Huyệt Phong Phủ Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Vị Trí, Tác Dụng Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Phong Phủ là huyệt đạo vô cùng quan trọng, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như đau đầu, cứng cổ, mỏi gáy,… Đặc biệt, hiệu quả sẽ tốt hơn khi biết cách tác động khai thông và phối hợp với một số huyệt đạo khác. Cụ thể những thông tin về vị trí, tác dụng cũng như hướng dẫn chữa bệnh từ huyệt đạo này sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu tổng quan huyệt Phong Phủ

Trên cơ thể có hơn 300 huyệt đạo, và mỗi huyệt đạo sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là thông tin tổng quan về ý nghĩa tên gọi và đặc tính của huyệt Phong Phủ giúp bạn dễ dàng phân biệt với các huyệt đạo khác.

Tên gọi:

  • Về tên gọi của huyệt, theo phân tích từ các cuốn kinh thư, “Phong” có nghĩa là gió, “Phủ” có nghĩa là ngôi nhà, tức có nghĩa là nơi tập trung của gió.
  • Ngoài tên gọi này,  huyệt còn có nhiều tên gọi khác như huyệt Nhiệt Phủ, huyệt Quỷ Chẩm, Quỷ Lâm, Quỷ Huyệt, Tào Khê,…

Đặc điểm:

  • Huyệt Phong Phủ có xuất phát từ Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu.2), là huyệt vị xếp thứ 16 của kinh Bàng Quang, hội của mạch Đốc cùng mạch Dương Duy và kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Phong Phủ nằm trong nhóm Tủy Khổng cùng với các huyệt Trường Cường, Á Môn, Não Hộ, Ngân Giao. Nhóm huyệt đạo này có liên quan mật thiết với tủy xương.
Huyệt Phong Phủ có có liên quan mật thiết với tủy xương
Huyệt Phong Phủ có có liên quan mật thiết với tủy xương

Vị trí huyệt Phong Phủ ở đâu?

Huyệt Phong Phủ có vị trí nằm ngay sau gáy, phía trên đường chân tóc nên rất dễ xác định. Để tìm được chính xác vị trí huyệt đạo, bạn có thể thực hiện theo một trong những cách sau:

  • Cách 1: Giữ thẳng đầu, sau đó sờ tay phía chân tóc, di chuyển lên phía trên, cách chân tóc khoảng 1 thốn, bạn sẽ thấy có hõm nằm giữa khe xương chẩm và đốt sống cổ đầu tiên. Đây chính là huyệt vị cần tìm.
  • Cách 2: Cúi đầu xuống dưới, sờ vào gáy sẽ thấy có 2 gân cơ thang nổi lên, huyệt đạo nằm tại phần lõm giữa 2 gân cơ thang, vị trí ngay điểm tiếp xúc với đáy hộp sọ.
  • Cách 3: Ngửa cổ ra phía sau, rồi lấy ngón tay tìm điểm lõm giữa đáy hộp sọ và đốt sống cổ đầu tiên. Đó chính là huyệt đạo Phong Phủ.

Về đặc điểm giải phẫu như sau:

  • Dưới da huyệt đạo là gân cơ thang, cơ bán gai, cơ rối to hoặc màng chẩm, cơ thẳng sau đầu bé, dưới là ống hành tủy.
  • Vùng da huyệt đạo chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh C3.
  • Thần kinh vận động do các nhánh của dây thần kinh sống cổ trên và dây thần kinh sọ não XI.

Tác dụng của huyệt Phong Phủ đối với sức khỏe

Trong cuốn sáng Hoàng Đế nội kinh cho biết phong vào cơ thể là nguồn gốc của nhiều bệnh, việc tác động vào huyệt đạo sẽ giúp điều hòa âm dương và cân bằng khí huyết, nhờ đó có thể tán phong, khử hàn và điều trị bệnh tận gốc rễ. Theo Y học cổ truyền, huyệt Phong Phủ có tác dụng khu phong, lợi khí, tiết khí hỏa, thanh thần chí. Nhờ đó, có khả năng điều trị một số bệnh lý của cơ thể. Đặc biệt, tùy phương pháp tác động đơn huyệt hoặc đa huyệt sẽ mang đến những công dụng khác nhau.

Tác dụng đơn huyệt

Khai thông huyệt Phong Phủ sẽ có tác động ngay tại chỗ, theo kinh vị và toàn thân. Cụ thể như sau:

  • Ngay tại chỗ: Giúp điều trị các bệnh đau đầu, căng cứng vai gáy, đau mỏi động cổ khó cử động.
  • Theo Kinh: Giúp hỗ trợ điều trị lòi dom, sa tử cung, tắc nghẽn mũi.
  • Toàn thần: Huyệt đạo giúp điều trị một số bệnh như ù tai, chóng mặt, người lạnh, cuồng nộ, tim đập nhanh,…

Tìm hiểu thêm: Huyệt Đại Chùy Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Khai Thông Huyệt

Khai thông huyệt giúp điều trị các bệnh đau đầu
Khai thông huyệt giúp điều trị các bệnh đau đầu

Tác dụng khi kết hợp cùng huyệt đạo khác

Các thầy thuốc đã khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khi phối hợp huyệt Phong Phủ cùng một số huyệt đạo khác. Theo từng bộ sách y học khác nhau sẽ lại khám phá ra nhiều cách phối hợp khác nhau, cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt Lao Cung + Thiên Dung: Chữa đau họng, có đờm ở họng (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Yêu Du: Chữa trị chân tê dại (theo Thiên Kim Phương, Tư Sinh Kinh).
  • Phong cùng huyệt Côn Lôn: Chữa điên cuồng, nói sảng, bất tỉnh (Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Thừa Tương: Chữa gáy đau cứng khó cử động được (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Kim Tân + huyệt Liêm Tuyền + Ngọc Dịch: Chữa lưỡi bị cứng do trúng gió (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Nghinh Hương + huyệt Nhị Gian: Chữa chảy máu mũi (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Hậu Khê + huyệt Thừa Tương: Chữa cứng gáy (theo Y Học Cương Mục).
  • Phối cùng huyệt Bách Hội + huyệt Giáp Xa + Phong Phủ + huyệt Hậu Đỉnh + Thiếu Thương: Điều trị sưng đau họng(theo Trùng Lâu Ngọc Ngoạt).
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc + huyệt Phong Môn + Phong Trì + huyệt Liệt Khuyết + huyệt Phục Lưu: Điều trị cảm, phong hàn (theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

Hướng dẫn bấm huyệt và châm cứu chữa bệnh

Hiện nay, có 2 liệu pháp được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền là châm cứu và bấm huyệt. Với mỗi liệu pháp sẽ có những kỹ thuật thực hiện riêng.

Bấm huyệt Phong Phủ trị bệnh

Phương pháp bấm huyệt rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần đảm bảo xác định chính xác vị trí huyệt đạo và tác động đúng kỹ thuật. Trong trường hợp không am hiểu về huyệt đạo, bạn nên đến phòng khám Đông y để chuyên gia có tay nghề thực hiện.

  • Bước 1: Người bệnh ngồi trên ghế, thả lỏng tinh thần và tập trung vào quá trình day bấm huyệt.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt đạo Phong Phủ theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Dùng ngón tay day bấm huyệt đạo, các ngón còn lại tì chặt vào đầu làm điểm tựa. Thực hiện day bấm theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút.

Mỗi ngày thực hiện day bấm Phong Phủ 2 lần, để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp cùng dầu gió và các bài tập xoa bóp vai gáy.

Châm cứu huyệt Phong Phủ

Châm cứu được đánh giá có hiệu quả cao hơn so với bấm huyệt. Phương pháp sử dụng kim châm cứu tác động trực tiếp xuống dưới da. Vậy nên cũng cần thực hiện bởi người có kỹ thuật cao để tránh gây nguy hiểm tính mạng.

  • Bước 1: Để người bệnh ngồi trên ghế, thả lỏng tinh thần và tập trung vào quá trình day châm cứu.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt đạo Phong Phủ, sau đó châm kim xuống huyệt.
  • Bước 3: Châm kim theo chiều thẳng đứng, độ sâu kim từ 0.5 – 0.8 thốn. Tuyệt đối không cứu, không châm kim quá sâu và chếch lên phía trên bởi đó là vị trí của hành tủy, châm chạm vào hành tủy sẽ khiến tim ngừng đập.
Châm cứu cần được thực hiện bởi người có kỹ thuật cao
Châm cứu cần được thực hiện bởi người có kỹ thuật cao

Lưu ý khi chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt Phong Phủ

Ngoài việc châm cứu đúng kỹ thuật, phối hợp đúng cặp huyệt thì để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt Phong Phủ.

  • Trước khi châm cứu, bấm huyệt, tuyệt đối không uống rượu bia, không ăn quá no. Sau khi châm cứu cũng cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Không tự ý phối hợp các huyệt đạo bởi không phải huyệt đạo nào cũng có sự tương hợp với nhau. Không những thế, phối sai huyệt đạo có thể xảy ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu tự thực hiện bấm huyệt, người bệnh chú ý xác định vị trí huyệt đạo chính xác, bấm với lực vừa phải và bấm ngắn móng tay để tránh gây tổn thương da.
  • Cần thả lỏng tinh thần để kết quả trị bệnh tốt, đồng thời nếu trong quá trình châm cứu, bấm huyệt nếu có cảm giác buồn nôn, chóng mặt thì cần dừng ngay lập tức.
Cần thả lỏng tinh thần khi châm cứu bấm huyệt
Cần thả lỏng tinh thần khi châm cứu bấm huyệt
  • Bấm huyệt, châm cứu sẽ cho kết quả từ từ, thông thường từ 7 – 10 ngày mới có thể thấy hiệu quả rõ. Vậy nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ dở liệu trình điều trị.
  • Phụ nữ đang có thai, trẻ nhỏ, người già sức khỏe suy yếu, mắc các bệnh suy gan thận không nên châm cứu, bấm huyệt.
  • Khi bệnh tình có chuyển biến nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám để được kiểm tra, thăm khám và xây dựng phác đồ trị bệnh tốt nhất.
  • Ngoài ra, người bệnh cần đảm bảo xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống, thể thao khoa học, lành mạnh để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về huyệt Phong Phủ. Đây là huyệt đạo có vai trò quan trọng trong điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể. Để đảm bảo kết quả chữa bệnh tốt và an toàn cho sức khỏe và tính mạng, người bệnh nên tìm đến các phòng khám Đông y để được châm cứu, bấm huyệt bởi người có chuyên môn cao. Đồng thời, đừng quên những lưu ý quan trọng trước và sau khi bấm huyệt được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ trong bài viết trên.

Xem thêm:

  • Huyệt Nhĩ Môn Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Day Bấm Trị Bệnh Hiệu Quả

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...