Huyệt Thái Xung Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Tác Dụng Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, nhắc đến một huyệt đạo tại mu bàn chân mang đến hiệu quả điều trị nhiều bệnh lý chắc chắn không thể không nhắc đến huyệt Thái Xung. Vậy cụ thể, huyệt nằm ở vị trí nào trên mu bàn chân? Công năng của huyệt là gì? Tác động khai mở huyệt thế nào để phát huy hiệu quả điều trị bệnh? Dưới đây là giải đáp từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Thái Xung

Nhắc đến huyệt đạo quan trọng của kinh Can, chắc chắn phải kể đến huyệt Thái Xung. Huyệt có phạm vi hoạt động toàn cơ thể nhờ những đặc tính và vị trí vốn có.

Huyệt Thái Xung là gì? Đặc tính nổi bật

Huyệt Thái Xung là huyệt vị thứ 3 của kinh Can. Theo phân tích từ các y thư cổ, tên gọi của huyệt là sự kết hợp giữa “thái” ý chỉ sự to lớn và “xung” ý chỉ đây là yếu đạo. Vậy nên “Thái Xung” ý chỉ huyệt đạo nằm trên vị trí Nguyên khí sở cư – nơi khí huyết hưng thịnh và cùng là yếu đạo giúp chân khí được thông hành.

Huyệt được đề cập đến lần đầu tiên trong cuốn “Châm cứu đại toàn”. Đây là huyệt thứ 3 thuộc kinh Can và hành Thổ. Vậy nên, huyệt có khả năng kết nối kinh mạch tại gan. Nếu kết hợp cùng huyệt Túc Tam Lý và huyệt Dũng Tuyền sẽ tạo thành hệ thống 3 huyệt đạo dưỡng sinh có vai trò quan trọng trên cơ thể.

Vị trí huyệt Thái Xung

Huyệt Thái Xung ở đâu là vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả khai thông trị bệnh. Cụ thể, vị trí của huyệt nằm ngay trên 2 mu bàn chân, trên trục đường Nguyên khí sở cư. Chính vì đặc điểm này mà lượng khí huyết lưu thông tại đây vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể tự xác định vị trí thông qua 2 cách sau đây:

  • Cách 1: Đặt lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất phẳng. Tiếp theo lấy tay tìm khe giữa ngón chân cái và ngón chân kế. Sau đó, từ vị trí này, đo lên phía gần mu bàn chân khoảng 1 – 1.5 thốn (tùy từng người), đây chính là vị trí của huyệt đạo.
  • Cách 2: Dùng ngón tay sờ dọc theo đốt xương trên của mu bàn chân. Huyệt đạo cần tìm sẽ nằm ngay tại phần góc giữa đầu xương ngón chân cái với ngón chân kế.
Vị trí của huyệt Thái Xung nằm ngay trên 2 mu bàn chân

Huyệt Thái Xung có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, khi thực hiện các phương pháp tác động chuẩn xác lên Thái Xung huyệt sẽ mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như sau:

Huyệt Thái Xung thải độc gan

Một trong những tác dụng của huyệt Thái Xung được đánh giá cao chính là hỗ trợ điều trị bệnh gan. Bởi huyệt đạo sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất, nhờ đó, các độc tố trong gan nhanh chóng được đào thải khỏi cơ thể. Nhờ đó, giảm các triệu chứng vàng da, suy nhược cơ thể, ăn không ngon, chướng bụng, khó tiêu, táo bón.

Giảm đau hiệu quả

Quá trình tác động lực lên huyệt sẽ giúp khí huyết được lưu thông đều khắp cơ thể. Đặc biệt, phương pháp bấm huyệt Thái Xung sẽ giúp giảm các cơn đau nhức tại chân, ngăn ngừa thoái hóa và tăng cường khả năng vận động.

Thư giãn, giải tỏa căng thẳng

Bấm huyệt Thái Xung có khả năng điều hòa hệ thần kinh, giúp tinh thần được giải tỏa, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi cho người bệnh.

Cải thiện tiêu hóa

Ngoài những tác dụng trên, một trong những tác dụng bấm huyệt Thái Xung được thầy thuốc đánh giá cao là hỗ trợ cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Theo đó, những ai đang bị tiêu hóa kém, đau dạ dày chướng bụng sẽ giảm hiệu quả khi áp dụng phương pháp khai mở Thái Xung huyệt.

Bấm huyệt Thái Xung hỗ trợ cải thiện tiêu hóa hiệu quả

Xem thêm: Huyệt Dương Lăng Tuyền: Vị Trí, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Cách châm cứu, bấm huyệt Thái Xung chuẩn Y học cổ truyền

Có thể thấy huyệt Thái Xung mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời, những điều kiện là cần áp dụng đúng liệu pháp khai thông huyệt đạo. Hiện tại, Y học cổ truyền ứng dụng phổ biến nhất là châm cứu và bấm huyệt trong quá trình ứng dụng Thái Xung huyệt trị bệnh.

Cách bấm huyệt Thái Xung

Bấm huyệt là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì ưu điểm đơn giản, lại rất hiệu quả, không cần chuẩn bị dụng cụ phức tạo.

  • Bước 1: Xác định huyệt Thái Xung nằm ở vị trí nào.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái đặt lên huyệt và day ấn theo chiều kim đồng hồ trong 10 giây, sau đó nghỉ 5 giây rồi tục lặp lại thao tác này 10 lần.
  • Bước 3: Đổi sang huyệt bên chân đối diện.

Lưu ý, đối với phương pháp bấm huyệt, bạn cần đảm bảo tác động đều cả 2 bên để hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, phương pháp này nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ là phù hợp.

Châm cứu huyệt

Ngoài bấm huyệt, châm cứu cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh được ứng dụng trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu kỹ thuật người thực hiện tốt để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thả lỏng bàn chân và tìm huyệt Thái Xung.
  • Bước 2: Dùng kim châm vào huyệt với độ sâu từ 0.5 – 0.75 thốn, sau đó châm thấu huyệt Dũng Tuyền. Phương pháp cần cứu từ 3 – 5 tráng, tiếp theo ôn cứu khoảng 5 đến 10 phút.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến phòng khám Đông y uy tín để được bác sĩ thực hiện điều trị.

Phối huyệt Thái Xung nhằm tăng hiệu quả trị bệnh

Để gia tăng tác dụng trong điều trị bệnh, trong sách Y học cổ truyền đã ghi chép chi tiết cách phối cùng các huyệt đạo tương hợp như sau:

  • Phối cùng huyệt Phục Lưu (Th.7): Giúp điều trị vú sưng (theo Giáp Ất Kinh).
  • Phối cùng huyệt Khúc Tuyền (C 9): Giúp điều trị tiêu chảy có máu (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Nhiên Cốc (Th.2): Giúp điều trị rong kinh (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Giao Tín (Th.8) + huyệt Âm Cốc (Th.10) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6): Giúp điều trị bị lậu huyết không cầm ở nữ giới (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Đại Đô (Ty.2): Giúp điều trị âm sán (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Thái Bạch (Ty.3): Giúp điều trị bụng trướng lưng đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Thần Khuyết (Nh 8) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6): Giúp điều trị tiêu chảy (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Khúc Tuyền (C 8) + huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Thiên Phủ (P.3): Giúp điều trị tử cung sa (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 60): Giúp điều trị nhọt mọc ở lưng (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Trung Phong (C 4): Giúp điều trị đi bộ khó (theo Thắng Ngọc Ca).
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Bá Hội (Đc 20) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6): Giúp điều trị họng đau (theo Tịch Hoằng Phú).
  • Phối cùng huyệt Phục Lưu (Th.7): Giúp điều trị sữa khó ra (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39) + huyệt Đại Đô (Ty.2) trị sán khí (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt Lâm Khấp (Đ.41) + huyệt Hành Gian (C 2) + huyệt Thiếu Hải (Tm.3) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Thông Lý (Tm.5) + huyệt Ủy Trung (Bq 60): Giúp điều trị ung nhọt ở lưng (theo Châm Cứu Tụ Anh).
Phối huyệt Thái Xung cùng huyệt tương hợp nhằm tăng hiệu quả trị bệnh
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4): Giúp điều trị nghẹt mũi, viêm mũi (theo Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  • Phối cùng huyệt Thần Khuyết (Nh 8) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6): Giúp điều trị tiêu chảy (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Hạ Liêu (Bq 34) + huyệt Ẩn Bạch (Ty.1) + huyệt Lao Cung (Tb.8) + huyệt Hội Dương (Bq 35) + huyệt Thái Uyên (P.9) + huyệt Phục Lưu (Th.7) + huyệt Trường Cường (Đc 1) + huyệt Thừa Sơn (Bq 57): Điều trị tiêu ra máu (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Âm Cốc (Th.10) + huyệt Khí Hải (Nh 6) + huyệt Đại Đô (Ty.2) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) + huyệt Nhiên Cốc (Th.2) + huyệt Trung Cực (Nh 3): Giúp điều trị băng huyết (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2) + huyệt Đại Đô (Ty.2) + huyệt Thủy Đạo (Vi 28) + huyệt Lãi Câu (C 5) + huyệt Quan Nguyên (Nh 4) + huyệt Lan Môn + huyệt Trung Phong (C 4): Giúp điều trị sán khí (theo Y Học Cương Mục).
  • Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41) + huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) + huyệt Nhũ Căn (Vi 18): Giúp điều trị sữa không thông (theoTrung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Phối cùng huyệt Khúc Trì (Đtr.11) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36): Giúp điều trị tay chân đau nhức (theoChâm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối với huyệt Ngũ Lý: Hành Gian (C 2): Giúp điều trị gan viêm (theoChâm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Lãi Câu (C 5) + Khúc Tuyền (C 8): Giúp điều trị dịch hoàn viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Lưu ý khi tác động Thái Xung huyệt trị bệnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số lưu ý khi tác động huyệt Thái Xung trị bệnh:

  • Đảm bảo áp dụng cách xác định huyệt Thái Xung chuẩn xác, nếu không nắm rõ cần đến phòng khám Đông y để thầy thuốc, người có chuyên môn hướng dẫn.
  • Để tránh làm đau huyệt Thái Xung, khi tác động bấm huyệt cần điều chỉnh lực đạo vừa phải.
  • Không châm cứu, bấm huyệt khi cơ thể đang trong trạng thái quá no, quá đói hoặc đang suy yếu.
  • Cần kiên trì thực hiện châm cứu, bấm huyệt theo đúng lộ trình thầy thuốc hướng dẫn để đạt kết quả tốt nhất.

Trên đây là thông tin về vị trí, tác dụng, những liệu pháp khai thông và phối huyệt Thái Xung. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm phương pháp hữu ích trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...