Mất Ngủ Sau Sinh

Mất ngủ sau sinh là nỗi ám ảnh của hầu hết các sản phụ. Lúc này, áp lực khi có con nhỏ cộng với mất ngủ khiến mẹ giảm sút sức khỏe, tinh kiệt quệ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa để để nuôi con. Vậy mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không và hướng khắc phục là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây. 

Mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh là nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ bỉm sữa

Mất ngủ sau sinh là gì?

Mất ngủ sau sinh không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Đây là tình trạng thường xảy ra vào giai đoạn hậu sản, khi cơ thể của người mẹ có những thay đổi sinh lý liên quan đến giai đoạn mang thai, trong đó mất ngủ sau sinh là chứng bệnh phổ biến nhất.

Theo một nghiên cứu cho thấy có đến 60% phụ nữ sau sinh (kể cả sinh mổ lẫn sinh thường) bị mất ngủ, chủ yếu bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ kéo dài cho đến 8 tuần sau kể từ khi sinh con. Cụ thể hơn, vào tuần thứ 32 thai phụ có thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng 16 phút, nhưng khi đến giai đoạn 8 tuần sau sinh giảm xướng còn 6 tiếng 31 phút và hơn 2 năm sau là 6 tiếng 52 phút.

Bạn có thể hiểu đơn giản chứng bệnh này là khi con đang ngủ rất ngon, không quấy khóc và cũng không có bất kỳ một yếu tố tác động nào nhưng người mẹ vẫn không thể ngủ được, hoặc nếu có ngủ được thì giấc ngủ cũng rất ngắn, không liền mạch, dễ thức giấc...

Đọc Ngay Tại Đây Để Giúp Ngủ Ngon và Sâu Hơn

Mất ngủ sau sinh
Khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh dậy kèm theo tâm lý thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận...

Kèm theo đó là một số triệu chứng điển hình như:

  • Có cảm giác bồn chồn, lo lắng và buộc cơ thể phải tỉnh táo để kiểm tra xem con đã ngủ hay chưa, có gặp vấn đề gì không...
  • Cơ thể rơi vào mệt mỏi cực độ, có cảm giác buồn ngủ nhưng khi nằm xuống giường lại khó chìm vào giấc ngủ.
  • Dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi thời tiết và những tiếng động xung quanh.
  • Tâm trạng xuống dốc, bất ổn, dễ cáu gắt, mất kiểm soát trong lời nói và hành vi.

Vì vậy, ngay khi gặp các triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện để nhờ sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ. Bởi mất ngủ có thể chỉ là một trong nhũng vấn đề nhỏ của nhiều người, tuy nhiên đối phụ nữ sau sinh thì đây rất có thể là một vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân mất ngủ sau sinh

Những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh thường không đa dạng như chứng mất ngủ, khó ngủ thông thường. Chủ yếu xuất phát từ những vấn đề trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh, quá trình chăm con, nuôi con hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể như sau:

  • Mất ngủ sau sinh do rối loạn nội tiết tố

Hầu hết các chị em phụ nữ trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh đều bị suy giảm đột ngột nồng độ estrogen và progesterone. Sự thay đổi này khiến cơ thể tự sản sinh các gốc tự do nhiều hơn so với mức bình thường, gây tổn thương thành mạch máu và tạo ra các mảng huyết khối, xơ vữa... gây cản trở quá trình tuần hoàn máu lên não và hậu quả là mất ngủ kéo dài.

Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố sau sinh không chỉ gây mất ngủ mà còn là tác nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

  • Mẹ sau sinh bị rối loạn tâm lý gây mất ngủ

Tâm trạng chung của hầu hết các mẹ bỉm sữa thường là lo lắng và căng thẳng, đặc biệt trong khâu chăm con, nuôi con của những người làm mẹ lần đầu tiên. Những vấn đề nhỏ như không biết cách xử lý khi con khóc, tè dầm, đi ngoài, nóng/ lạnh bất thường, con có bị đói không... khiến cho trạng thái tâm lý của mẹ luôn căng thẳng, bồn chồn và bất an.

Thậm chí những cảm xúc tiêu cực này còn là lý do khiến mẹ bị trầm cảm, stress sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Mất ngủ sau sinh
Một số rối loạn tâm lý như lo lắng, không có kinh nghiệm nuôi con, stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc... đều có thể khiến mẹ mất ngủ

  • Do mẹ đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm

Sau khi sinh con cơ thể vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, còn tồn đọng một số chất lỏng  trong thai kỳ. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra một số loại hormone có nhiệm vụ làm sạch lượng chất lỏng dư thừa này. Điều này vô tình khiến mẹ bị ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, gây khó chịu và dẫn đến mất ngủ.

  • Do giờ giấc sinh hoạt của em bé chưa ổn định

Trẻ vừa chào đời chưa có thói quen sinh hoạt đúng giờ, thường là ngủ ngày thức đêm, hoặc đang ngủ thức dậy quấy khóc và đòi ăn hay vệ sinh. Điều này khiến đồng hồ sinh học của mẹ bị rối loạn và ảnh hưởng theo. Tình trạng này diễn ra trong suốt vài năm tháng đầu đời của con khiến khiến mẹ rơi vào mất ngủ kéo dài.

  • Mẹ bị đau nhức vết mổ

Với những mẹ sinh mổ thường trong vòng 1 -  3 tháng đầu sẽ gặp phải tình trạng đau nhức tại vị trí vết mổ. Kèm theo đó nếu sản phụ không được chăm sóc kỹ lưỡng, không có sự chia sẻ trong việc nuôi con đến từ người thân dẫn đến stress, căng thẳng và gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy giữa đêm.

  • Do những kiêng cữ truyền thống không đúng cách

Ngoài những nguyên vừa kể trên thì một số kiêng cữ sau sinh như cho mẹ nằm than, không được tắm rửa, gội đầu, không được ra ngoài giao tiếp với ai, phòng ngủ không thông thoáng... cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh trong vài tháng liền.

Tác hại khôn lường của chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh là cơn ác mộng của hầu hết các mẹ bỉm sữa, vì nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ mà còn khiến em bé bị ảnh hưởng theo. Có thể kế đến một số tác hại như:

Mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh kéo dài gây những tiêu cực đến sức khỏe của mẹ, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

  • Mẹ bị mất ngủ kéo dài, thiếu ngủ liên tục khiến tâm trạng xuống dốc nhanh chóng, cảm thấy mệt mỏi, tình thần căng thẳng quá mức, dẫn đến dễ cáu gắt và đôi khi mất kiểm soát trong hành vi và lời nói.
  • Kéo theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ, suy giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, làm giảm chất lượng sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của con nhỏ.
  • Không những vậy, tâm trạng chán nản, mệt mỏi do mất ngủ gây ra khiến gây ức chế sự sản sinh hormone kích thích tiết ra sữa mẹ. Nếu không được cải thiện sớm có thể khiến mẹ ít sữa hoặc mất sữa.
  • Hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa của mẹ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này khiến mẹ dễ bị bệnh, ăn uống không ngon do các độc tố từ cơn nóng giận, cáu gắt khi bị mất ngủ gây ra.
  • Mất ngủ sau sinh kéo dài khiến người mẹ dễ mắc chứng suy nhược thần kinh, đẩy nhanh tốc dộ lão hóa cơ thể, dễ bị đau nhức xương khớp, rụng tóc, sạm da, nám da, tàn nhang...
  • Và một tác hại cực kỳ nguy hiểm của chứng mất ngủ sau sinh và là vấn đề đáng báo động hiện nay đó chính là trầm cảm sau sinh - một căn bệnh tâm lý phát triển thầm lặng nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Trầm cảm sẽ tác động mạnh và thay đổi cả tâm lý của người mẹ, cộng với áp lực nuôi con một mình, thiếu sự quan tâm chia sẻ từ người thân khiến nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực, chán ghét bản thân, thậm chí thù ghét con của mình, từ đó có thể gây ra những tổn thương cho mình và đứa trẻ.

Có thể thấy, tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Nếu tâm trạng mẹ không vui, luôn cáu gắt và nóng giận chắc chắn sẽ chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mà thôi. Vì vậy, nếu cảm thấy tình trạng này ngày càng chuyển biến xấu hơn, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để được điều trị tâm lý, tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...