Lang Ben Vùng Kín: Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Lang ben ở vùng kín là một dạng tổn thương da nông do nấm men gây ra. Bệnh đặc trưng bởi ban dát da tăng/ giảm sắc tố, không đau, chỉ gây ngứa nhẹ khi đổ nhiều mồ hôi và có ranh giới so với các vùng da xung quanh. Bệnh đáp ứng tốt các phương pháp điều trị nhưng cần kết hợp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa tái nhiễm.

Lang ben vùng kín là bệnh gì?

Lang ben ở vùng kín là một trường hợp của bệnh lang ben xảy ra ở vùng kín do nấm Malassezia furfur gây ra. Khi gặp điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển, đào thải chất chuyển hoá, làm tổn thương lớp thượng bì và phát sinh các biểu hiện lâm sàng.

Lang Ben Vùng Kín: Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa
Lang ben ở vùng kín là một trường hợp của bệnh lang ben xảy ra ở vùng kín do nấm Malassezia furfur gây ra

Tổn thương da do lang ben gây ra đặc trưng bởi các ban dát da tăng hoặc giảm sắc tố, có màu trắng, đỏ, nâu, không gây đau, có ranh giới rõ ràng do với các vùng da xung quanh, không gây ngứa hoặc ngứa nhẹ khi tiết nhiều mồ hôi.

Bệnh lang beng ở vùng kín và một số bệnh ngoài da do nấm gây ra thường bùng phát mạnh khi thời tiết nóng ẩm và có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, bệnh lý đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị và thuyên giảm nhanh chóng nếu được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây ra lang ben vùng kín

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lang beng vùng kín là sự phát triển quá mức của nấm men, từ đó tác động đến sắc tố da và hình thành những vùng da bị tăng hoặc giảm sắc tố bất thường. Các nghiên cứu nhận thấy, nấm Malassezia furfur tiết ra azelaic làm tăng tốc độ vận chuyển các melanin đến tế bào thượng bì và dẫn đến giảm sắc tố da.

Ngoài ra, bệnh lý có thể xảy ra bởi một số yếu tố thuận lợi kích thích nấm men phát triển mạnh như:

  • Lây nhiễm từ người bệnh sang người khoẻ mạnh: Thực tế nhận thấy, vi nấm có khả năng lây từ người mắc bệnh sang người khoẻ mạnh thông qua quan hệ tình dục, dùng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, quần lót,…), tiếp xúc với vùng da bị nhiễm bệnh,…
  • Đặc điểm vùng kín: Vùng kín là khu vực da tiết nhiều mồ hôi, có nhiệt độ cao, ẩm ướt hơn so với những vùng da khác. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để nấm men, vi khuẩn phát triển và gây tổn thương da.
  • Vệ sinh cơ thể kém: Việc vệ sinh cơ thể kém sẽ khiến da tích tụ dầu thừa, bụi bẩn, mồ hôi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men xâm nhập, phát triển dẫn đến hư hại tầng thượng bì.
  • Sống ở vùng có khí hậu nóng ẩm: Theo các chuyên gia, nấm Malassezia furfur có xu hướng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 27 – 35 độ C. Do đó, bệnh lang ben ở vùng kín thường ảnh hưởng ở người sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
  • Suy giảm sức đề kháng: Một số yếu tố làm suy giảm sức đề kháng (rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh trong thời gian dài, suy nhược cơ thể,…) được xem là yếu tố khiến hàng rào bảo vệ da suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây thay đổi sắc tố da ở vùng kín.
  • Lạm dụng xà phòng: Vùng kín thường nhạy cảm và dễ kích ứng hơn so với những vùng da khác. Do đó, việc lạm dụng xà phòng có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ và tạo điều kiện cho nấm men phát triển mạnh, gây tổn thương da.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh lang ben vùng kín còn có thể xảy ra bởi một số yếu tố khá như sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, mặc quần áo bó sát, ẩm ướt,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Các biểu hiện của bệnh lang ben vùng kín khá điển hình và dễ nhận biết. Số liệu thống kê nhận thấy, bệnh lý bùng phát mạnh vào mùa hè, thường xuất hiện ở vùng kín và những vùng da đổ nhiều mồ hôi, dầu thừa như lưng, ngực, da đầu, mông,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý 
Bề mặt đốm bằng phẳng, có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lân cận, không gây ngứa hoặc ngứa ít

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben ở vùng kín:

  • Vùng kín xuất hiện các đốm da có màu nâu, trắng, hồng
  • Bề mặt đốm bằng phẳng, có ranh giới rõ ràng so với những vùng da lân cận, không gây ngứa hoặc ngứa ít khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Màu sắc ở vùng da bị nhiễm bệnh có thể thay đổi bởi một số yếu tố. Thông thường, tổn thương giảm sắc tố (có màu trắng) xuất hiện vào mùa hè.
  • Tổn thương có màu nâu hoặc hồng thực chất là hệ quả do phản ứng viêm do nấm gây ra.
  • Lang beng ở vùng kín có xu hướng lan rộng thành các mảng lớn hoặc phát triển thành nhiều đốm nhỏ.
  • Tổn thương da do bệnh lý gây ra có hình bầu dục hoặc đa cung, kích thước từ 1 – 3cm.
  • Lang beng ở vùng kín hầu như không gây đau nhưng có thể xuất hiện tình trạng ngứa rát do phản ứng cào, gãi lên tổn thương da.

Lang ben ở vùng nam/ nữ giới có nguy hiểm không?

Khác với bệnh chàm và một số vấn đề ngoài da khác, bệnh lang ben thường có tiến triển lành tính, đáp ứng tốt các biện pháp điều trị. Nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh lý có thể được kiểm soát sau một thời gian ngắn.

Lang ben ở vùng nam/ nữ giới có nguy hiểm không? 
Bệnh lang ben ở vùng kín ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tình dục và chất lượng cuộc sống

Tuy nhiên, trường hợp chủ quan không điều trị hoặc tự ý dùng thuốc điều trị có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tổn thương lan rộng, tái nhiễm thường xuyên và gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Tác động xấu đến đời sống tình dục: Bệnh lang ben ở vùng kín có thể lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Do đó, người mắc bệnh cần kiêng các hoạt động tình dục trong quá trình điều trị nhằm tránh lây nhiễm cho đối tác.
  • Viêm da nhiễm khuẩn: Lang ben chỉ gây ra tổn thương da nông, ít khi hình trạng mụn nước hay trợt loét. Tuy nhiên, trường hợp ngứa nhẹ kích thích phản ứng cào gãi và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.
  • Dễ lây cho người khác: Bệnh lang ben và các bệnh da liễu do nấm gây ra đều có khả năng lây lan – nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nếu không chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nấm men có thể phát triển mạnh và lây lan cho người khác.

Các phương pháp điều trị lang ben vùng kín

Bệnh lang beng ở vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh mà còn tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý.

Thực tế nhận thấy, các trường hợp can thiệp điều trị sớm đều đáp ứng tốt và được kiểm soát nhanh chóng. Ngược lại, tình trạng chủ quan, tự ý dùng thuốc điều trị có thể khiến tổn thương da lan rộng và tái nhiễm nhiều lần.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc Tây được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi có kết quả chẩn đoán. Đối với bệnh lang ben vùng kín, thường ưu tiên thuốc bôi tại chỗ có tác dụng chống nấm. Tuy nhiên, trường hợp đáp ứng kém, bác sĩ có thể kết hợp thuốc bôi và uống uống toàn thân nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 
Đối với bệnh lang ben vùng kín, thường ưu tiên thuốc bôi tại chỗ có tác dụng chống nấm

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị lang ben thường được chỉ định:

  • Thuốc bôi ASA: Đây là loại dung dịch có chứa Ethanol, Aspirin, Natri salicylat có tác dụng giảm đau, giảm viêm, đồng thời giúp loại bỏ tế bào thượng bì. Thuốc được dùng để cải thiện tổn thương da do lang ben gây ra, đồng thời ức chế hoạt động của vi nấm.
  • Cồn BSI: Cồn BSI có chứa thành phần chính Iodine, Axit salicylic, Axit benzoic. Dung dịch được dùng trực tiếp lên vùng da bị lang ben để sát trùng, làm mềm da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và hạn chế sự phát triển của vi nấm.
  • Thuốc mỡ Benzosali: Thuốc có chứa thành phần chính là Axit benzoic và Axit salicylic có tác dụng chống viêm, sát trùng và ngăn chặn nấm men phát triển quá mức. Bác sĩ có thể phối hợp loại thuốc này với ASA hoặc BSI để tăng tác dụng điều trị.
  • Thuốc bôi Nizoral: Thuốc điều trị tại chỗ Nizoral có chứa hoạt chất Ketoconazole, tác dụng ức chế nấm Malassezia furfur, Trichophyton, Microsporum,… Thuốc bôi thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ngoài da do nấm gây ra như lang ben, hắc lào,…
  • Thuốc bôi Lamisil: Thuốc có chứa thành phần chính là Terbinafine có tác dụng ức chế, ngăn chặn sự phát triển quá mức của các loại vi nấm như nấm Candida Albicans, Trichophyton, Malassezia furfur,… Hoạt chất này hoạt động theo cơ chế ức chế tổng hợp sterol ở nấm, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt squalene, ergosterol nội bào khiến nấm bị tiêu diệt.
  • Nhóm thuốc kháng nấm đường uống: Một số loại thuốc kháng nấm đường uống như Ketoconazol, Itraconazol được chỉ định khi bệnh lang ben vùng kín không đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ, có nguy cơ lan rộng. Thuốc có khả năng ức chế vi nấm mạnh nhưng có thể ảnh hưởng đến thận cũng như chức năng sinh lý nam. Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em, người suy giảm chức năng gan, thận.

Khu vực da ở vùng kín khá nhạy cảm, mỏng và dễ bị kích ứng khi sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm tăng khả năng hấp thu lượng thuốc, gây kích ứng da và phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng.

2. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng nấm, tăng khả năng phục hồi sắc tố da để cải thiện bệnh lang ben ở vùng kín.

Tận dụng một số thảo dược tự nhiên 
Lượng Axit lauric trong dầu dừa có đặc tính kháng nấm, ngăn chặn sự phát triển của mức của nấm men hiệu quả

Một số biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh lý được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Dùng gel nha đam: Sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị ảnh hưởng có thể làm giảm viêm, ngứa, làm mát. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có đặc tính kháng khuẩn, ức chế nấm men hiệu quả.
  • Sử dụng dầu dừa: Lượng Axit lauric trong dầu dừa có đặc tính kháng nấm, ngăn chặn sự phát triển của mức của nấm men. Bên cạnh đó, trong dầu dừa còn chứa nhiều axit béo giúp dưỡng ẩm da, làm dịu vùng da và tăng phục hồi sắc tố da đáng kể. Đối với người bị lang ben vùng kín, có thể dùng dầu dừa từ 1 – 2 lần/ ngày, để khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Tận dụng lá trầu không: Dùng nước sắc lá trầu không ngâm rửa vùng kín có tác dụng kháng nấm, virus và vi khuẩn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp làm dịu da, khử mùi hôi, giảm đỏ ngứa hiệu quả. Người bệnh có thể dùng 1 nắm lá trầu không cho vào nước đun sôi, để nguội bớt rồi dùng nước này để ngâm rửa vùng kín để hỗ trợ điều trị lang ben.

Các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lang beng vùng kín. Do đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt hoạt động của nấm men, hỗ trợ phục hồi da và ngăn ngừa tái nhiễm.

Cách phòng ngừa bệnh lang ben vùng kín hiệu quả

Vùng kín là vị trí dễ đổ mồ hôi, ẩm ướt và có nhiệt độ cao. Nếu không chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bệnh lý có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh lang ben vùng kín hiệu quả 
Giữ vệ sinh có thể, mỗi ngày tắm 2 lần với xà phòng sát khuẩn để loại bỏ tác nhân gây bệnh

Do đó, sau điều trị bạn cần ngăn ngừa bệnh lý tái phát thông qua các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh có thể, nhất là những vùng da có hoạt động bài tiết mồ hôi, dầu thừa mạnh như lưng, ngực, vùng kín, da đầu,… Mỗi ngày tắm 2 lần với xà phòng sát khuẩn để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Đối với vùng kín, không nên lạm dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh chứa nhiều chất tạo bọt, hương liệu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nước rửa phụ khoa phù hợp.
  • Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt. Tránh mặc các trang phục bó sát, có chất liệu cứng và bí bách gây đổ nhiều mồ hôi.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn,… và phơi ở nơi có nhiều nắng để tiêu diệt vi nấm, hại khuẩn gây bệnh.
  • Không mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, đồ dùng cá nhân, quan hệ tình dục,… với người đang nhiễm bệnh.
  • Cải thiện miễn dịch, tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và lựa chọn các bộ môn vận động phù hợp.
  • Trường hợp phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn biện pháp dự phòng tái phát.

Bệnh lang ben vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tình dục. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám và chữa trị sớm để kiểm soát tốt bệnh lý, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và hạn chế tái phát nhiều lần.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...