Huyệt Thái Khê: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Vị trí huyệt Thái Khê là nơi tập trung lượng kinh khí lớn nhất trên kinh Thận. Vậy nên, huyệt được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ điều trị điều trị nhiều bệnh lý. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ thông tin chi tiết về các liệu pháp sử dụng huyệt và những lưu ý quan trọng khi khai mở huyệt đạo đảm bảo an toàn.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Thái Khê

Trong Trung Y Cương Mục ghi chép, tên gọi của huyệt Thái Khê xuất phát từ đặc điểm huyệt là nơi tập trung lượng kinh khí mạnh nhất tại kinh thận (thái), đồng thời nằm tại chỗ lõm như suối (khê). Ngoài ra, huyệt còn có tên gọi khác là huyệt Lữ Tế, huyệt Nội Côn Lôn.

  • Huyệt đạo có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2), sở hữu những đặc tính như:
  • Là huyệt Du, huyệt Nguyên.
  • Huyệt thuộc hành Thổ.
  • Nằm trong số 14 yếu huyệt của “Châm Cứu Chân Tuỷ” có tác dụng nâng cao chính khí.
  • Là 1 trong số những mạch quyết định sự sống: khi mạch Thái Khê còn đập, dù các mạch khác mất thì vẫn còn hy vọng cứu sống.

Vậy huyệt Thái Khê nằm ở đâu? Như đã chia sẻ, ngay từ tên gọi đã có thể xác định được vị trí của huyệt. Cụ thể, huyệt nằm ngay phía sau mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần gót chân. Khi giải phẫu huyệt Thái Khê, chuyên gia phát hiện những đặc điểm sau:

  • Dưới da vùng huyệt đạo là khe giữa gân gót chân sau, gân cơ gấp chung của các ngón chân, gân cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ cẳng chân sau.
  • Thần kinh vận động cơ tại vùng huyệt là nhánh của dây thần kinh chày sau.
  • Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối từ tiết đoạn thần kinh L5.
huyet thai khe
Huyệt nằm ngay phía sau mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần gót chân

Xem thêm: Huyệt Túc Tam Lý: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Khai Thông Trị Bệnh

Tìm hiểu huyệt Thái Khê có tác dụng gì

Do có đặc tính là huyệt gốc của kinh thận nên khi day ấn hoặc châm cứu huyệt đạo này sẽ giúp bồi bổ nguyên khí thận, tư thận âm, thanh nhiệt, tráng dương, kiện gân cốt. Nhờ đó, mang đến khả năng điều trị các bệnh như:

  • Chữa bệnh viêm họng cấp tính – mãn tính do thận hư.
  • Hỗ trợ điều trị viêm hô hấp do suy thận.
  • Giúp thuyên giảm triệu chứng ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Giảm cảm giác đau mỏi thắt lưng cấp tính – mãn tính.
  • Khi tác động chuẩn xác vào huyệt đạo cũng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, viêm xoang, bệnh ho,… nguyên nhân do thận hư.
  • Ngoài ra, huyệt đạo có khả năng hỗ trợ điều trị đau chân, đau gót chân và mắt cá chân khi thời tiết thay đổi.

Cách châm cứu, bấm huyệt Thái Khê chuẩn y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, các thầy thuốc ứng dụng 2 phương pháp châm cứu và bấm huyệt để khai mở huyệt Thái Khê. Cụ thể, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thực hiện chuẩn xác, đảm bảo mang đến hiệu quả điều trị bệnh.

Cách bấm huyệt Thái Khê

Đây là phương pháp tác động lực vừa đủ vào vị trí của huyệt Thái Khê thông qua động tác day bấm. Mục đích là lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định huyệt Thái Khê ở đâu.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay day ấn mạnh vào huyệt đạo theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 lần liên tục. Sau đó nghỉ 1 – 2 phút rồi tiếp tục thực hiện thêm 2 lần nữa.

Thực hiện kỹ thuật bấm huyệt Thái Khê đều đặn mỗi ngày 2 lần. Thời điểm bấm huyệt giúp mang lại hiệu quả tốt nhất là lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Đặc biệt, người bệnh hoàn toàn có thể tự bấm huyệt tại nhà, nhưng cần lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật đã hướng dẫn, đồng thời xác định chính xác vị trí huyệt và điều chỉnh lực đạo tác động phù hợp.

huyet thai khe
Thực hiện kỹ thuật bấm huyệt Thái Khê đều đặn mỗi ngày 2 lần để cải thiện sức khỏe

Phương pháp châm cứu

Ngoài bấm huyệt, châm cứu là phương pháp được thầy thuốc Đông y áp dụng trong điều trị bệnh với huyệt Thái Khê. Phương pháp sử dụng kim châm cứu đâm trực tiếp vào huyệt nên mang đến hiệu quả tốt hơn, tuy nhiên cần được thực hiện bởi người có kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo không gây sai phạm nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Bước 1: Thầy thuốc sẽ tiến hành xác định huyệt Thái Khê.
  • Bước 2: Dùng kim châm cứu đâm thẳng vào huyệt với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn hoặc thấu tới huyệt Côn Lôn (Bq.60). Nếu chữa bệnh ở gót chân sẽ hướng mũi kim xuống.
  • Bước 3: Cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu khoảng 5 – 10 phút tùy tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp nhân của người bệnh.

Phối huyệt nhằm nâng cao tác dụng của huyệt Thái Khê

Do có quan hệ mật thiết, nếu biết cách phối các huyệt tương hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là tổng hợp các cách phối được ghi chép trong các kinh thư cổ giúp tăng cường tác dụng huyệt Thái Khê.

  • Phối cùng huyệt Côn Lôn (Bq.60) giúp điều trị đầu gối và chân đau lâu ngày (theo Trửu Hậu Ca).
  • Phối cùng huyệt Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) giúp điều trị họng khô, miệng nóng (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Chi Câu + huyệt Nhiên Cốc (Th.2) giúp chữa chứng Tâm đau như dùi đâm (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Trung Chử (Tam tiêu.3) giúp điều trị họng sưng (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) giúp điều trị họng khô (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Trung Chử (Tam tiêu.3) giúp điều trị sốt rét kinh niên (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt đạo Bạch Hoàn Du (Bq.30) + huyệt Quan Nguyên (Nh.4) giúp chữa tiểu vàng (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt đạo Bạch Hoàn Du (Bq.30) + huyệt Ủy Trung (Bàng quang.60) giúp điều trị lưng đau do Thận hư (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết (Phế 7) + huyệt Tam Lý (Vị 36) giúp điều trị ho ra máu (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Hãm Cốc (Vị 43) + huyệt Thiếu Thương (Phế 11) giúp điều trị thích ợ (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Thính Hội (Đ.2) + huyệt Túc Tam Lý (Vị 36) có tác dụng điều trị tai ù do hư (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt đạo Bạch Hoàn Du (Bq.30) + huyệt Thận Du (Bàng quang.23) + huyệt Ủy Trung (Bq.60) giúp điều trị thận hư, lưng đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Côn Lôn (Bàng quang.60) + huyệt Thân Mạch (Bàng quang.62) có tác dụng trị chân sưng khó đi (theo Ngọc Long Kinh).
  • Phối cùng huyệt Đàn Trung (Nh.17) + huyệt Phế Du (Bq.13) + huyệt Xích Trạch (Phế 5) giúp điều trị ho nhiệt (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Ẩn Bạch (Tỳ 1) + huyệt Đại Lăng (Tâm bào.7) + huyệt Thần Môn (Tm.7) có khả năng điều trị chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu ra máu (theo Nho Môn Sự Thân).
  • Phối cùng huyệt đạo Bạch Hoàn Du (Bq.30) + huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Quan Nguyên (Nh.4)+ huyệt Tam Âm Giao (Tỳ 6) giúp điều trị di tinh, tiểu gắt, bạch trọc (theo Châm Cứu Đại Toàn).
  • Phối cùng huyệt Ế Phong (Tam tiêu.17) + huyệt Thận Du (Bq.23) + Thính Hội (Đ.2) giúp điều trị tai ù do hư (theo Châm Cứu Toàn Thư).
  • Phối cùng huyệt Giáp Xa (Vị 6) + huyệt Hạ Quan (Vị 7) chữa trị tình trạng răng đau do Thận hư (theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Phối cùng huyệt An Miên + huyệt Thái Xung (C.3) điều trị tai ù, chóng mặt tiền đình (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
huyet thai khe
Phối cùng huyệt tương hợp nhằm nâng cao tác dụng của huyệt Thái Khê

Lưu ý khi ứng dụng Thái Khê huyệt trong trị bệnh

Châm cứu, bấm huyệt Thái Khê mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nên được ứng dụng phổ biến trong các liệu pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.

  • Việc xác định huyệt Thái Khê nằm ở vị trí nào vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả trị bệnh và an toàn sức khỏe. Vậy nên, nếu không nắm rõ cách xác định huyệt Thái Khê, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc hoặc người am hiểu về huyệt đạo.
  • Không châm cứu, bấm huyệt nếu vị trí đó đang có vết thương ngoài da. Vì điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ lành thương.
  • Không châm cứu, bấm huyệt khi cơ thể đang quá đói hoặc quá no. Đồng thời, trước và sau khi điều trị bệnh cũng không sử dụng thuốc lá hay bia rượu để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.
  • Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người bị suy gan thận hoặc người bị rối loạn đông máu không nên thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt.

Trên đây là thông tin chi tiết về huyệt Thái Khê. Đây thực sự là huyệt đạo đóng vai trò quan trọng, nhưng bạn cần đảm bảo tác động đúng kỹ thuật, đáp ứng những nguyên tắc chung để kết quả chữa trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...