thận bằng biện pháp ngoại khoa
  • Chăm sóc vết mổ: Giữ vệ sinh vết mổ tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Người bệnh cần được thay băng vết thương mỗi ngày 1 – 2 lần. Trường hợp trong quá trình thay băng thấy vết mổ bị chảy máu hoặc có biểu hiện bất thường nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Sử dụng ống thông tiểu: Người bệnh sau mổ thường phải dùng ống thông hỗ trợ từ 2 – 3 ngày. Trường hợp người bệnh mổ mở sỏi thận phải dùng ống thông xuyên suốt cho đến khi hoạt động tiểu tiện bình thường trở lại. Tùy vào tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định thời gian rút ống thông phù hợp.
  • Theo dõi nước tiểu: Đây là một trong những lưu ý mà người bệnh cần thực hiện sau mổ sỏi thận. Theo đó, người bệnh và người chăm sóc phải theo dõi màu sắc, lượng nước tiểu mỗi ngày. Trường hợp trong nước tiểu có mủ, có máu cần thông báo để được hỗ trợ sớm.
  • Vận động sau mổ: Người bệnh được khuyến cáo nằm trên giường những ngày đầu sau khi mổ sỏi thận để vết thương ổn định lại. Sau 2 – 3 ngày hoặc khi cơn đau qua đi người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng. Hạn chế thực hiện các động tác đổi tư thế một cách đột ngột, tránh va chạm khiến huyết áp giảm và ảnh hưởng đến vết thương, ống thông. Nếu muốn di chuyển lưu ý nên khóa ống nối để tránh việc ngồi hoặc đi lại khiến dịch bị chảy ngược.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh sau mổ nên ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm giàu canxi uống đủ nước, bổ sung các sản phẩm bổ dưỡng để cơ thể sớm hồi phục. Đồng thời trong thời gian này người bệnh nên hạn chế ăn những món khô cứng, cay nóng, các sản phẩm muối chua, đồ ăn nhanh, thức ăn đông lạnh,… để tránh nguy cơ dị ứng, kích thích vết mổ.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?”. Phương pháp can thiệp ngoại khoa được áp dụng cho đối tượng bệnh nhẹ đến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân. Sau điều trị, người bệnh và người chăm sóc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng không mong muốn.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...