Kháng Sinh Điều Trị Viêm Niệu Đạo được tin dùng hiện nay

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Các triệu chứng viêm niệu đạo khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trường hợp không kiểm soát, viêm niệu đạo dần biến chứng gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo có thể là do thói quen vệ sinh không đúng cách khiến hại khuẩn, nấm xâm nhập tấn công niệu đạo. Ngoài ra, tình trạng viêm còn có khả năng liên quan đến bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, quan hệ tình dục không an toàn, ảnh hưởng từ viêm niễm phụ khoa, nam khoa,…
Người bệnh chủ quan, không điều trị sớm có thể đối mặt với nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt, đau bụng dưới âm ỉ, ra dịch tiết có màu bất thường kèm theo mùi hôi tanh,…
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh được áp dụng. Trong đó, sử dụng thuốc Tây điều trị viêm niệu đạo mang lại hiệu quả nhanh, đặc biệt là ở giai đoạn bệnh mới khởi phát. Tùy tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp.

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm niệu đạo là một trong số các thuốc được dùng phổ biến. Nhờ đặc tính của thuốc là diệt vi khuẩn gây hại, ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Dưới đây là các loại kháng sinh được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
Kháng sinh điều trị viêm không do lậu
Tình trạng viêm niệu đạo không do lậu có thể liên quan đến ký sinh trùng, vi khuẩn, virus gây ra. Để điều trị dạng bệnh này, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại kháng sinh thông thường như:
– Doxycycline:
Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm phổ rộng, được dùng trong điều trị viêm niệu đạo giúp kiểm soát tình trạng viêm. Thuốc hoạt động trên cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng diệt ký sinh trùng, và một số loại nấm gây hại khác.
Doxycycline chứa thành phần giúp diệt vi khuẩn ưa khí, kỵ khí, vi khuẩn gram dương, gram âm. Thuốc được chỉ định cho từng trường hợp khác nhau. Dùng theo đường uống, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng để phòng ngừa nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Liều dùng tham khảo:
- Sử dụng 200g một ngày, một lần giai đoạn khởi đầu.
- Sử dụng 100g một ngày, một lần cho liều duy trì.
- Đối với người mắc viêm nhiễm mãn tính dùng mỗi ngày 200g.
Chống chỉ định: Không sử dụng Doxycycline cho đối tượng người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bệnh gan nặng, lupus ban đỏ, người bị cao huyết áp.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, mờ mắt, đau đầu, ớn lạnh, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, đau khớp,… Thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường nặng dần.
– Tetracycline:
Tetracycline được chỉ định trong điều trị viêm niệu đạo phổ biến, nhất là đối với trường hợp viêm không do bệnh lậu. Đây là dạng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo phổ rộng, giúp tiêu diệt và loại bỏ nhiều chủng vi khuẩn. Chẳng hạn như vi khuẩn gram âm, xoắn khuẩn, vi khuẩn nội bào Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsie,…
Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cản hoạt động tổng hợp protein của vi khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của viêm nhiễm. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo lan rộng ra các cơ quan lân cận, phát sinh biến chứng.

Liều dùng tham khảo: Sử dụng uống trực tiếp.
- Dùng mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên 500mg.
- Uống thuốc liên tục 7 tuần, sau đó tái khám để kiểm tra hiệu quả điều trị.
Chống chỉ định: Không dùng Tetracycline cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Không dùng cho người bệnh gan, thận nặng.
Tác dụng phụ: Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
– Azithromycin:
Azithromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo được chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, tác dụng ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại tại niệu đạo. Ngoài ra, Azithromycin còn được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng khác.
Liều dùng tham khảo:
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên 500mg.
- Trường hợp có liên quan đến khuẩn lậu, người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các dạng thuốc đường tiêm.
Chống chỉ định: Không dùng Azithromycin cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Người dùng có thể gặp phải một vài biểu hiện trong quá trình dùng thuốc như chóng mặt, đau ngực, tim đập nhanh, ngất xỉu, đau bụng, buồn nôn, chán ăn,…
Kháng sinh điều trị viêm do lậu
Tình trạng viêm niệu đạo do lậu là bệnh nguy hiểm, có thể phát sinh biến chứng nhanh, nguy hại cho sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không phát hiện sớm, vi khuẩn lậu lan rộng thậm chí còn có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo do lậu được bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng của người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến:
– Ceftriaxone: Dùng tiêm bắp 1 liều duy nhất 250mg.
– Spectinomycin: Dùng tiêm bắp 1 liều duy nhất 2g.
– Ceftriaxone: Tiêm bắp 1 lần 1g, dùng 1 lần / ngày. Sử dụng trong 3 – 7 ngày liên tục điều trị viêm có biến chứng.
Ngoài các dạng thuốc tiêm bắp, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng kết hợp thuốc kháng sinh dạng uống để tăng hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu gây ra. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc hại sức khỏe.
Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm niệu đạo?
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là tình trạng nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu do sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Chúng tấn công và gây tổn thương, viêm nhiễm niệu đạo, hình thành nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Để điều trị bệnh, hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kháng viêm, dùng thuốc kháng sinh. Đây là giải pháp hàng đầu giúp khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra. Tác dụng của thuốc khá nhanh chóng, giúp người bệnh tiểu tiện thuận lợi hơn, giảm đau bụng, tiết dịch mủ niệu đạo,…

Thuốc kháng sinh mang lại nhiều lợi ích trong điều trị nhiễm trùng, thông thường sau 2 – 3 ngày dùng thuốc, người bệnh đã có thể cảm nhận được các thay đổi tích cực. Nhờ hiệu quả nhanh nên nhiều bệnh nhân đã lựa chọn hướng điều trị này khi mắc viêm niệu đạo.
Tuy nhiên, thuốc tân dược có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt khi người bệnh sử dụng quá liều, lạm dụng, kết hợp thuốc bừa bãi có thể đối mặt với nhiều hệ lụy. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Làm tăng men gan
- Nổi mụn
- Rối loạn tiêu hóa
- Nổi mẩn ngứa
- Mệt mỏi cơ thể
Ngoài ra còn nhiều phản ứng bất thường khác làm ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Do đó, trước khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Một số lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm niệu đạo
Dùng kháng sinh điều trị viêm niệu đạo cho hiệu quả nhanh chóng, giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn. Tuy nhiên khi dùng thuốc, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia. Việc lạm dụng hoặc dùng sai thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra mức độ phục hồi sức khỏe, tình trạng viêm nhiễm có thuyên giảm hay không. Nếu sau một liệu trình dùng thuốc viêm niệu đạo không thuyên giảm, bác sĩ có thể điều chỉnh, đổi thuốc sao cho phù hợp hơn.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu bệnh nhân gặp phải bất kỳ bất thường nào nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ, khắc phục sớm, phòng rủi ro cho người bệnh.
- Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn. Sử dụng thực phẩm phù hợp, không nên ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ béo, cay nóng,… Nên bổ sung rau xanh, hoa quả giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt người bệnh nên uống đủ nước.
- Tập thể dục, duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế thức khuya, không nên hút thuốc lá. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhiều hơn. Theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu gặp bất kỳ vấn đề gì, người bệnh nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
Dùng kháng sinh điều trị viêm niệu đạo là cách làm được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là khi người bệnh dùng thuốc bừa bãi. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám, chỉ sử dụng thuốc theo phác đồ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!