Các Cấp Độ Trào Ngược Dạ Dày Và Phương Án Điều Trị Phù Hợp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản và cổ họng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó việc nắm rõ các thông tin về bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là các cấp độ trào ngược dạ dày người bệnh cần nắm rõ để có phương án phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Các cấp độ trào ngược dạ dày hiện nay

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh tiến triển theo nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Việc phân chia các cấp độ trào ngược dạ dày sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phương án điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp hơn. 

Cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 cấp độ như sau:

  • Trào ngược dạ dày độ 0.
  • Trào ngược dạ dày độ A.
  • Trào ngược dạ dày độ B.
  • Trào ngược dạ dày độ C.
  • Trào ngược dạ dày độ D.

Mỗi một cấp độ bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, trào ngược dạ dày độ A là tình trạng phổ biến nhất, còn trào ngược dạ dày độ D là nguy hiểm nhất. Lúc này bệnh đã tiến triển nặng và có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Trào ngược dạ dày được chia thành 5 cấp độ khác nhau
Trào ngược dạ dày được chia thành 5 cấp độ khác nhau

Đặc điểm chính của các cấp độ trào ngược dạ dày

Dưới đây là đặc điểm của từng cấp độ trào ngược dạ dày mà người bệnh cần biết:

Trào ngược dạ dày cấp độ 0

Đây là cấp độ đầu tiên và cũng là nhẹ nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Lúc này, niêm mạc thực quản không có dấu hiệu viêm loét. Người bệnh chỉ gặp phải một số triệu chứng phổ biến như ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi. Tuy nhiên chúng chỉ thường xảy ra mỗi khi ăn quá no và không xuất hiện phổ biến nên dễ bị người bệnh bỏ qua.

Dấu hiệu: Ợ chua, ợ hơi, đau ngực nhẹ, khó nuốt, khô họng, ho.

Chẩn đoán: Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng của người bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi thực quản để loại trừ các bệnh lý khác.

Điều trị: Ở giai đoạn này, người bệnh không nhất thiết phải dùng thuốc. Bạn chỉ cần xây dựng lại lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh để tránh bệnh tiến triển nặng. 

Biến chứng: Nếu lơ là trong việc điều trị, bệnh trào ngược dạ dày độ 0 sẽ tiến triển thành cấp độ nặng hơn.

Trào ngược dạ dày cấp độ A

Người bị trào ngược dạ dày cấp độ A có mức độ tổn thương niêm mạc khá nhẹ mặc dù các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu rõ ràng hơn. Đây là giai đoạn phổ biến với 90% bệnh nhân đến bệnh viện được chẩn đoán đang ở cấp độ này. 

Triệu chứng: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt, đau bụng thượng vị, nuốt nghẹn, ho, đau họng, trong miệng có vị chua, nóng rát sau xương ức, đau khi ăn uống…

Chẩn đoán: Bệnh được chẩn đoán thông qua quá trình nội soi thực quản. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng ống mềm có gắn camera để quan sát bên trong dạ dày và thực quản. Nếu thấy có vết loét nhỏ hơn 5mm thì đây là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày độ A.

Điều trị: Người bệnh được điều trị bằng các loại thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc ức chế bơm proton, thuốc hỗ trợ nhu động ruột theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cải thiện lối sống, sinh hoạt để bệnh không tiến triển nặng.

Biến chứng: Bệnh trào ngược dạ dày cấp độ A nếu không được điều trị cẩn thận sẽ dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như: Loét thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,…

Trào ngược dạ dày cấp độ B

Trào ngược dạ dày độ B là cấp độ trung bình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chiếm khoảng 5% trường hợp. Ở giai đoạn này, bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng với tần suất ngày càng nhiều hơn. Nếu không chữa trị từ sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Triệu chứng: Ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thực quản, nuốt vướng, trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, đau bụng thượng vị âm ỉ,…

Chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh thông qua phương pháp nội soi. Nếu vết loét có kích thước lớn hơn 5mm và ăn sâu xuống lớp cơ của thành thực quản thì là dấu hiệu của trào ngược dạ dày cấp độ B.

Trào ngược dạ dày cấp độ B có triệu chứng ợ hơi, nóng rát vùng thực quản
Trào ngược dạ dày cấp độ B có triệu chứng ợ hơi, nóng rát vùng thực quản

Điều trị: Điều trị trào ngược cấp độ B chủ yếu sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng histamin H2 (H2RA) để giảm tiết axit dạ dày. một số trường hợp nghiêm trọng sẽ được chỉ định phẫu thuật để thắt chặt cơ vòng thực quản dưới ngăn không cho axit trào ngược lên thực quản.

Biến chứng: Người bệnh nếu tiếp tục chủ quan không áp dụng phương pháp điều trị thích hợp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như: Barrett thực quản, ung thư thực quản, viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm phổi,…

Trào ngược dạ dày cấp độ C

Trào ngược dạ dày độ C là tình trạng nghiêm trọng, có thể tiến triển thành Barrett thực quản. Hiện tượng này xảy ra do thực quản tiếp xúc quá nhiều với axit dạ dày. Từ đó gây xói mòn niêm mạc và hình thành các vết loét lớn. Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, trong đó nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Triệu chứng: Ợ chua, khó nuốt, buồn nôn, trào ngược dạ dày nôn ra máu, nóng rát vùng bụng, đau ngực do trào ngược dạ dày, đi ngoài phân đen.

Chẩn đoán: Bệnh trào ngược dạ dày độ C được chẩn đoán dựa thông qua hình thức nội soi thực quản. Nếu thấy niêm mạc có dấu hiệu trợt loét tập trung ở một chỗ, kèm theo đó là tình trạng loạn sản thực quản thì đó là dấu hiệu của trào ngược dạ dày độ C.

Điều trị: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày độ C chủ yếu thực hiện theo phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thắt chặt cơ vòng dưới thực quản. Từ đó ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Biến chứng: Nếu không được điều trị, bệnh trào ngược cấp độ C có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tới tính mạng như: Loét thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày cấp độ D

Trong các cấp độ trào ngược dạ dày, trào ngược độ D là nguy hiểm nhất, chiếm khoảng 0,1% trường hợp. Tại thời điểm này, Barrett thực quản đã tiến triển rộng, vết loét sâu và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng trào ngược ở cấp độ C với tần suất liên tục, khiến sức khỏe thể chất bị suy giảm.

Triệu chứng: Người bệnh có dấu hiệu ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân nát, phân có màu hắc ín hoặc có lẫn máu, trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, uể oải, sụt cân, ăn không ngon miệng, khàn tiếng, mất ngủ,…

Chẩn đoán: Bệnh chủ yếu được chẩn đoán thông quan việc nội soi thực quản. Trên hình ảnh nội soi nếu thấy niêm mạc thực quản bị xơ hóa, hẹp thực quản thì đây là dấu hiệu của trào ngược dạ dày độ D. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm mô tế bào để có kết luận chính xác hơn.

Điều trị: Điều trị trào ngược dạ dày cấp độ D chủ yếu là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương niêm mạc và khả năng đáp ứng của người bệnh. 

Biến chứng: Bệnh trào ngược dạ dày cấp độ D có nguy cơ cao phát triển thành các bệnh như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.

Trào ngược dạ dày cấp độ D có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư
Trào ngược dạ dày cấp độ D có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư

Lời khuyên giúp ngăn ngừa trào ngược dạ dày tiến triển

Để ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày tiến triển nặng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Ăn uống khoa học, đúng bữa, đúng giờ, không được ăn quá no nhưng cũng không được bỏ bữa hoặc nhịn bữa sáng.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, chứa nhiều axit.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê, nước uống có gas,…
  • Ăn nhiều sữa chua, rau xanh, ngũ cốc, trái cây,… để thúc đẩy tiêu hóa.
  • Sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, không nằm ngủ hoặc làm việc nặng nhọc.
  • Cần đi ngủ sớm, tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc.
  • Tăng cường vận động thể thao mỗi ngày 30 phút, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như yoga chữa trào ngược dạ dày, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...
  • Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng stress.
  • Duy trì cân nặng luôn ở mức ổn định, tránh để thừa cân, béo phì,…
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy có những bất ổn về dạ dày để kịp thời chữa trị.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các cấp độ trào ngược dạ dày. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh, tránh để bệnh tiến triển nặng.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...