Mẹ Bầu Viêm Mũi Dị Ứng Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng là tình trạng thường gặp, tuy nhiên không nên chủ quan. Bởi, nếu không kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể gặp phải các biến chứng gây hại sức khỏe. Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng là do đâu?
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng là hiện tượng không còn xa lạ. Bởi cơ thể phụ nữ khi mang thai khá nhạy cảm, dễ bị tác động khi gặp phải tác nhân gây hại. Ngoài viêm mũi dị ứng, nhiều vấn đề liên quan đến đường hô hấp cũng xuất hiện phổ biến trong giai đoạn mang thai như cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng,…
Riêng bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai gây ra không ít triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của thai phụ. Theo thống kê cho thấy có khoảng 15%-20% mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng trong và sau thai kỳ, đặc biệt các triệu chứng thường xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng.
Các triệu chứng viêm mũi ở bà bầu có xu hướng xuất hiện vào ban đêm, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, kéo dài có thể gây hại sức khỏe. Vậy, vì sao mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng? Như đã đề cập bên trên, tình trạng viêm có thể xuất hiện do cơ thể phụ nữ có nhiều chuyển biến trong quá trình mang thai hoặc do cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với tác nhân gây hại bên ngoài.
Dưới đây là một số nguyên nhân, yếu tố gây viêm mũi chủ yếu ở thai phụ, bạn đọc có thể tham khảo:
- Tiếp xúc với dị nguyên gây hại như lông chó mèo, phấn hoa, nấm móc, mạt cưa,… Những dị nguyên đi vào đường hô hấp gây nên các phản ứng viêm. Lúc này, cơ thể sản sinh ra nhiều histamin để chống lại các tác nhân bên ngoài, kích thích phản ứng tại niêm mạc mũi họng và xoang.
- Ảnh hưởng sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu. Mặc dù trên thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh tính chính xác của vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi hormone trong cơ thể khi phụ nữ mang thai có liên quan đến các vấn đề dị ứng. Khi tiếp xúc với tác nhân gây hại làm bùng phát các phản ứng kích thích thái quá, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
- Do cơ địa nhạy cảm của mẹ bầu khi mang thai. Cơ thể lúc này nhạy cảm hơn bình thường, nếu gặp điều kiện thuận lợi các tác nhân gây hại có thể xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý về hô hấp, bệnh da liễu,… trong đó có chứng viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh 3 yếu tố chính kể trên, bệnh cũng có thể hình thành do thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, di truyền từ người thân cùng huyết trong gia đình,… Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo toàn cho mẹ và bé, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thăm khám sớm để có hướng khắc phục phù hợp.
Triệu chứng khi mẹ bầu viêm mũi dị ứng
Tương tự tình trạng viêm mũi dị ứng thông thường, mẹ bầu viêm mũi dị ứng cũng có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng dữ dội,… Cơn đau ngày càng nặng nề hơn khi nước mũi chảy xuồng cổ họng. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn bị đau mắt, chảy nước mắt, khó ngủ, đau đầu, ho khan, ho có đờm,…
Cần sớm phát hiện và chữa trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Bởi, hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc kéo dài có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm.
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm mũi dị ứng khi không được kiểm soát tốt có khả năng phát sinh biến chứng. Trong đó có thể kể đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến bệnh hen suyễn, viêm mũi mãn tính, gây bệnh hô hấp khác,… Trong trường hợp nặng, người bệnh còn bị nhiễm trùng mắt, viêm màng não nguy hại cho sức khỏe và đời sống sinh hoạt.
Vậy trường hợp, mẹ bầu viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thắc mắc này nhận được không ít lượt quan tâm từ bạn đọc, trong đó đa số là các mẹ trẻ, lần đầu mang thai. Theo đánh giá của chuyên gia, viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng nề có nguy cơ tác động đến sự phát triển của trẻ.
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng thường gặp phải các triệu chứng khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi thường xuyên, kén ăn, căng thẳng. Đặc biệt về đêm thường bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế cân nặng của trẻ thường không có nhiều thay đổi.
Không những vậy, bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Từ đó nhiều hệ lụy khác có thể xuất hiện như tăng huyết áp, nguy cơ tiền sản giật, thai không phát triển, chậm phát triển bên trong tử cung. Trường hợp hắt hơi kéo dài, dùng lực mạnh có thể dẫn đến chèn ép, ảnh hưởng đến thai nhi.
Chăm sóc và phòng ngừa mẹ bầu viêm mũi dị ứng
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng nên chủ động thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các triệu chứng chuyển biến nặng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị bệnh, mẹ bầu nên tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.
Ngoài ra, việc chăm sóc và phòng bệnh tái phát cũng là vấn đề được các chuyên gia đề cập đến. Theo đó, mẹ bầu cần lưu ý một số việc như:
- Giữ vệ sinh mũi họng hàng ngày, dùng nước muối sinh lý rửa mũi với tần suất hợp lý. Việc làm sạch khu vực mũi họng giúp loại bỏ hại khuẩn lưu trú làm tái phát bệnh.
- Đồng thời, người bệnh nên giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, giữ vệ sinh không gian sống, sinh hoạt. Giặt chăn ga, gối, màn thường xuyên để hạn chế bụi bẩn gây dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên có nguy cơ gây bệnh như lông cho mèo, phấn hoa, nước hoa,… nhất là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
- Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh bị lạnh ở khu vực cổ, ngực, mũi miệng và bàn tay, chân.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ quá cay nóng, quá ngọt, quá béo,… Kiêng rượu bia, không nên hút thuốc lá.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham gia luyện tập thể dục vừa sức phù hợp với tháng mang thai để giúp cơ thể dẻo dai, điều hòa lưu thông máu huyết trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Mẹ bầu viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng thai nhi không?”. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, xuất hiện kéo dài không khỏi mẹ bầu nên thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!