Mề Đay Mãn Tính: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Bệnh mề đay mãn tính là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài trên 6 tuần. Các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn này thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và đáp ứng kém các biện pháp điều trị và chăm sóc hơn so với mề đay cấp tính. Nếu không tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, mề đay mãn tính có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính là một dạng tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần và đặc trưng bởi tình trạng sẩn ngứa có màu hồng, đỏ, trắng nhạt, phát ban và kèm theo hiện tượng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.

benh-me-day-man-tinh
Bệnh mề đay mãn tính là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài trên 6 tuần

Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến xảy ra khoảng 10 – 20% dân số của thế giới. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp mắc bệnh lý này đều có xu hướng hướng thuyên giảm trong 6 tuần. Theo đó, có khoảng 5% trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài hoặc tái lại hơn 6 tuần.

Khá giống với mề đay cấp tính, bệnh mề đay mãn tính chủ yếu gây tổn thương trên bề mặt da và rất hiếm khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, do tính chất kéo dài dài dai dẳng và bùng phát nhiều lần nên các triệu chứng bệnh lý có thể tác động xấu đến ngoại hình, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giảm khả năng tập trung và khiến chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể.

Nguyên nhân gây ra mề đay mãn tính

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 20 – 30% trường hợp bị nổi mề đay mãn tính khởi phát có nguyên nhân cụ thể, trong đó chủ yếu từ yếu tố ngoại cảnh như:

  • Mề đay do nhiệt độ (nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột)
  • Mề đay do áp lực (vùng da ma sát trực tiếp với giày dép, quần áo và những vật dụng cá nhân khác)
  • Mề đay giao cảm (sau khi tập thể thao, sau khi tắm hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột)
  • Mề đay do nước
  • Mề đay do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh
  • Mề đay do dị ứng (những dị nguyên dẫn đến mề đay mãn tính thường là thời tiết, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, nấm mốc, mủ nhựa thực vật, thức ăn, lông động vật,…)

Còn lại, khoảng 70 – 80% trường hợp mề đay mãn tính không thể xác định nguyên nhân cụ thể- được gọi là mề đay mãn tính tự phát/ mề đay mãn tính vô căn. Ngoài ra, một vài trường hợp bị nổi mề đay mãn tính ảnh hưởng bởi một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Nhiễm ký sinh trùng (giun sán)
  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
  • Suy giảm chức năng gan
  • Do ung thư
  • Gặp những vấn đề về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn khác (những trường hợp này gọi là bệnh mề đay mãn tính tự miễn).

Các triệu chứng nhận biết bệnh lý

Thực tế, về hình thái tổn thương của bệnh mề đay mãn tính thường không quá khác biệt so với biểu hiện bệnh mề đay cấp tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tổn thương da có xu hướng diễn tiến chậm, hạn chế lan rộng và chỉ gây ngứa ngáy âm ỉ.

Các triệu chứng nhận biết bệnh lý
Trên da xuất hiện các sẩn ngứa và tình trạng phát ban kéo dài hơn 6 tuần

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay mãn tính:

  • Trên da xuất hiện các sẩn ngứa và tình trạng phát ban kéo dài hơn 6 tuần
  • Vùng da bị tổn thương chỉ gây ngứa ngáy nhẹ và âm ỉ (ít trường hợp triệu chứng ngứa ngáy bùng phát mạnh như mề đay cấp tính)
  • Mề đay mãn tính thường xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, nhất là đối tượng nữ giới

Vùng da bị tổn thương do mề đay mãn tính gây ra chính là hệ quả khi hệ miễn dịch tạo ra kháng thể IgE. Kế đến IgE sẽ kích thích giải phóng chất trung gian gây dị ứng (histamin) vài trong niêm mạc, da và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Tuy có đặc tính dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần nhưng bệnh mề đay mãn tính rất ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại là mề đay cấp sẽ dễ thuyên giảm, xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng lại có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây phù mạch.

Tuy nhiên, các triệu chứng mề đay mãn tính kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tác động xấu đến ngoại hình và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp hàng ngày.

Ngoài ra, nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh lý có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Chàm hóa da: Đây là hiện tượng tổn thương da do bệnh lý gây ra có dấu hiệu khô ráp, dày sừng, nứt nẻ tương tự như biểu hiện của bệnh chàm. Tình trạng này có thể khiến vùng da bị mất thẩm mỹ, để lại sẹo thâm, từ đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Thâm nhiễm da: Do đặc tính kéo dài dai dẳng và ngứa ngáy âm ỉ nên người bệnh thường có xu hướng chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài có thể khiến vùng da bị thâm nhiễm và dày sừng
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác: Bệnh mề đay mãn tính nếu không được điều trị có thể dẫn đến kích thích hệ miễn dịch tăng sinh nhiều kháng nguyên IgE. Khi nồng độ của IgE trong huyết thanh tăng lên sẽ gây kích thích phát sinh các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,…

Các phương pháp điều trị bệnh mề đay mãn tính

Quá trình điều trị bệnh mề đay mãn tính thường gặp nhiều khó khăn do bệnh lý có khả năng tái phát cao và đáp ứng kém, bên cạnh đó đa số trường hợp mắc bệnh đều không thể xác định nguyên nhân cụ thể. Do đó, song song với biện pháp điều trị y tế, người bệnh cần chủ động trong việc loại trừ các yếu tố thuận lợi cũng như chăm sóc da đúng cách để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thực tế cho thấy, các loại thuốc tân dược không có khả năng điều trị mề đay mẩn ngứa dứt điểm. Theo đó, các loại thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và giảm nguy cơ tái phát.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc Tây có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa tổn thương lan rộng

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

Thuốc kháng histamine:

Histamine chính là thành phần trung gian gây kích thích các triệu chứng nổi mề đay bùng phát. Do đó, việc điều trị ưu tiên đối với bệnh mề đay cấp và mãn tính là sử dụng thuốc kháng histamin H1. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ II để hạn chế một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung mệt mỏi,… đồng thời giúp an thần khi sử dụng.

Trong trường hợp thuốc kháng histamine H1 không mang lại hiệu quả điều trị cao, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp với thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này thường sử dụng trong điều trị những bệnh lý đường tiêu hóa do tăng tiết dịch vị. Tuy nhiên, trước khi phóng thích vào niêm mạc và da, histamin cần phải đi qua thụ thể H1 và H2.

Do đó, bác sĩ có thể kết hợp 2 loại thuốc này để làm tăng tác dụng chống dị ứng, đồng thời kiểm soát các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính hoàn toàn.

Thuốc Corticoid:

Corticoid thuộc nhóm thuốc nội tiết, có công dụng chống dị ứng và chống viêm mạnh. Tuy nhiên, do cơ chế hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch nên nhóm thuốc này có thể gây phát sinh các biến chứng và rủi ro trong quá trình sử dụng như tăng huyết áp, loãng xương, viêm loét dạ dày, suy tuyến thượng thận.

Do đó, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định Corticoid trong điều trị bệnh lý ngắn ngày khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng histamin. Hiệu quả điều trị của thuốc Corticoid được thể hiện khá rõ rệt, nhất là những trường hợp bệnh mề đay vô căn và mề đay tự miễn.

Thuốc kháng leukotrien:

Bên cạnh thuốc histamine, leukotrien cũng được xem là một trong những hoạt chất trung gian dẫn đến kích thích phản ứng viêm do dị ứng. Do đó, với những trường hợp không đáp ứng tốt nhóm thuốc kháng histamine, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định kết hợp với thuốc điều trị này.

Thuốc ức chế miễn dịch:

Các loại thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng trong điều trị bệnh mề đay vô căn hoặc mề đay do các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được chỉ định với những trường hợp không thể đáp ứng với thuốc kháng histamine, leukotrien và bị phụ thuộc corticoid.

Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong kiểm soát các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính, bao gồm Cyclophosphamide, Cyclosporine và Methotrexate.

Thuốc Omalizumab:

Omalizumab là một trong những loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh hen suyễn, mề đay vô căn mãn tính không có khả năng đáp ứng tốt với các loại thuốc kháng histamine H1. Theo đó, các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng ức chế kháng thể IgE, từ đó giúp giảm phóng thích histamin và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

2. Áp dụng mẹo dân gian cải thiện tại nhà

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính bằng một số mẹo dân gian được áp dụng tại nhà. Ưu điểm của biện pháp này là lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và tình trạng lạm dụng thuốc tân dược.

Áp dụng mẹo dân gian cải thiện tại nhà
Tắm nước lá bạc hà được xem là một trong những mẹo dân gian giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, khó chịu và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra:

  • Tắm nước lá bạc hà cải thiện: Trong lá bạc hà chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm, làm dịu ngứa ngáy, đau rát, sát trùng nhẹ và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi cho vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước và một ít muối biển. Dùng nước này pha với nước mát đến khi có nhiệt độ ấm vừa phải thì tiến hành tắm và vệ sinh da. Áp dụng đều đặn để cải thiện bệnh lý hiệu quả.
  • Dùng cây đinh lăng chữa bệnh lý: Chuẩn bị 80 gam cây đinh lăng đã được phơi khô mang đi rửa sạch rồi đun sôi với 500ml nước lọc. Đến khi phần nước sắc lại còn 300ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và chia thành 2 lần uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
  • Bài thuốc đắp từ rau má: Mẹo chữa này phù hợp với trường hợp tổn thương da do bệnh lý gây ra ở phạm vi nhỏ và không có dấu hiệu bội nhiễm, lở loét. Rau mát có tính mát, giúp làm dịu cơn ngứa ngáy, sưng nề khó chịu do bệnh lý gây ra. Bạn có thể chuẩn bị 1 nắm lá rau má và 1 nắm lá gấc mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó cho dược liệu vào cối và giã nát với 1 ít muối. Đắp hỗn hợp này lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch mỗi ngày đều đặn 2 lần.

3. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn

Như đã đề cập, bệnh mề đay mãn tính cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính như nhiễm giun sán, nhiễm vi khuẩn Hp, suy giảm chức năng gan, nhiễm trùng mãn tính và các vấn đề về tuyến giáp. Với những trường hợp này, các triệu chứng bệnh mề đay thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và không đáp ứng tốt các biện pháp điều trị.

Do đó, nếu nghi ngờ bệnh mề đay mãn tính khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.

Biện pháp chăm sóc và kiểm soát bệnh mề đay mãn tính

Bệnh mề đay nói chung và mề đay mãn tính nói riêng là bệnh da liễu có đặc tính kéo dài dai dẳng và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị và các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Biện pháp chăm sóc và kiểm soát bệnh mề đay mãn tính
Tránh tắm nước quá nóng và không tiếp xúc với những nguồn nước lạ

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa các triệu chứng bệnh lý tái phát:

  • Tiến hành tẩy giun sán định kỳ, nhất là với trẻ nhỏ
  • Người bệnh tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh (ánh nắng từ 9:00 – 16:00). Nếu hoạt đồng ngoài trời, bạn cần dùng kem chống nắng, đội mũ, che chắn cẩn thận để hạn chế tia UV ảnh hưởng đến làn da
  • Ngưng sử dụng hóa mỹ phẩm, thuốc điều trị hoặc các loại thực phẩm nếu nghi ngờ gây dị ứng.
  • Không cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Thay vào đó, người bệnh có thể làm dịu da, giảm ngứa bằng cách tắm nước mát hoặc áp khăn lạnh.
  • Tránh tắm nước quá nóng và không tiếp xúc với những nguồn nước lạ.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu thấm hút thuốc và tương ứng với cân nặng.
  • Hạn chế tập luyện những bộ môn gây đổ nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn một số bộ môn vận động có cường độ nhẹ nhàng như ngồi thiền, bơi lội giúp nâng cao sức khỏe cũng như giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
  • Tránh căng thẳng quá mức, lo lắng, thay vào đó nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Bệnh mề đay mãn tính có tính chất kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh cần tuân thủ biện pháp y tế và kết hợp chăm sóc khoa học để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài. Trong trường hợp nghi ngờ nổi mề đay do những bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...