
Mổ Hở Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng [Tìm Hiểu]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương án được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Theo các chuyên gia, phương pháp phẫu thuật mổ hở này mang lại hiệu quả tương đối cao và có chi phí phù hợp với nhiều đối tượng.
Mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trường hợp phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh lý đặc trưng bởi cơn đau nhức ở vùng thắt lưng và đau ở liên sườn. Tình trạng này có thể lan dọc vùng mông xuống chân, gây tê bì hoặc đau kéo căng cơ chân khi ngửa, cúi,…

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý được cải thiện thông qua một số biện pháp bảo tồn như sử dụng thuốc, áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu, tổ chức lại lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã chuyển biến nặng và không đáp ứng các biện pháp trên, phẫu thuật sẽ được xem xét.
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhằm khắc phục tổn thương ở đĩa đệm bị thoát vị, kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng vận động. Trong đó, mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp phẫu thuật truyền thống được nhiều người bệnh lựa chọn.
Đối với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân nội khí quản. Sau khi xác định được vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch vết mổ để loại bỏ vòng xơ phía trước của đĩa đệm rồi đến phần đĩa đệm bị thừa. Ở các vùng chèn ép lên tuỳ, rễ cũng được loại bỏ để khắc phục tình trạng bị chèn ép.
Đối tượng chỉ định
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp phẫu thuật truyền thống mang lại hiệu quả tương đối cao và có chi phí phù hợp nên được nhiều người bệnh lựa chọn.

Tuy nhiên, phương pháp chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định, cụ thể:
- Các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả: Trường hợp người bệnh đã áp dụng các biện pháp bảo tồn như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc Tây, chiếu tia laser,… nhưng không mang lại hiệu quả, cơn đau ở vùng thoát vị không thuyên giảm, ngược lại diễn tiến nghiêm trọng hơn, lúc này bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật.
- Xuất hiện dấu hiệu chèn ép tuỷ sống, dây thần kinh độ nặng và có nguy cơ liệt: Tình trạng bệnh trong giai đoạn nghiêm trọng, cần điều trị kịp thời để tránh phát sinh những biến chứng nguy hiểm.
- Mắc các bệnh lý về cột sống: Trường hợp mắc nhiều bệnh lý về cột sống sẽ được cân nhắc chỉ định phẫu thuật để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
- Người trẻ tuổi: Thông thường, ở người trẻ tuổi có khả năng phục cao nên trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nghiêm trọng có thể lựa chọn phương pháp mổ hở. Trường hợp người cao tuổi cần xem xét nhiều yếu tố trước khi chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hết bao nhiêu?
Thực tế nhận thấy, chi phí phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói chung cao hơn so với biện pháp điều trị bảo tồn. Đối với trường hợp lựa chọn phương pháp mổ hở chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng bệnh lý: Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương ở đĩa đệm bị thoát vị, các triệu chứng lâm sàng mà chi phí mổ có thể khác nhau. Đối với bệnh ở mức độ nhẹ thường ít chi phí hơn so với bệnh ở mức độ nặng.
- Chế độ bảo hiểm: Trường hợp có tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ mức chi phí điều trị cũng như phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
- Cơ sở phẫu thuật: Để đảm bảo an toàn, đạt kết quả tốt sau phẫu thuật cũng như chi phí chữa trị hợp lý, người bệnh nên ưu tiên các bệnh viện công lập, có hỗ trợ cho người tham gia BHYT.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền? Đối với trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp mổ hở có chi phí dao động khoảng 15 đến 18 triệu đồng.
Ưu điểm – Hạn chế
Tương tự các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc nắm rõ các lợi ích và hạn chế của phương pháp sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đánh giá và lựa chọn hướng điều trị phù hợp.
Ưu điểm:
- Giải phóng khu vực chèn ép thần kinh nhanh chóng: Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ phần nhân nhầy bị thoát vị, từ đó giúp giải phóng khu vực bị chèn ép nhanh chóng.
- Kiểm soát tình trạng đau nhức, tê cứng: Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, các cơn đau nhức, tê cứng sẽ được khắc phục nhanh chóng, cải thiện khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Khắc phục các vấn đề mà phương pháp nội khoa không xử lý được: Thực hiện phẫu thuật có thể loại bỏ những khối thoát vị, xương chồi, dây chằng bị tổn thương ra khỏi cơ thể mà phương pháp nội khoa không thể đáp ứng.
- Có thể can thiệp giữ vững cột sống: Trong quá trình phẫu thuật có thể dùng nẹp, vít để cố định và giữ vững cột sống.
Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật:

Mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mang lại hiệu quả khá cao với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ, có thể xuất hiện các biến chứng sau khi phẫu thuật, cụ thể:
- Nhiễm trùng: Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tình trạng này xuất hiện ở các vùng da bị rạch, bên trong đĩa đệm hoặc ở trong cột sống xung quanh dây thần kinh nếu vết mổ không được chăm sóc đúng cách. Theo đó, hiện tượng nhiễm trùng xuất hiện sau mổ hơn cao hơn so với mổ nội soi.
- Cơn đau tái phát: Phương pháp phẫu thuật có thể giúp khắc phục các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu chế độ sinh hoạt sau mổ không được cải thiện.
- Rễ thần kinh bị dính: Trong quá trình phẫu thuật và khâu vết mổ có thể gây ra tình trạng rễ thần kinh bị dính gây chèn ép, đau dữ dội.
- Đau dai dẳng sau phẫu thuật: Tình trạng đau sau phẫu thuật có thể tự thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trường hợp đau dai dẳng người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý đúng cách.
Một số lưu ý sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Sau khi mổ hở thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập luyện sau phẫu thuật: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sau phẫu thuật nửa ngày bằng bài tập hít thở bằng bụng nhằm giúp cơ hoành được hoạt động. Do lúc này cơ thể còn yếu, tác dụng của thuốc tê vừa hết nên vẫn còn đau, người bệnh cần tập luyện nhẹ nhàng.
- Để đứng lên: Sau phẫu thuật 1 ngày sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định, tiến triển tốt hơn nên bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng ở khớp háng, khớp gối và khớp chân. Nên vịn đứng lên để giúp các khớp được linh hoạt hơn.
- Để nằm xuống: Sau khi mổ khoảng 2 ngày, người bệnh có thể tự nằm xuống giường hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân để giúp các xương khớp vùng lưng được vận động nhẹ nhàng.
- Đi lại thường xuyên: Sau 2 – 3 ngày phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định và có thể đi lại nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của khung tập và người thân. Bạn cần đi lại thường xuyên để giúp máu được lưu thông, cải thiện khả năng vận động xương khớp. Tuy nhiên cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức có thể ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp này mặc dù có hiệu quả tương đối cao và chi phí hợp lý nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!