Lang Ben Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Lưu Ý

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Lang ben ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bứt rứt dễ quấy khóc, trên da có các mảng trắng, đỏ gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân gây lang ben là do da trẻ bị nhiễm phải vi nấm, chúng tấn công, phát triển chủ yếu tại các vùng da nhờn, ẩm ướt. Bố mẹ cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm để tránh lang ben trên người trẻ lan rộng.

Dấu hiệu nhận biết lang ben ở trẻ sơ sinh

Lang ben ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm da do vi nấm Malassezia gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm, cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi. Mặc dù lang ben không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên có thể tái phát thường xuyên, lan rộng hoặc gây sẹo mất thẩm mỹ cho trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết lang ben ở trẻ sơ sinh
Lang ben ở trẻ sơ sinh là trường hợp bệnh da liễu thường gặp hiện nay

Bố mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài, nổi bật nhất là vùng da bệnh có màu sắc bất thường trên người trẻ xuất hiện. Lang ben có thể xảy ra ở lưng, cổ, ngực hoặc ở nách. Theo dõi các dấu hiệu của bệnh như sau:

  • Lang ben thường gây ra những đốm trắng, đỏ hồng, nâu trên da. Trường hợp bé có làn da trắng, các vết lang ben thường đậm màu hơn. Những trẻ có nước da sẫm màu thì lang ben thường sẽ sáng màu hơn vùng da khác để phân biết rõ ràng.
  • Các vết loang không đều nhau, có khi có kích thước nhỏ, đôi khi lan rộng với kích thước lớn, bên ngoài có viền hoặc không có viền. Da bị lang ben có vảy trắng mỏng có thể bong tróc tự nhiên.
  • Trẻ có thể cảm thấy hơi ngứa hoặc ngứa dữ dội khiến các bé cảm thấy khó chịu. Trường hợp không được điều trị, tình trạng lang ben ở trẻ sơ sinh tiến triển rộng khớp làm lan tổn thương ra các vùng da xung quanh. Cơn ngứa ngáy nặng hơn khi tiếp xúc với mồ hôi, ánh mặt trời trực tiếp.

Để phòng tránh nguy cơ lang ben lan rộng trên người trẻ, bố mẹ nên sớm phát hiện và có biện pháp điều trị, chăm sóc tốt. Kết hợp theo dõi và thăm khám bác sĩ khi cần thiết, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn khác.

Nguyên nhân gây lang ben ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần được người lớn chăm sóc về mọi mặt, trường hợp không bảo vệ và chăm sóc đúng cách trẻ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh ngoài da như lang ben. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lang ben?

Nguyên nhân gây lang ben ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến vi nấm có điều kiện tấn công da

Như các bạn đã biết, bệnh hình thành do một loại vi nấm xâm nhập, phát triển trên da gây ra. Các yếu tố chính tạo điều kiện cho nấm sinh sôi có thể kể đến như:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ sơ sinh không được tắm rửa sạch sẽ, không lau khô người sau khi tắm mà đã vội mặc quần áo khiến da trẻ bị ẩm ướt. Ngoài ra, nhiều mẹ bỉm mặc tả sai cách, không thường xuyên thay tả cho trẻ khiến vi khuẩn lưu trú, tấn công gây hại cho da bé.
  • Ảnh hưởng thời tiết: Thông thường tình trạng lang ben xuất hiện phổ biến vào mùa nóng ẩm. Do đó, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, trẻ dễ đổ mồ hôi khiến cho vi nấm có điều kiện phát triển.
  • Trang phục không phù hợp: Mẹ bỉm mặc quá nhiều quần áo dày, bó sát vào các tháng mùa hè nóng nực khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý da liễu như mề đay mẩn ngứa, lang ben, hắc lào,… Do đó, bố mẹ nên lưu ý chọn lựa trang phục phù hợp theo mùa và theo thời tiết.
  • Do cơ địa: Những trẻ có cơ địa thường xuyên đổ mồ hôi, có làn da nhờn hoặc có sự rối loạn nội tiết tố dễ bị vi nấm tấn công hơn so với các trẻ sơ sinh khác.

Bố mẹ cần lưu ý các vấn đề kể trên, điều chỉnh thay đổi để phòng tránh các vấn đề không mong muốn cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi nhận thấy vùng lang ben lan rộng không kiểm soát, phát sinh các triệu chứng khác như đau rát, ngứa khiến trẻ quấy khóc,… nên chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Lang ben ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, thực tế bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh không nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của trẻ nhỏ. Các tổn thương ngoài da thường không gây đau rát, khó chịu như một số bệnh lý da liễu khác, chẳng hạn vảy nến, mề đay,…

Lang ben ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Lang ben mặc dù không nguy hại sức khỏe nhưng có thể gây sẹo cho da bé

Tuy nhiên, lang ben vẫn có khả năng gây ngứa ngáy cho bé, nhất là khi cơ thể bé bị ẩm ướt, đổ mồ hôi. Điều này làm cho trẻ sơ sinh khó chịu, quấy khóc thường xuyên, dẫn đến tình trạng lười ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của một em bé sơ sinh.

Không những thế, các vết lang ben nếu không được điều trị có thể lan rộng, để lại sẹo mất thẩm mỹ trên da bé. Do đó, bố mẹ nên chủ động thăm khám và tìm phương pháp điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt. Đồng thời kết hợp chăm sóc cơ thể, bảo vệ da bé tránh bệnh tái phát.

Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh không khó nếu phát hiện từ sớm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh lang ben nói chung và tình trạng lang ben ở trẻ em, trẻ sơ sinh nói riêng. Dựa vào mức độ tổn thương trên da trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp an toàn và phù hợp nhất. Tham khảo:

Sử dụng thuốc trị lang ben cho trẻ

Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để phòng ngừa các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Thuốc được dùng thông thường là các dạng kem bôi ngoài da chứa chất kháng viêm, chống nấm hoặc dung dịch rửa, viên nén,…

Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh
Bôi thuốc trị lang ben cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

Tùy vào mức độ tổn thường trên da trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc và kết hợp các phương pháp điều trị khi cần thiết. Dưới đây là các dạng thuốc thường được sử dụng:

  • Kem bôi lang ben: Một số loại thường dùng như kem dưỡng ẩm có chứa thành phần selenium sulfidem, ketoconazole, pyrithione,… Các sản phẩm có tác dụng kháng nấm, giảm triệu chứng lang ben cho trẻ nhỏ.
  • Sản phẩm làm sạch da: Chẳng hạn như sữa tắm, xà bông giúp loại bỏ nấm trên bề mặt da, làm sạch giúp da thông thoáng. Các sản phẩm ưu tiên chứa thành phần lành tính dành riêng cho da trẻ sơ sinh.
  • Thuốc trị nấm, lang ben toàn thân: Sử dụng một số loại như Fluconazole, Itraconazole, Sporanox,… Thuốc thường có hai dạng uống hoặc viên nén. Tùy vào tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định dạng phù hợp. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài các dạng thuốc kể trên, để tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm vitamin trong trường hợp cần thiết. Thuốc vitamin giúp cấp ẩm, bảo vệ da cho trẻ.

Mặc dù các loại thuốc Tây đều mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên nguy cơ phát sinh phản ứng phụ cũng khá cao. Do đó, thận trọng khi dùng, nhất là trường hợp người bệnh là trẻ sơ sinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo chỉ định để sớm chữa khỏi lang ben cho trẻ, đồng thời bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé.

Dùng phương pháp dân gian tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, bố mẹ cũng có thể tham khảo và sử dụng các biện pháp điều trị lang ben tại nhà theo mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh. Phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên, khác lành tính, an toàn, ít phát sinh phản ứng phụ. Tham khảo một số mẹo dưới đây:

Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh
Áp dụng mẹo chữa lang ben cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng lá rau răm: Rau răm có tính ấm, vị cay, chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, chống nấm. Nhờ đó, mẹo chữa lang ben bằng lá rau răm được lưu truyền rộng rãi. Có thể áp dụng mẹo chữa này cho đối tượng bệnh nhân là trẻ sơ sinh. Tham khảo cách làm sau:

  • Sử dụng nắm lá rau răm tươi, ngâm với nước muối lãng rồi rửa lại thật sạch.
  • Sau đó cho vào cối giã nát vắt lấy nước cốt, cho thêm một ít rượu trắng tỷ lệ 1:1.
  • Vệ sinh vùng da bị lang ben trên người trẻ, sau đó thoa hỗn hợp lên da.
  • Lưu lại 5 – 7 phút rồi dùng nước sạch vệ sinh lại da bé.
  • Áp dụng kiên trì mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng vỏ bưởi tươi: Tinh dầu trong vỏ bưởi có khả năng làm sạch da, ức chế hoạt động của vi nấm, ngăn tình trạng lang ben lan rộng. Thực hiện như sau:

  • Dùng một miếng vỏ bưởi tươi, rửa sạch.
  • Sau đó nặn lấy tinh dầu rồi thoa lên vùng da bị lang ben.
  • Vài phút sau vệ sinh lại với nước sạch.
  • Kiên trì ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Lưu ý tinh dầu vỏ bưởi khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ngứa, xót nhẹ. Nên thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.

Dùng ké đầu ngựa: Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Trong ké đầu ngựa chứa các hoạt chất giúp ức chế lây lan vi nấm, cải thiện tình trạng lang ben cho trẻ sơ sinh. Áp dụng cách sau:

  • Sử dụng 2 – 3 quả ké đầu ngựa, ngâm rửa sạch bằng nước muối loãng.
  • Sau đó đập dập nhẹ, cho vào ấm đun với 300ml nước trong 15 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc cho bé uống ngày 2 lần, kiên trì trong 3 – 5 ngày.

Mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện, tuy nhiên bố mẹ không nên lạm dụng. Phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp lang ben không thuyên giảm, tiếp tục lan rộng, cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc phòng ngừa lang ben ở trẻ sơ sinh

Lang ben ở trẻ sơ sinh mặc dù có thể điều trị nhưng cũng có khả năng tái phát và nguy cơ lan rộng trên nhiều vùng da. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể lây lan từ người sang người, do đó bố mẹ nên chủ động chăm sóc và phòng ngừa từ sớm cho bé. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Chăm sóc phòng ngừa lang ben ở trẻ sơ sinh
Chủ động chăm sóc và bảo vệ da bé khỏi các bệnh da liễu, trong đó có bệnh lang ben
  • Vệ sinh da bé sạch sẽ mỗi ngày, lau khô người bé bằng khăn mềm trước khi mặc quần áo, tránh để da bé bị ẩm ướt.
  • Thường xuyên kiểm tra và thay tả cho trẻ, tránh trường hợp vi khuẩn lưu trú gây hại cho da bé.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Không nên mặc đồ bó, chật, nên lựa chọn chất liệu quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Lựa chọn sản phẩm làm sạch da, chăm sóc da cho bé phù hợp, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều.
  • Vệ sinh không gian sống, thường xuyên giặt chăn mền, đồ dùng của trẻ sạch sẽ để hạn chế nấm mốc lưu trú.
  • Có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung vitamin, chất xơ giúp cải thiện đề kháng cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, da người bị lang ben,… để phòng nguy cơ lây lan vi nấm.

Hy vọng thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu thêm về tình trạng lang ben ở trẻ sơ sinh. Bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý của trẻ khi phát triển. Do đó, bố mẹ nên chủ động tìm nguyên nhân và giải pháp điều trị sớm, phòng ngừa các vấn đề không mong muốn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Hội thảo “Dinh dưỡng phòng bệnh - Nâng cao sức khỏe” tổ chức tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Viện Phó Lê Hữu Tuấn Tại Hội Thảo “Dinh Dưỡng Phòng Bệnh – Nâng Cao Sức Khoẻ”

Đầu tháng 11/2023, TTƯT. BS CKII Lê Hữu Tuấn đã thay mặt Ban Lãnh đạo...
Bác sĩ Lê Phương - Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Bác sĩ Lê Phương – Hơn 40 năm chữa bệnh dạ dày bằng bài thuốc của vua Tự Đức

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương hiện là một trong những bác...
Bs Lê Phương trực tiếp chia sẻ các kiến thức về bệnh lý, phương pháp điều trị, cách phòng tránh bệnh cho chị em

Viện Phó – BS Lê Phương Tham Dự Hội Thảo Chăm Sóc Sức Khỏe Phụ Khoa

Mới đây, Viện Phó Viện Y Dược cổ truyền dân tộc - TTƯT, BS Lê...