Hội Chứng Thận Hư Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị

Hội chứng thận hư ở trẻ em là bệnh lý đáng báo động hiện nay khi tỷ lệ trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Đây cũng là mối lo chung của nhiều bậc phụ huynh vì đây là căn bệnh nguy hiểm và điều trị rất khó khăn. Vậy hội chứng thận hư ở trẻ em là gì? Hướng điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu dưới bài viết sau. 

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Hội chứng thận hư ở trẻ em là tình trạng thận bị tổn thương, gây rò rỉ protein (albumin) vào nước tiểu

Hội chứng thận hư ở trẻ em là gì?

Thận là cơ quan được cấu tạo bởi các mạch máu nhỏ hay còn được gọi là tiểu cầu thận. Cơ quan này có nhiệm vụ lọc máu, giữ lại các dưỡng chất thiết yếu còn nước và các chất thải dư thừa sẽ được lọc qua nước tiểu. Khi mắc hội chứng thận hư, các mạch máu nhỏ của thận bị tổn thương, không thể hoạt động bình thường khiến protein (albumin) không được giữ lại mà bài tiết vào nước tiểu. Lượng protein trong máu ở mức thấp và tăng lipid máu khiến nước bị thoát ra các mô kẽ và gây sưng phù, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hội chứng thận hư ở trẻ không phải căn bệnh hiếm gặp, chỉ khoảng 1/50000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm. Theo thống kê bệnh lý này thường xảy ra ở bé trai cao hơn so với bé gái, chủ yếu ở nhóm từ 1 – 4 tuổi. phổ biết nhất là 3 tuổi, trẻ từ 5 – 16 tuổi thường ít gặp hơn.

Bệnh được phân làm 3 thể chính gồm:

  • Thể nguyên phát: Bệnh xảy ra nhưng không tìm được nguyên nhân và cũng không tìm thấy bất kỳ triệu chứng nào của các bệnh hệ thống như tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm mạch máu…
  • Thể thứ phát: Bệnh có liên quan đến một số biểu hiện của nhiễm khuẩn, dị ứng, mắc bệnh hệ thống, di truyền hoặc chuyển hóa…
  • Thể bẩm sinh: Hội chứng thận hư ở trẻ em do bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.

Triệu chứng đặc trưng ở những trẻ mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư ở trẻ em thường được biểu hiện với một số triệu chứng đặc trưng như:

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Trẻ mắc chứng thận hư sẽ bị phù nề, dễ bị nhiễm trùng, tăng cân, da dẻ nhợt nhạt do thiếu máu…
  • Sưng phù: Do nồng độ protein trong máu giảm thấp khiến cho dòng chảy của nước từ các mô vào trong mạch máu bị cản trở, dẫn đến sưng phù. Triệu chứng sưng thường xuất hiện đầu tiên ở quanh mắt, sau đó là ở vùng cẳng chân, sau đó mới dần lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể, thậm chí phù thũng toàn thân. Các vị trí sưng phù thường mềm, có màu trắng, ấn vào bị lõm và không gây đau nhức.
  • Nhiễm trùng: Triệu chứng này xảy ra do lượng albumin bị rò rỉ vào trong nước tiểu làm thất thoát một số kháng thể cần thiết giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Đây chính là thời điểm trẻ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với bình thường.
  • Tiểu tiện bất thường: Một số trẻ mắc hội chứng thận hư có tần suất đi tiểu ít hơn bình thường. Bên cạnh đó do nước tiểu có chứa protein nên khi tiểu sẽ kèm theo bọt hoặc lẫn máu.
  • Hình thành cục máu đông: Protein trong máu có nhiễm vụ ngăn ngừa sự đông máu nhưng chúng lại bị rò rỉ vào trong nước tiểu khi trẻ mắc hội chứng thận hư. Tình trạng này khiến trẻ có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông, máu cô đặc lại và gây đông máu.
  • Một số triệu chứng khác: Trẻ mắc hội chứng thận hư có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
    • Chán ăn do sự thiếu hụt hormone adrenaline gây sợ hại, căng thẳng, giảm vị giác, ăn không ngon.
    • Mệt mỏi do sự suy giảm chức năng thận, trẻ không có sức để thực hiện bất kỳ hoạt động gì.
    • Tăng cân do sự tích tụ của các loại chất lỏng, lượng nước dư thừa trong cơ thể. Tuy tăng cân nhưng sức khỏe của trẻ rất yếu ớt, không có sức sống.
    • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu, dễ bầm tím khi va chạm do giảm tiểu cầu…
    • Một vài trường hợp gây nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, mệt lả người, khó thở… Đây là những triệu chứng rất nguy hiểm, tốt nhất bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ em

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp hội chứng thận hư ở trẻ em đều là vô căn, khó xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định bệnh có liên quan đến sự rối loạn bất thường của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan đến hội chứng thận hư ở trẻ em:

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Các chuyên gia nhận định hội chứng thận hư ở trẻ có liên quan đến sự rối loạn bất thường của hệ thống miễn dịch
  • Hư tiểu cầu thận: Khi các tiểu cầu thận hay còn gọi là các mạch máu nhỏ cấu tạo nên thận bị tổn thương vì một lý do nào đó, chắc chắn thận sẽ không thể hoạt động đúng cách. Bình thường, thận sẽ lọc và giữ lại protein, nhưng lại bài tiết hết cùng với chất thải, nước dư thừa vào trong nước tiểu, về lâu dài sẽ gây ra hội chứng thận hư.
  • Mô thận bị tổn thương: Sự tổn thương của mô thận là nguyên nhân lớn khiến thận không thể lọc máu bình thường. Từ đó hình thành cơ chế hình thành hội chứng thận hư ở trẻ em. Nguyên nhân này thường rất khó phát hiện, ngay cả khi quan sát mô thân bằng kính hiển vi.
  • Xơ hóa cầu thận: Sự xuất hiện của tình trạng xơ hóa từng phần là nguyên nhân làm suy giảm chức năng thận, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề về thận ở trẻ, trong đó có cả hội chứng thận hư ở trẻ em.
  • Mắc các bệnh liên quan đến màng cầu thận: Trường hợp có một số trẻ mắc bệnh viêm gan B, sốt rét, ung thư hoặc lupus ban đỏ… sẽ dễ dàng biến chứng sang thận hư ở trẻ em do bệnh khiến màng cầu thận dày lên một cách bất thường.
  • Mắc bệnh đái tháo đường: Trẻ bị đái tháo đường sớm khiến lượng đường huyết tăng cao gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và hội chúng thận hư ở trẻ em là một trong những biến chứng khá phổ biến.
  • Một số nguyên nhân khác: Việc lạm cho thuốc kháng sinh cho trẻ, ăn uống dư thừa đạm khiến cơ thể tích đạm hoặc di truyền từ thế hệ trước… cũng là những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các yếu tố hình thành hội chứng thận hư.

Bệnh thận hư ở trẻ chữa khỏi được không? Những biến chứng thường gặp

Nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm về vấn đề trẻ mắc hội chứng thận hư có thể chữa khỏi hay không. Trên thực tế, bệnh thận hư là căn bệnh mạn tính, diễn tiến chậm và diễn ra theo từng đợt gây khó khăn cho quá trình điều trị. Chính vì vậy, việc điều trị khỏi hoàn toàn là việc không hề đơn giản.

Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách, đặc biệt cơ thể trẻ đáp ứng với việc sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc sẽ giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, trẻ sớm thoát khỏi hội chứng thận hư, khi trưởng thành trẻ sẽ có chức năng thận như bình thường.

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Trẻ mắc chứng thận hư không điều trị kịp thời gây nhiều biến chứng nguy hiểm về thận, các bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất…

Ngược lại, nếu không tập trung điều trị tích cực hoặc cơ thể trẻ không đáp ứng điều trị bằng thuốc sẽ rất dễ gây biến chứng. Có thể kể đến một số biến chứng điển hình như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Trẻ mắc hội chứng thận hư thường được điều trị bằng các loại thuốc steroid trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân lớn làm suy giảm hệ miễn dịch trẻ, từ đó dễ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm trùng. Trong đó, phổ biến  nhất là nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
  • Tổn thương thận cấp: Biến chứng này thường ít khi xảy ra nhưng vẫn có trẻ bị tổn thương thận cấp. Đây là tình trạng thận mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng làm việc do bị giảm thể tích máu trong quá trình mắc bệnh.
  • Xuất hiện huyết khối: Xảy ra với một số triệu chứng tập trung ở phần chân như sưng đau, nóng đỏ…
  • Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn: Biến chứng này khiến trẻ bị đau bụng dữ dội vùng quanh rốn, kèm theo sốt cao trên 38 độ C, vã mồ hôi, lạnh run…
  • Suy giảm hormone tuyến giáp: Với một số dấu hiệu điển hình như trẻ dễ bị táo bón, da – tóc – móng tay xấu, dễ gãy, tăng cân, dễ quên, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, mệt mỏi…
  • Một số biến chứng về thể chất: Trẻ chậm phát triển, chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương, loãng xương, thiếu máu, thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng bị co giật đột ngột do bị tụt canxi…

Cách chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em

Để chẩn đoán xác định hội chứng thận hư ở trẻ em cần thực hiện rất nhiều bước.

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều tra tiền sử bệnh lý của trẻ, của các thành viên trong gia đình. Đánh giá triệu chứng bệnh kết hợp đo huyết áp, chiều cao và cân nặng của trẻ.
  • Trong hầu hết các trường hợp nghi ngờ thận hư trẻ sẽ được làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, do bệnh thường xảy ra với những trẻ nhỏ nên khi xét nghiệm máu sẽ không lấy máu quá nhiều để tránh tình trạng trẻ bị ngất xỉu đột ngột.
Hội chứng thận hư ở trẻ em
Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra lượng albumin nếu thấp hơn bình thường chứng tỏ trẻ mắc chứng thận hư
    • Xét nghiệm máu: hội chứng thận hư sẽ cho thấy lượng lipid máu tăng, lượng albumin thấp hơn 25G/L, lượng đạm trong máu ít hơn 55G/L.
    • Xét nghiệm nước tiểu: Nồng độ đạm trong nước tiểu lớn hơn 50mg/ kg/ ngày.
  • Một số trường hợp nghi ngờ trẻ mắc hội chứng thận hư do các yếu tố thứ phát sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết thận.
  • Từ kết quả xét nghiệm thu được kết hợp với các triệu chứng phân biệt như trẻ bị suy dinh dưỡng, bị phù không phải do suy tim, suy thận… và đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh trẻ đang mắc phải.

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thận hư

Việc điều trị hội chứng thận hư ở trẻ rất khó khăn vì là bệnh nhi. Nguyên tắc điều trị bao gồm điều trị triệu chứng, điều trị đặc hiệu và điều trị biến chứng (nếu có). Cụ thể như sau:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị hội chứng thận hư ở trẻ bằng thuốc Tây là phương án được ưu tiên hàng đầu trong hầu hết các phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Thông thường có đến 80% trẻ đáp ứng hiệu quả bằng phương pháp điều trị này chỉ sau 2 tuần áp dụng.

Điều trị triệu chứng

  • Sốc giảm thể tích: Tiến hành bù dịch bằng dung dịch điện giải NaCl 0.9% với liều 20ml/ kg cách nhau 30 – 60 phút. Trường hợp triệu chứng không được cải thiện sau khoảng 2 lần truyền điện giải sẽ tiến hành truyền albumin 5% (liều 10 – 15mg/ kg) hoặc albumin 20% với liều 0.5 – 1g/ kg dạng truyền tĩnh mạch.
  • Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh Celaphosporin III để điều trị viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn E.coli hoặc phế cầu. Nếu viêm mô tế bào do tụ cầu dùng Vancomycin hoặc Oxacillin.
  • Sưng phù: Trường hợp bị phù toàn thân, đặc biệt ở hai chân kèm theo tràn dịch màng phổi, bụng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch, phối hợp dùng Albumin và thuốc lợi tiểu Furosemid để giảm triệu chứng phù.
  • Thuyên tắc tĩnh mạch: Điều trị bằng heparin trọng lượng phân tử thấp.

Điều trị đặc hiệu

  • Giai đoạn nguyên phát: Áp dụng liệu pháp corticoid (thường là loại Prednison 5mg) có khả năng chống viêm và ức chế miễn dịch. Thường được chỉ định chủ yếu cho bệnh nhu có yếu tố viêm cầu thận tăng sinh, thay đổi tối thiểu về cầu thận và xơ cầu thận ổ cục bộ.
  • Giai đoạn tấn công: Sử dụng liều corticoid 1 – 2mg/ kg. ngày và không được vượt quá liều 80mg/ ngày. Uống 2 – 3 lần/ ngày vào buổi sáng, tối sau khi ăn no. Duy trì sử dụng thuốc trong 4 – 8 tuần trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn duy trì: Dùng liều corticoid 5 – 10mg/ ngày và kéo dài liên tục trong suốt quá trình điều trị bệnh, có thể diễn ra trong nhiều năm. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng, thời gian dùng thích hợp.
Hội chứng thận hư ở trẻ em
Sử dụng corticoid là đơn thuốc phổ biến nhất để điều trị hội chứng thận hư ở trẻ

Điều trị hội chứng thận hư ở trẻ khi bị kháng thuốc

Sử dụng corticoid là đơn thuốc phổ biến nhất để điều trị hội chứng thận hư ở trẻ. Tuy nhiên, nếu sau 4 tuần sử dụng mà xảy ra tình trạng kháng corticoid ở liều tấn công sẽ được thay thế bằng methylprednisolone 1g/ 1.73m2 da/ ngày. Liều thông thường là uống cách 3 ngày/ lần hoặc tiến hành sinh thiết thận càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu không đáp ứng trong 6 tháng có thể thay thế bằng Tacrolimus 0.1 – 0.2mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần uống hoặc duy trì nồng độ 5 – 10mcg/l có thể phối hợp thêm thuốc giảm đạm niệu nhóm ức chế men chuyển hoặc làm ức chế thụ thể angiotensin.

Điều trị biến chứng

Nếu trong quá trình dùng thuốc điều trị gây biến chứng, tác dụng phụ ngoài ý muốn như tăng huyết áp, tiểu đường, đục thủy tinh thể, viêm dạ dày tá tràng…  có thể kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc đặc hiệu khác như: cyclosporine, tacrolimus, cyclophosphamide, azathioprin, mycophenolate mofetil…

Liều dùng cơ bản:

  • Cyclophosphamide 2mg/ kg/ ngày trong vòng 8 – 12 tuần;
  • Mycophenolate Mofetil 1200mg/m2/ ngày trong vòng 12 – 24 tháng.

Lưu ý một số phản ứng phụ của thuốc

Trong quá trình điều trị hội chứng thận hư ở trẻ bằng phác đồ thuốc Tây, phụ huynh cần hết sức chú ý và đề phòng một số phản ứng phụ của thuốc như:

  • Thuốc Prednisone sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể gây ức chế khả nang phát triển chiều cao của trẻ. Bởi ức chế tuyến thượng thận là một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc.
  • Trong quá trình điều trị sẽ có những lần trẻ phải chịu sự khó chịu, nôn ói, sốt cao, lã người, suy giảm ý thức… do sử dụng thuốc.
  • Thậm chí có một số trường hợp sử dụng thuốc cortisol hoặc glucose thấp cũng có thể gây suy giảm tuyến thượng thận cấp, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không điều trị kịp thời.
  • Tốt nhất việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Phụ huynh không được tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Kết hợp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh những trường hợp nhập viện theo dõi, điều trị bằng thuốc thì cũng có những trẻ không cần phải nhập viện nên bố mẹ cần chú ý ghi nhớ những hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc trẻ tại nhà. Một vài biện pháp chăm sóc tại nhà nên áp dụng gồm:

Quan sát theo dõi tiến triển của bệnh

  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số trong nước tiểu của trẻ bằng que thử. Việc này cần duy trì đều đặn mỗi ngày, tuy nhiên không nhất thiết phải thực hiện vào buổi sáng mà những buổi còn lại trong ngày đều được.
  • Nếu trong 3 ngày liên tiếp kết quả thử cho thấy không có protein niệu trong nước tiểu chứng tỏ việc điều trị đã có kết quả, tình trạng thận hư ở trẻ đã thuyên giảm.
  • Nếu phát hiện các chỉ số bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Ngoài chỉ số protein niệu thì bố mẹ cũng cần theo dõi sát các vấn đề khác ở trẻ như cân nặng, chiều cao, huyết áp…
Hội chứng thận hư ở trẻ em
Phụ huynh thường xuyên thực hiện test chỉ số nước tiểu của trẻ tại nhà để theo dõi tiến triển của bệnh

Về chế độ dinh dưỡng

Những trẻ mắc hội chứng thận hư cần được xây dựng riêng một chế độ dinh dưỡng thích hợp như sau:

  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và đồng đều về nhu cầu năng lượng cho trẻ giống như những trẻ bình thường, trung bình 80 – 90kcal/ kg/ ngày.
  • Lượng muối cần thiết chỉ khoảng 2 – 3g/ ngày. Hạn chế sử dụng muối hay cho trẻ ăn thức ăn được nêm nếm quá mặn.
  • Lượng nước dưới 15ml/ kg/ ngày.
  • Bổ sung đạm khoảng 2 – 4g/ kg/ ngày.
  • Ưu tiên tăng cường bổ sung các loại vitamin nhóm B, C trong các loại rau củ, trái cây tươi.
  • Khi bệnh tình đã thuyên giảm bớt sau một thời gian điều trị có thể quay trở lại chế độ dinh dưỡng như những đứa trẻ khác.

Về chế độ tập luyện

  • Trẻ mắc chứng thận hư mức độ nhẹ không nhất thiết bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi một chỗ. Thay vào đó hãy cho trẻ vui chơi và đi học bình thường khi thấy bệnh trong tầm kiểm soát.
  • Đồng thời, hướng dẫn trẻ vận động, tạo thói quen tập luyện đúng cách để tăng cường sức đề kháng, khỏi bệnh nhanh hơn.

3. Áp dụng các bài thuốc dân gian nếu cần

Bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên sâu, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản. Ưu điểm của các bài thuốc này là sự lành tính, an toàn, dễ thực hiện. Còn nhược điểm là chỉ hiệu quả với những trẻ mắc bệnh thận nhẹ và không phải trẻ nào áp dụng cũng hiệu quả.

Một số bài thuốc dân gian điều trị hội chứng thận hư ở trẻ hiệu quả lưu truyền từ lâu trong dân gian như:

  • Râu ngô: Râu ngô hãm lấy nước uống hằng ngày là cách điều trị chứng thận hư không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn hiệu quả ở người lớn. Râu ngô có vị ngọt thanh, tình mát giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng tổn thương ở thận. Kết hợp râu ngô, mã đề, cây cỏ xước, rễ tranh, cam thảo… nấu lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ ngày.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng và phơi khô. Đem hãm trong nước sôi 30 phút và chắt lấy nước uống cho trẻ hằng ngày. Kiên trì cho trẻ uống đều đặn trong vòng 3 tháng sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể.
  • Kim tiền thảo: Đây là loại dược liệu tự nhiên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát thận, gan… hiệu quả. Sử dụng kim tiền thảo rửa sạch, phơi khô và đem đi sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.

4. Phẫu thuật

Đây là biện pháp cuối cùng được dùng trong điều trị hội chứng thận hư ở trẻ. Biện pháp này thường được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định trong trường hợp trẻ không đáp ứng thuốc, biến chứng dùng thuốc hoặc mắc bệnh bẩm sinh
  • Bệnh không có dấu hiệu tiến triển tích cực sau một thời gian dài sử dụng thuốc, ngược lại còn gây tác dụng phụ ức chế tuyến thượng thận.
  • Trẻ bị suy tuyến thượng thận cấp và đe dọa đến tính mạng.
  • Trong quá trình điều trị bằng cách tiêm thuốc prednisolone/ prednisone gây phản ứng phụ sốt cao li bì, đi ngoài hoặc chấn thương nặng cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Ngoài ra, những trẻ mắc hội chứng thận hư bẩm sinh cũng sẽ được thực hiện phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm bắp 100mg Hydrocortisone hoặc tiến hành gây mê toàn thân. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp phù hợp. Có thể phẫu thuật xử lý phục hồi tổn thương ở thận hoặc thay thận nếu đã bị tổn thương hoàn toàn, bẩm sinh.

Sau khi phẫu thuật bắt buộc phải theo dõi ít nhất trong vòng 6 tháng cho đến khi chức năng thận phục hồi tốt, đạt các chỉ số bình thường. Trường hợp có triệu chứng thận hư trở lại cần phải tiêm thêm thuốc.

Phòng ngừa tái phát hội chứng thận hư ở trẻ

Việc phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách sẽ giúp trẻ mắc hội chứng thận hư sớm lấy lại sự khỏe mạnh, sinh hoạt, vui chơi và học tập bình thường. Tuy nhiên, thực tế thì có đến 80% trẻ sẽ bị tái phát trở lại. Vì vậy, bố mẹ không nên lơ là mà phải tiếp tục quan sát tình trạng của con, đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Hội chứng thận hư ở trẻ em
Chủ động bảo vệ trẻ khỏi bệnh thận hư bằng các biện pháp phòng tránh như ăn nhạt, thanh đạm, vận động, tiêm ngừa…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trẻ nhỏ nên cho ăn nhạt là tốt nhất vì vậy hãy hạn chế nêm nếm muối vào trong thức ăn của con. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên ưu tiên những món dễ tiêu hóa, đủ chất nhưng chế biến thanh đạm, có năng lượng thấp.
  • Chủ động bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh thủy đậu, bệnh sởi…
  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, những trẻ có tiền sử mắc hội chứng thận hư không được tiêm vắc xin bệnh thủy đậu, lao, sởi. Tốt nhất, bố mẹ hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm bất kỳ mũi tiêm ngừa nào để tránh những nguy cơ rủi ro ngoài ý muốn.
  • Tạo cho trẻ thói quen vận động, tập thể dục đều đặn hằng ngày, tập vừa sức để tăng cường sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, kể cả ở nhà hoặc lớp học để phòng tránh những nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp qua niêm mạc hoặc qua da…
  • Giữ ấm cho trẻ bằng cách quàng khăn, mặc áo khoác, đeo khẩu trang… và hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng, nhiễm khuẩn… phòng ngừa mắc bệnh hoặc tái phát bệnh.

Hội chứng thận hư ở trẻ em là một trong những căn bệnh đáng lo ngại và nguy hiểm đối với sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ. Tốt nhất bố mẹ cần chủ động cho trẻ thăm khám và điều trị tích cực, phòng tránh càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng khó lường về sau, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – TOP Đầu Phòng Khám YHCT Việt Nam

Vào tháng 9/2019, Trung tâm Thuốc dân tộc đã được Bộ Y tế lựa chọn...

Báo Chí Đưa Tin Đề Án Nghiên Cứu Bệnh Dạ Dày Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối hợp cùng Viện Y Dược cổ truyền dân...