Liệt Dương Ở Tuổi Dậy Thì: Cách Chữa Trị và Phòng Tránh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Liệt dương ở tuổi dậy thì có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chức năng cương cứng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều vấn đề như vô sinh – hiếm muộn, thiếu tự tin, ảnh hưởng tâm lý,…
Liệt dương ở tuổi dậy thì là gì?
Liệt dương (bất lực) là bệnh thường gặp ở nam giới – nhất là nam giới trung niên và cao tuổi. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dương vật không có khả năng cương cứng hoặc không đủ độ cứng để “thâm nhập”. Trong một số trường hợp có thể đạt được độ cương cứng lý tưởng để giao hợp nhưng “cậu nhỏ” thường “xìu” trước khi xuất tinh.

Số liệu thống kê nhận thấy, tình trạng liệt dương ở tuổi dậy thì có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Đây được xem là vấn đề đáng lo ngại vì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt tình dục mà còn làm tăng nguy cơ vô – hiếm muộn và sức khoẻ tổng thể nếu không được kiểm soát kịp thời.
Theo các chuyên gia, tình trạng bất lực ở độ tuổi dậy thì thường xảy ra ở đối tượng từ 15 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này, nhiều bạn nam có sự thay đổi về tâm sinh lý, bộ phận sinh dục cũng đang trong quá trình phát triển với kích thước tối đa. Do đó, nếu nam giới có thói quen với tần suất cao hoặc quan hệ quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương.
Đa số các bạn nam tuổi dậy thì mắc chứng liệt dương đều mang tâm lý e ngại, tự ti, lo lắng, không dám chia sẻ với ba mẹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sản sinh cũng như tâm lý của trẻ. Ngoài ra, các biểu hiện liệt dương kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất tinh và phát sinh các rối loạn tình dục khác.
Nguyên nhân gây liệt dương ở tuổi dậy thì
Thực tế nhận thấy, các rối loạn tình dục nói chung và bệnh liệt dương nói riêng thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi do yếu tố tuổi tác và tâm lý. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở nam giới trong độ tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, rối loạn nội tiết tố nam,…

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:
- Rối loạn nội tiết tố sinh dục nam: Trong độ tuổi dậy thì, hormone testosterone thường sản xuất nhiều hơn so với bình thường. Đây được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ liệt dương, rối loạn cương dương.
- Đời sống tình dục không lành mạnh: Nam giới trong độ tuổi dậy thì thường có nhu cầu khám phá giới tính, tình dục và có nhu cầu tình dục cao. Thói quen thủ đâm hoặc xem phim sex để giải quyết nhu cầu sinh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng cương và gây liệt dương.
- Tâm lý căng thẳng, lo âu: Thường xuyên căng thẳng, lo âu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây liệt dương ở tuổi dậy thì. Các yếu tố này khiến nam giới không có nhu cầu ham muốn, không đạt được độ cương cứng lý tưởng khi có kích thích tình dục.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Chứng bất lực ở nam giới trong độ tuổi dậy thì có thể xảy ra từ các thói quen sinh hoạt không khoa học, lành mạnh như sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya, học tập, lao động quá sức,… Duy trì những thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể cũng như sinh lý nam.
- Tác dụng phụ thuốc điều trị: Trong một số trường hợp, chứng bất lực ở tuổi dậy thì có thể là hệ quả của việc sử dụng thuốc dài hạn như thuốc an thần, thuốc huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường,…
- Ảnh hưởng của bệnh lý nền: Liệt dương ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do ảnh hưởng các bệnh mãn tính như rối loạn tuyến giáp, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,… Những bệnh lý có thể tác động đến nội tiết tố nam, tế bào thần kinh và khả năng tuần hoàn máu. Kết quả là gây suy giảm khả năng cương dương và dẫn đến liệt dương.
Biểu hiện nhận biết bệnh lý
Các biểu hiện bệnh liệt dương ở độ tuổi dậy thì thường có mức độ nhẹ đến nghiêm trọng tuỳ thuộc vào từng trường hợp bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp khó khăn khi giao hợp nhưng vấn có ham muốn và khoái cảm khi có kích thích tình dục. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng, dương vật lúc này gần như không thể cương cứng, không thể thực hiện hoạt động tình dục như bình thường.

Dưới đây là một số biểu hiện chứng bất lực ở tuổi dậy thì:
- Nam giới có ham muốn tình dục nhưng mất nhiều thời gian để dương vật đạt được độ cương cứng lý tưởng hoặc thời gian cương ngắn, “cậu nhỏ” bị xìu trước khi xuất tinh.
- Theo thời gian, khả năng cương và thời gian của dương vật càng giảm sút
- Đến thời điểm nhất định, dương vật mất hoàn toàn khả năng cương và thực hiện hoạt động tình dục.
- Bệnh nếu không được cải thiện, người bệnh có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khác đi kèm như mất ham muốn, giảm tần suất quan hệ, dương vật cương không đúng lúc,…
Liệt dương nói chung và bệnh liệt dương ở tuổi dậy thì nói riêng thường diễn tiến chậm, có thể kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám và can thiệp điều trị sớm. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, nam giới nên chia sẻ với người thân để được tư vấn giải pháp khắc phục bệnh nhanh chóng.
Liệt dương ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Chứng bất lực thường hiếm khi đe doạ đến sức khoẻ tổng thể, Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh có thể tác động đến tâm sinh lý, hoạt động tình dục cũng như chức năng sinh sản. Bệnh nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra một số tác hại như:
- Tâm lý tự ti, lo âu, mặc cảm: Tình trạng bất lực, dương vật không đạt được độ cương cứng lý tưởng hoặc mất hoàn toàn khả năng cương khiến nhiều bạn nam trở nên mặc cảm, tự ti. Cụ thể, tình này tác động trực tiếp đến cảm xúc và tâm lý của người bệnh. Lâu dần sẽ có lối sống buông thả, khép mình, chán nản,…
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Sức khoẻ sinh lý nam có mối quan hệ mật thiết với sức khoẻ tổng thể. Do đó, khi khả năng tình dục suy giảm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các rối loạn tình dục khác, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Tình trạng liệt dương ở tuổi dậy thì kéo dài có thể làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Khi đó, dương vật mất hẳn chức năng cương, nam giới gần như không thể xuất tinh vào âm đạo và tử cung. Nhiều trường hợp liệt dương nặng ở độ tuổi trưởng thành cần can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Chẩn đoán bệnh lý
Trước khi can thiệp các phương pháp điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh lý để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Các bước chẩn đoán bệnh liệt dương ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Thăm khỏi tiền sử bệnh lý, khai thác yếu tố nguy cơ
- Thăm khám lâm sàng ở dương vật, tinh hoàn, kiểm tra tuyến tiền liệt, hệ tim mạch và huyết áp
- Xét nghiệm cận lâm sàng (đo nồng độ testosterone, xét nghiệm máu, đo đường huyết)
- Chụp mạch máu, CT hoặc MRI dương vật và siêu âm Doppler dương vật
Các phương pháp điều trị liệt dương ở độ tuổi dậy thì
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp nam giới ở độ tuổi dậy thì bị liệt dương tạm thời, bệnh ở mức độ nhẹ có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống, tập luyện, ăn uống khoa học lành mạnh tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng, cần can thiệp y tế để kiểm soát bệnh, đồng thời dự phòng các biến chứng nặng nề. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh liệt dương ở tuổi dậy thì:
1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn dậy thì mà còn mang lại hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng bệnh liệt dương.
Theo các chuyên gia, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khoẻ và tăng tuần hoàn máu đến dương vật. Từ đó giúp cải thiện khả năng cương dương và sinh lý nam.

Một số thực phẩm tốt cho sức khoẻ sinh lý nam được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như hải sản (hàu, cua, tôm, hến,…), thịt dê, thịt bò, hành, tỏi, măng tây,… Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, bia rượu, nước có gas, các chất kích thích,….
2. Thiết lập lối sống lành mạnh
Trường hợp bị bất lực ở độ tuổi dậy thì do lối sống không lành mạnh, kém khoa học. Nam giới cần chủ động trong việc thay đổi lối sống, loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý nam. Bên cạnh đó, biện pháp này hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
- Tránh thủ dâm, xem phim sex với tần suất cao
- Hạn chế thức khuya, học tập, lao động quá sức. Mỗi ngày đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Lựa chọn các bộ môn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sự bền bỉ, dẻo dai như kegel, yoga, pilate, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…
3. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Trong độ tuổi dậy thì, các bạn nam thường có thói quen thức khuya, hoạt động quá sức, áp lực học tập, thi cử,… Những yếu tố này có thể khiến biểu hiện liệt dương trở nên nặng nề hơn. Thực tế nhận thấy, bệnh lý có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Trong thời gian điều trị bệnh, phụ huynh cần dành nhiều thời gian bên cạnh con. Chia sẻ những vấn đề con đang gặp phải, động viên trẻ để cải thiện tâm lý, làm giảm các triệu chứng của bệnh lý, hỗ trợ quá trình đạt được kết quả tốt nhất.

Trong trường hợp cần thiết, trẻ cần can thiệp điều trị tâm lý nếu bệnh lý khởi phát do yếu tố tâm lý. Phương pháp này có nhiều hình thức tiếp cận giúp người bệnh giải phóng suy nghĩ tiêu cực, hạn chế lo âu quá mức. Từ đó hỗ trợ quá trình chữa trị đạt được hiệu quả cao, giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh liệt dương.
4. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện
Việc tận dụng một số thảo dược tự nhiên là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng liệt dương ở mức độ nhẹ hiệu quả. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Nam giới ở độ tuổi dậy thì có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện biểu hiện bệnh lý như:
- Đậu đen chữa bệnh: Chuẩn bị 50 gam đậu đen cho nồi đun với 300ml nước. Lọc lấy phần nước rồi cho hà thủ ô vào, chưng cách thuỷ. Vớt hà thủ ô ra rồi mang đi phơi 2 nắng. Sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 2 muống hà thủ ô pha với nước ấm và uống trực tiếp.
- Tận dụng lá hẹ chữa liệt dương: Chuẩn bị 20 gam lá hẹ cùng 1 nắm gạo tẻ. Cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và nấu nhừ. Dùng món cháo này thường xuyên để cải thiện bệnh lý và bồi bổ sức khỏe.
- Kết hợp măng tây và sữa tươi: Dùng vài cây măng tây, rửa sạch rồi cho vào máy cùng với 300ml sữa tươi vào xay nhuyễn. Mỗi ngày áp dụng 2 lần sẽ cảm nhận cải thiện chức năng sinh lý rõ rệt.
5. Can thiệp y tế
Đối với những trường hợp liệt dương ở tuổi dậy thì ở mức độ nặng, các biện pháp trên không đáp ứng. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:
- Sử dụng thuốc điều trị: Sử dụng thuốc Tây điều trị là phương pháp điều trị liệt dương được áp dụng phổ biến. Trên thực tế, có nhiều loại thuốc kiểm soát bệnh lý. Để đạt được hiệu quả điều trị cũng như đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng sức khoẻ, mức độ rối loạn cương dương của từng người bệnh và chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh như: Thuốc ức chế PDE-5, thuốc giãn mạch dạng tiêm, liệu pháp hormone,…
- Sóng xung kích: Phương pháp này được thực hiện giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích các xung động thần kinh ở dương vật. Từ đó giúp cải thiện khả năng cương và thời gian cương cưng lên 2 – 3 lần so với bình thường. Dùng sóng xung kích điều trị liệt dương có độ an toàn cao, không xâm lấn nhưng thường có chi phí cao.
- Thiết bị bơm chân không: Dùng thiết bị bơm chân không giúp dương vật đạt được độ lý tưởng thụ động. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể gây đau nhức, bầm tím, khiến dương vật khó xuất tin hơn do không cảm nhận khoái cảm. Hơn nữa, dương vật cương cứng thụ động thường lạnh hơn so với bình thường, ảnh hưởng đến đến khoái cảm và hứng thú khi quan hệ.
- Cấy ghép thể hang nhân tạo: Đây là phương pháp điều trị sau cùng đối với chứng bất lực. Phương pháp này được tiến hành bằng cách phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo vào dương vật để giúp nam giới dễ dàng cương dương, thuận lợi khi giao hợp. Tuy nhiên, sau khi tiến hành cây thể hang nhân tạo, chiều dài của dương vật thường ngắn hơn từ 0.5 – 1.5cm so với trước đây.
Kiểm soát và phòng ngừa liệt dương ở tuổi dậy thì
Nam giới ở độ tuổi dậy thì thường có nhu cầu khám phá giới tính và có ham muốn tình dục cao. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng có nguy cơ mắc các rối loạn tình dục, bao gồm liệt dương cao vì chưa đủ kiến thức, sức khoẻ chưa phát triển hoàn thiện. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách.

Song song với các phương pháp điều trị và hỗ trợ, người bệnh cần chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát. Cụ thể:
- Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh liệt dương, bạn nên thông báo cho phụ huynh hoặc gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
- Tích cực điều trị, tạo tâm lý thoải mái, hạn chế lo lắng quá mức. Điều này hỗ trợ tích cực trong chữa trị bệnh lý và phòng ngừa tái phát lâu dài
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, chế độ dinh dưỡng phù hợp còn cải thiện chức năng sinh lý hiệu quả.
- Không tự ý mua thuốc điều trị bao gồm thuốc bôi, xịt kích thích cương dương khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức. Bạn nên dành nhiều thời gian bên cạnh người thân, chia sẻ các vấn đề đang gặp phải để giúp giải tỏa áp lực, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Tránh thủ dâm quá mức, xem phim đen. Bởi các thói quen này có thể ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của dương vật và khiến bệnh liệt dương trở nên nặng nề hơn.
Liệt dương ở tuổi dậy thì có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây ra hàng loại các rối loạn tình dục khác. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!