Tác Dụng Phụ Khi Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Thường Gặp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thuốc trào ngược dạ dày được sử dụng để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng…. Thuốc được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm lại có những công dụng riêng. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng phụ khi uống thuốc trào ngược dạ dày, người bệnh cần hết sức lưu ý.

Những tác dụng phụ khi uống thuốc trào ngược dạ dày thường gặp

Khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày như sau:

  • Thuốc kháng histamin H2: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin, Nizatidin,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Pantoprazol, Esomeprazol, Omeprazol,… 
  • Thuốc giúp điều hòa nhu động ruột: Metoclopramid, Sulpirid Domperidon,…
  • Thuốc giúp trung hòa axit dạ dày: Gastropulgite, Tums, Rolaids, Pepto-Bismol, Maalox,…
  • Thuốc tăng trương lực cơ thắt của thực quản dưới: Cisapride, Metoclopramide,…
  • Thuốc tạo màng ngăn dạ dày và thực quản: Axit Alginic, Dimeticol,…
  • Nhóm thuốc không cần kê đơn: Yumangel, Phosphalugel, Gaviscon,…

Hầu hết các loại thuốc này đều an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên trong quá trình điều trị người bệnh vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày, bao gồm: 

Thuốc ức chế histamine-2 (H2)

Thuốc kháng histamine-2 thường được dùng ở dạng kê đơn liều cao. Loại thuốc này có tác dụng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,… Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng ngăn ngừa sản xuất nhiều axit dịch vị vào ban đêm. Vì vậy nhóm thuốc kháng histamine-2 rất hiệu quả đối với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa trên, hội chứng Zollinger-Ellison.

Thuốc ức chế histamine-2 (H2) giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh
Thuốc ức chế histamine-2 (H2) giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

Hầu hết các tác dụng phụ do thuốc kháng histamine-2 gây ra đều tương đối nhẹ và thường giảm dần theo thời gian. Một số ảnh hưởng phổ biến do thuốc gây ra có thể kể đến như:

  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Khó ngủ.
  • Khô miệng.
  • Da khô.
  • Đau đầu.
  • Tiếng chuông trong tai.
  • Sổ mũi.
  • Khó đi tiểu.

Trong một số trường hợp cá biệt, thuốc kháng histamine-2 có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Bỏng rát, da phồng rộp, đóng vảy.
  • Thay đổi tầm nhìn.
  • Lú lẫn.
  • Kích động.
  • Khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Tức ngực.
  • Nhịp tim không đều.
  • Ảo giác.
  • Ý nghĩ tự sát.

Thuốc ức chế bơm Proton

Thuốc ức chế bơm Proton có tác dụng giúp giảm ngăn chặn các enzym trong dạ dày sản sinh ra axit dịch vị. Từ đó carit hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, viêm loét… Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm Proton bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Phát ban, nổi mề đay.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Đau đầu.
Thuốc gây ra tác dụng phụ phổ biến như đau bụng buồn nôn
Thuốc gây ra tác dụng phụ phổ biến như đau bụng buồn nôn

Nếu người bệnh dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Hạ huyết áp.
  • Tăng nguy cơ bị đau tim.
  • Giảm hấp thu vitamin B12 vào cơ thể.
  • Gây loãng xương, giòn xương ở vùng hông, cổ tay, cột sống.
  • Dễ bị nhiễm khuẩn Clostridium Difficile ruột kết.

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit là loại thuốc có khả năng hỗ trợ trung hòa axit dạ dày, giúp ngăn ngừa sự tăng tiết axit dịch vị. Từ đó hạn chế xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ơ nóng, ợ chua trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, chướng bụng,… Loại thuốc điều trị này không gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Thông thường các trường hợp gặp phải phản ứng phụ đều là do người bệnh dùng thuốc sai cách.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng axit bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Sỏi thận.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Táo bón.

Thuốc giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày

Loại thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau thượng vị cho người bệnh. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả ngay sau khi sử dụng 1 giờ đồng hồ và kéo dài khoảng 8-12 tiếng. Những tác dụng phụ khi uống thuốc trào ngược dạ dày này bao gồm:

  • Co thắt dạ dày.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Phát ban, mẩn ngứa và nổi mề đay.
  • Chóng mặt.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Rụng tóc.
  • Khó ngủ.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Vàng da.
  • Viêm thận kẽ.
Tác dụng phụ của loại thuốc này đó là gây phát ban, viêm da
Tác dụng phụ của loại thuốc này đó là gây phát ban, viêm da

Nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì vậy người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách và hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải.

Thuốc điều hòa nhu động ruột

Các loại thuốc điều hòa nhu động ruột có tác dụng tăng cường chuyển động cơ thắt của thực quản và dạ dày, giúp kích thích nhu động ở ruột và tăng co bóp. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng và hiệu quả. Một số tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày thường gặp như:

  • Mệt mỏi.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Tiêu chảy.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Đau đầu.
  • Khô miệng.

Thuốc tạo màng để ngăn axit dạ dày thực quản

Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng chính của thuốc đó là giúp tạo ra một lớp gel mỏng, giúp ngăn thực quản với dạ dày. Từ đó làm hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, thuốc cũng có khả năng trung hòa axit dịch vị dư thừa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh gây bào mòn niêm mạc. 

Nhóm thuốc này cũng gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Phản xạ chậm.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Mất kinh.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Ho kèm theo khó thở
  • Đau đầu.

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày không kê đơn

Nhóm thuốc này được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi sự tiện lợi và không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Công dụng chính của thuốc đó là giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị, buồn nôn,… 

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày không kê đơn được dùng khá phổ biến hiện nay
Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày không kê đơn được dùng khá phổ biến hiện nay

Mặc dù người bệnh có thể mua thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Những tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày không kê đơn phải kể đến như:

  • Sốc phản vệ.
  • Co thắt phế quản.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Chóng mặt, khó thở.
  • Sưng mặt.
  • Nổi mề đay.
  • Đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn.

Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày

Để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ khi uống thuốc trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm thời gian và liều lượng. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều mà không có sự cho phép của những người có chuyên môn.
  • Nên uống thuốc trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng cũng là các giúp người bệnh giảm nguy cơ bị tăng tiết axit dịch vị. Tuy nhiên có một số loại thuốc bạn không nên uống khi bụng đói. Vì vậy người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. 
  • Không nên sử dụng thuốc liên tục trong 14 ngày mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Uống thuốc với nhiều nước lọc, điều này giúp các hoạt chất trong thuốc được hấp thu tốt hơn, giúp làm giảm nguy cơ bị tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón.
  • Không sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, bạn không nên dùng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, cafein… vì nó sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc chứa aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) vì có thể tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
  • Không uống thuốc trào ngược dạ dày cùng với các loại thuốc khác. Bởi thuốc có thể tương tác với nhau và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Theo dõi các tác dụng phụ gây ra bởi thuốc. Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên ngay lập tức báo cáo cho bác sĩ để có sự điều chỉnh.

Mặc dù những tác dụng phụ khi uống thuốc trào ngược dạ dày đều không quá nghiêm trọng và không phải ai cũng gặp phải. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc người bệnh cũng cần hết sức chú ý. Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng loại thuốc phù hợp. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cần được xử lý ngay.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...