Huyệt Thái Uyên: Vị Trí, Công Năng Và Cách Tác Động Trị Bệnh 

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Thái Uyên nằm ngay trên cổ tay và là một tử huyệt trên cơ thể. Vậy nên, các tác động vào huyệt cần đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh gây tác động xấu đến sức khỏe. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết cách khai thông huyệt đạo chuẩn Y học, giúp quá trình ứng dụng huyệt trong điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Thái Uyên

Tên gọi của huyệt Thái Uyên xuất phát từ vị trí huyệt nằm tại chỗ lõm (Thái) như hố sâu (Uyên) ở phía ngoài trên đường lằn chỉ tay. Bên cạnh tên này, huyệt còn có nhiều tên gọi khác như huyệt Thái Tuyền, huyệt Thái Thiên, huyệt Quỷ Tâm, huyệt Quỷ Thiên.

Có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2), huyệt Thái Uyên sở hữu những đặc tính như:

  • Là huyệt đạo thứ 9 của kinh Phế.
  • Là huyệt Du – Nguyên, thuộc vào hành Thổ.
  • Huyệt Bổ của kinh Phế.
  • Huyệt Hội của Mạch.
huyet thai uyen
Huyệt Thái Uyên nằm ngay trên cổ tay và là một tử huyệt trên cơ thể

Bên cạnh ý nghĩa tên gọi và đặc tính, vị trí huyệt Thái Uyên nằm ở đâu cũng rất quan trọng. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Thậm chí, nếu tác động huyệt sai vị trí còn tiềm ẩn tai biến đe dọa đến tính mạng.

Theo các tài liệu y học cổ truyền, huyệt Thái Uyên nằm trên đường chỉ lằn ngang cổ tay thứ nhất, phần lõm vào của động mạch tay quay. Khi giải phẫu vị trí của huyệt đạo sẽ thấy những đặc điểm như sau:

  • Dưới da huyệt đạo là rãnh mạch quay. Rãnh có cấu tạo bởi gân cơ dạng dài cùng gân cơ duỗi ngắn của ngón tay cái (ở ngoài), gân cơ ngang tay to và gân cơ gấp chung nông ở các ngón tay (ở trong), gân cơ gấp dài ngón tay cái cũng xương thuyền ở đáy.
  • Thần kinh vận động cơ chính là các nhánh dây thần kinh giữa cùng dây thần kinh quay.
  • Da vùng huyệt đạo Thái Uyên chịu chi phối của tiết đoạn thần kinh C6.

Để xác định chính xác nhất vị trí của huyệt, Y học cổ truyền hướng dẫn 2 cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Ngửa tay, sau đó gập bàn tay từ từ về phía cẳng tay. Khi đó, đường lằn chỉ cổ tay thứ 1 sẽ hiện rõ nhất. Huyệt đạo nằm ngay trên đường này, tại nơi lõm nhất của động mạch tay quay.
  • Cách 2: Xác định đầu xương tròn gồ cao tại gốc của ngón tay cái, huyệt đạo nằm ngay dưới đầu xương này, tại đường chỉ lằn cổ tay thứ nhất. Khi đặt ngón tay lên vị trí này sẽ cảm nhận được mạch đập rõ ràng.

Công dụng của Thái Uyên huyệt trong Y học cổ truyền

Không chỉ riêng huyệt Thái Uyên, bất cứ huyệt đạo trên cơ thể cũng có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe. Nếu tác động đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Theo tài liệu Đông y, huyệt Thái Uyên có tác dụng khu phong, lý phế, hóa đàm, chỉ khát. Nhờ đó, ở phạm vi tại chỗ, huyệt sẽ giúp điều trị tốt hội chứng ống cổ tay và trẹo tay trong chấn thương vận động. Bên cạnh đó, với khả năng điều hòa khí huyết, tăng cường nguyên khí làm cho tạng Phế thông thoáng, nên ở phạm vi toàn thân, tác động vào huyệt sẽ giúp điều trị bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, ho, suyễn, viêm họng, đau nhức, viêm họng, nghẽn mạch máu, đau tức ngực,…

Ngoài ra, trường hợp bị tàn nhang, nám lâu năm, có bớt tím, rụng chân tóc cũng có thể tác động vào huyệt trị bệnh.

huyet thai uyen
Huyệt có tác dụng khu phong, lý phế, hóa đàm, chỉ khát

Xem thêm: Huyệt Xích Trạch Là Gì? Tìm Hiểu Công Năng Và Cách Tác Động 

Cách châm cứu, bấm huyệt Thái Uyên trị bệnh hiệu quả

Trong Đông y, huyệt Thái Uyên được đưa vào điều trị bệnh thông qua 2 liệu pháp tác động là châm cứu và bấm huyệt. Vì là 1 tử huyệt nên càng cần lưu ý tác động chính xác để đảm bảo an toàn. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cho từng liệu pháp.

Kỹ thuật châm cứu

Châm cứu là liệu pháp sử dụng kim châm trực tiếp lên da vùng huyệt đạo, kích thích hệ thần kinh trung ương. Quá trình này sẽ giải phóng chất hóa học vào tủy sống, não và cơ. Nhờ đó kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên trong cơ thể. Nhưng liệu pháp này được khuyến cáo không tự châm cứu tại nhà mà cần được thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn thực hiện. Cụ thể kỹ thuật châm cứu như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Thái Uyên ở đâu.
  • Bước 2: Khử khuẩn kim châm cứu, sau đó dùng kim châm cứu vào huyệt đạo với độ sâu từ 0.3 – 0.5  thốn. Ôn cứu 3 – 5 phút.
  • Bước 3: Sau khi rút kim, dùng tay nhẹ nhàng xoa quanh huyệt để lưu thông khí huyết.

Lưu ý tránh châm vào vị trí động mạch và xương sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng vận động của chi trên.

huyet thai uyen
Châm cứu vào huyệt đạo với độ sâu từ 0.3 – 0.5  thốn

Cách bấm huyệt

Liệu pháp bấm huyệt không cần dùng kim tác động sâu xuống dưới da nên dễ thực hiện, hạn chế rủi ro hơn so với phương phương pháp châm cứu. Tuy nhiên, do Thái Uyên là tử huyệt nên nếu day ấn quá mạnh có thể gây cản trở bách mạch, khiến nội khí tổn thương dẫn tới hậu quả khôn lường. Kỹ thuật bấm huyệt như sau:

  • Bước 1: Xác định huyệt Thái Uyên nằm ở đâu.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái day bấm vào huyệt đạo liên tục 14 lần, sau đó đổi sang tay còn lại. Thực hiện liên tục trong 3 phút sẽ giúp các chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Dù vận dụng bất cứ huyệt đạo nào cũng cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ nguyên tắc an toàn đã được khuyến nghị.

Phối huyệt Thái Uyên nâng cao hiệu quả trị bệnh

Các huyệt đạo trên cơ thể đều có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy nên, khi phối những huyệt tương hợp, huyệt cùng hệ kinh mạch chuẩn xác sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lên rất nhiều lần. Các cách phối này cũng được tài liệu Y thư cổ ghi chép lại chi tiết như sau:

  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ: Có tác dụng điều trị đau và co rút cánh tay (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối cùng huyệt Thần Môn: Giúp điều trị chứng bệnh hen suyễn, nôn ra máu, người lạnh (theo Thiên Kim Phương)
  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ + huyệt Thái Khê: Điều trị ngực tức, sốt rét (theo Tư Sinh Kinh)
  • Phối cùng huyệt Hành Gian + huyệt Ngư Tế + huyệt Thần Môn + huyệt Thái Xung: Điều trị ho ra máu (theo Tư Sinh Kinh)
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải và Hội Âm: Điều trị chứng tê (theo Giáp Ất Kinh)
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết: Điều trị ho phong đàm (theo Ngọc Long Kinh)
  • Phối cùng huyệt Ngư Tế: Điều trị họng khô, cổ khô (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối cùng huyệt Dịch Môn: Điều trị hàn huyết (theo Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối cùng huyệt Nội Quan + huyệt Tứ Phùng: Điều trị ho gà (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc + huyệt Thận Du: Giúp hỗ trợ điều trị phổi ung (áp xe phổi) và nôn ra mủ (theo Loại Kinh Đồ Dực)
  • Phối cùng huyệt Nội Quan + huyệt Khúc Trì + huyệt Tâm Du + huyệt Xích Trạch: Có tác dụng trị chứng vô mạch (theo Cấp Cứu Châm Cứu Liệu Pháp).

Các phối huyệt đã được ghi chép rõ ràng, nhưng chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự thực hiện tác động phối huyệt tại nhà. Bởi trên thực tế, tùy mức độ bệnh hiện tại, tình trạng sức khỏe hiện tại mà thầy thuốc sẽ giảm bớt hoặc kết hợp thêm huyệt đạo phù hợp.

huyet thai uyen
Phối những huyệt tương hợp giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lên rất nhiều lần

Lưu ý để tác động khai thông huyệt an toàn

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà cả thầy thuốc và người bệnh cần lưu ý để đảm bảo hiệu trị bệnh và an toàn sức khỏe, tránh tai biến nguy hiểm.

  • Đảm bảo áp dụng cách xác định huyệt Thái Uyên theo đúng hướng dẫn. Nếu không chắc chắn, cần hỏi trực tiếp bác sĩ, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
  • Không tác động châm cứu, bấm huyệt khi nếu vùng da tại đó sưng tấy, có vết thương hở.
  • Trước khi châm cứu, bấm huyệt, tuyệt đối không để cơ thể trong trạng thái quá no hoặc quá đói, không dùng chất kích thích như bia, rượu hoặc thuốc lá.
  • Phòng tránh tình trạng nhiễm trùng bằng cách vệ sinh sạch sẽ tay, vị trí huyệt cần tác động và khử trùng kim châm cứu cùng các dụng cụ hỗ trợ.
  • Nếu đang châm cứu, bấm huyệt, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy,… cần ngừng tác động và quan sát sức khỏe sát sao để xử lý kịp thời.
  • Không giống như phương pháp điều trị Tây y, các phương pháp Đông y nói chung và châm cứu, bấm huyệt nói riêng cần thời gian dài để phát huy tác dụng nên người bệnh cần kiên trì thực hiện.
  • Không bấm huyệt hay châm cứu cho đối tượng như: Phụ nữ có thai, trẻ dưới 24 tháng tuổi, người đang bị bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ngoại khoa như suy thận, suy gan, xuất huyết dạ dày.

Bài viết chia sẻ chi tiết thông tin về huyệt Thái Uyên. Hy vọng giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích, hỗ trợ đắc lực trong quá trình ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý, cải thiện sức khỏe.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...