Huyệt Mệnh Môn Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Châm Cứu

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Mệnh Môn được ví như “cửa ngõ sinh mệnh” của con người bởi huyệt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Chi tiết về vị trí, đặc điểm, công dụng và hướng dẫn cách tác động huyệt và phối huyệt trị bệnh sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Mệnh Môn

Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh huyệt đạo này như: Huyệt Mệnh Môn là gì? huyệt Mệnh Môn ở đâu? Huyệt có những đặc điểm gì? Dưới đây là giải đáp chi tiết cho những băn khoăn này.

Huyệt Mệnh Môn còn có nhiều tên gọi khác như huyệt Mạng Môn, Trúc Trượng, Tinh Cung, Thuộc Lũy. Giải nghĩa về ý nghĩa tên gọi, “Mệnh” có nghĩa là sinh mệnh, sự sống, “Môn” có nghĩa là cửa ngõ ra vào”, Mệnh Môn được hiểu là nơi bắt đầu sinh mệnh con người và là căn nguyên của sự sống.

Mệnh Môn có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 4 nằm trên đường mạch Đốc và được xếp vào hệ thống 36 tử huyệt của cơ thể.

Cách xác định huyệt Mệnh Môn:

Huyệt đạo nằm trên cột sống, ngay tại chỗ lõm dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2 và ngang lỗ rốn đằng trước. Cách xác định rất đơn giản, chỉ cần gióng thẳng từ rốn ra phía sau cột sống, điểm lõm chính giữa cột sống, đối diện với rốn chính là vị trí của huyệt đạo cần tìm.
Giải phẫu huyệt đạo, ta thấy như sau:

  • Dưới da huyệt là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, nơi bám của cơ răng bé sau – dưới, hệ cơ gian gai, hệ cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng và ống sống.
  • Dây thần kinh vận động cơ là ác nhánh của dây thần kinh cột sống.
  • Da của vùng huyệt đạo được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Huyệt đạo nằm trên cột sống, ngay tại chỗ lõm dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2
Huyệt đạo nằm trên cột sống, ngay tại chỗ lõm dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2

Huyệt Mệnh Môn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều có tác động quan trọng đến sức khỏe. Các ghi chép tác dụng của huyệt Mệnh Môn như sau:

  • Điều trị đau nhức xương khớp: Day ấn huyệt Mạng Môn có tác dụng điều hòa khí huyết, hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp, đau cột sống, đau thắt lưng,…
  • Tăng cường chức năng thận: Tác động lên huyệt đạo này có khả năng làm ấm thận, tăng cường chức năng của thận, cải thiện một số bệnh lý tiểu đêm, tiểu không tự chủ,…
  • Điều trị các bệnh nam khoa: Mệnh môn là điểm kết nối giữa 2 huyệt Thận du, có tác dụng điều hòa sinh lý nam giới, hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa như yếu tinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn,….
  • Chữa chân tay lạnh: Day ấn huyệt đạo có khả năng điều trị dương suy, tức là bệnh khiến các cơ quan trong cơ thể nhiễm lạnh, gây mệt mỏi, xanh sao,…
  • Tác dụng an thần: Khai thông huyệt đạo Mệnh Môn còn giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ, chức thức giấc nửa đêm vô cùng hiệu quả.
  • Ngoài ra, khi được kết hợp với những huyệt đạo phù hợp còn giúp điều trị các bệnh như chuột rút, co cơ, tiêu chảy, thiếu máu, kinh nguyệt không đều,…
Huyệt có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp
Huyệt có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp

Xem thêm: Huyệt Thạch Môn Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Khai Thông

Cách châm cứu, bấm huyệt

Với những tác dụng tuyệt vời trên, huyệt Mệnh Môn được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền nhằm điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, huyệt đạo này được xếp vào 1 trong 36 tử huyệt của cơ thể nên nếu tác động sai cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ hướng dẫn chi tiết cách tác động khai  thông huyệt đạo chuẩn y học, đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

Cách châm huyệt Mệnh Môn

Châm cứu là phương pháp khai thông huyệt đạo được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Nhưng cần lưu ý, phương pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tính an toàn cho người bệnh. Kỹ thuật châm cứu Mệnh Môn huyệt như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Mệnh Môn nằm ở đâu.
  • Bước 2: Dùng kim châm vào huyệt đạo với độ sâu từ 0.3 – 1.5 thốn, chú ý cho mũi kim hơi chếch lên phía trên.
  • Bước 3: Cứu từ 5 –  7 phút tùy từng thể trạng người bệnh.
  • Bước 4: Rút kim, massage nhẹ nhàng vùng huyệt đạo để tăng hiệu quả khai thông khí huyết.

Cách bấm huyệt

Bên cạnh phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng có hiệu quả cao trong khai thông Mệnh Môn huyệt nói riêng và các huyệt đạo khác trên cơ thể nói chung. Nhưng khác với châm cứu, người bệnh có thể tự thực hiện bấm huyệt tại nhà sau khi đã nắm rõ các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo Mệnh Môn theo hướng dẫn.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút, sau đó lại day ấn ngược chiều thêm 1 phút.
  • Bước 3: Lặp lại động tác trên khoảng 5 lần, kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện tích cực tình trạng sức khỏe.
Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt với lực vừa phải
Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt với lực vừa phải

Phối huyệt Mạng Môn cùng các huyệt đạo khác trị bệnh

Mạng Môn không chỉ có tác dụng đơn huyệt, khi được phối hợp cùng những huyệt đạo phù hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe và rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là cách phối huyệt được ghi chép trông các tài liệu Y thư cổ:

  • Phối cùng huyệt Thận Du: Điều trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều (theo Ngọc Long Ca).
  • Phối cứu cùng huyệt Bá Hội + huyệt Trung Liêu + huyệt Quan Nguyên + huyệt Tam Âm Giao: Điều trị di tinh và  tiểu dầm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Bàng Quang Du + huyệt Thủy Đạo + huyệt Thận Du: Điều trị chứng thận viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Cách Du + huyệt Khúc Trì + huyệt Đại Chùy + huyệt Túc Tam Lý: Điều trị thiếu máu (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Thận Du: Điều trị chứng đau lưng (theo Châm Cứu Tập Thành).
  • Phối cùng huyệt Thân Du + huyệt Nhiên Cốc + huyệt Khí Hải: Điều trị liệt dương (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối cùng huyệt Khí Hải + huyệt Thiên Xu + huyệt Quan Nguyên: Điều trị Thận tả (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cứu cùng huyệt Quan Nguyên: Điều trị tiêu chảy do Tỳ Thận bất túc (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối cùng huyệt Thần Khuyết + huyệt Trung Cực: Điều trị hư bạch đới (theo La Di Biên).
Khi được phối hợp cùng những huyệt đạo phù hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng
Khi được phối hợp cùng những huyệt đạo phù hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng

Lưu ý khi tác động huyệt Mệnh Môn trị bệnh

Để khai thác triệt để hiệu quả trị bệnh cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối, trong quá trình khai thông bấm huyệt, châm cứu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt: Việc xác định chính xác vị trí huyệt đạo chính là tiền đề để phát huy tác dụng trị bệnh. Vậy nên, người thực hiện cần đảm bảo nắm rõ huyệt vị, nếu không am hiểu thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Không tự ý châm cứu, bấm huyệt: Tùy từng tình trạng bệnh sẽ có phương pháp châm cứu, bấm huyệt phù hợp. Vậy nên người bệnh không tự ý châm cứu hay bấm huyệt tại nhà. Đặc biệt, đối với phương pháp châm cứu cần được thực hiện bởi thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo tính an toàn.
  • Đảm bảo vệ sinh trước khi châm cứu, bấm huyệt: Cần rửa sạch tay, sát khuẩn kim châm cứu để khử khuẩn hoàn toàn. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Không tác động lên huyệt đạo khi có vết thương hở: Nếu vị trí huyệt đạo đang bị sưng tấy, có vết thương hở, tuyệt đối không tác động lên huyệt đạo. Chỉ tiến hành châm cứu, bấm huyệt trên vùng da đã được phục hồi.
  • Không dùng chất kích thích: Trước và sau khi châm cứu bấm huyệt, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Thậm chí gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không dùng chất kích thích trước và sau khi châm cứu bấm huyệt
Không dùng chất kích thích trước và sau khi châm cứu bấm huyệt
  • Theo dõi sau điều trị: Trong khoảng thời gian 30 phút kể từ khi kết thúc châm cứu, bấm huyệt, người bệnh nên nằm lại nghỉ ngơi 1 chỗ để theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khó thở,… cần thông báo ngay cho thầy thuốc để được kiểm tra kịp thời.
  • Không lạm dụng phương pháp khai thông huyệt: Không phải bất cứ huyệt đạo nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp khai thông huyệt đạo. Vậy nên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
  • Các đối tượng không nên chân cứu bấm huyệt: Phụ nữ có thai (Đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ), người bị rối loạn chức năng đông máu, người bị suy gan thận,… không nên áp dụng liệu pháp trị bệnh này.

Bài viết chia sẻ chi tiết thông tin về huyệt Mệnh Môn là huyệt gì, đồng thời giải đáp những công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh. Mong rằng những thông tin này có thể hỗ trợ đắc lực trong quá trình cải thiện sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...