Hội Chứng Ruột kích Thích Có Chữa Khỏi được không? [Giải đáp]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đây là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, có chất nhầy trong phân. Hiện hội chứng này vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn.
Tổng quan về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) được biết đến là một dạng rối loạn chức năng đại tràng, có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần nhưng không gây ra tổn thương về mặt tổ chức học, sinh hóa và giải phẫu. Số liệu thống kê nhận thấy, tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 20% dân số và xảy ra nhiều ở nữ giới – nhất là người dưới 45 tuổi.
Bệnh lý được đánh giá khá lành tính, hầu như không nguy hiểm đến tính mạng cũng như không gây ung thư như bệnh viêm đại tràng hoặc những bệnh lý có tổn thương thực thể. Tuy nhiên chức năng đại tràng bị rối loạn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, sụt cân, mất ngủ, tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.
Các chuyên gia nhận thấy, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh ruột (trục não – ruột) cùng hệ thống thần kinh trung ương. Theo đó, bệnh lý không bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày, nhiễm trùng và tác dụng phụ của thuốc điều trị như các bệnh ở đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể khiến các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra tiến triển nặng nề hơn.
Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra một số biểu hiện sau:
- Đau quặn bụng, cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi đại tiện
- Chướng bụng, đầy hơi, tình trạng này thường xảy ra ở mức độ nhẹ sau khi ngủ dậy và tăng dần lên.
- Tính chất phân thay đổi, táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Vào buổi sáng sớm thường đau bụng khiến người bệnh phải đại tiện ngay. Nhưng sau khi đại tiện vẫn không thoải mái, có cảm giác chưa đi hết phân.
- Các biểu hiện toàn thân có thể gặp phải như rối loạn vị giác, đau nhức đầu, mệt mỏi, đau ngực, mất ngủ,…
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Nhiều người bệnh thắc mắc “Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?”. Hiện nay, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý, do đó việc điều trị hội chứng ruột kích thích thường gặp nhiều khó khăn.
Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp làm giảm nhẹ các biểu hiện lâm sàng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa bệnh lý tái đi tái lại nhiều lần.

Sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích là phương pháp được ưu tiên áp dụng hiện nay. Căn cứ vào mức độ triệu chứng lâm sàng, tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc chống đầy hơi
- Thuốc chống co thắt giúp giảm đau
- Thuốc chống táo bón hoặc tiêu chảy
- Thuốc an thần
- Thuốc chống trầm cảm
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý thay đổi liều lượng, ngưng dùng thuốc trước khi kết thúc liệu trình. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý đúng cách.
Một số lưu ý khi bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích không thể điều trị dứt điểm. Theo đó, các triệu chứng do bệnh lý gây ra vẫn có thể tái đi tái lại nếu không áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Để phòng ngừa hội chứng tái phát nhiều lần, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trong ăn uống:
- Hạn chế những thực phẩm, món ăn gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tươi sống, đồ ăn có vị chua cay, sữa tươi, bia rượu, chất kích thích,…
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể. Theo đó, nên ưu tiên các loại trái cây giàu kali như chuối, đu đủ,…
- Tránh tình trạng kiêng khem quá mức trong việc ăn uống khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và dẫn đến suy nhược, sụt cân, mệt mỏi,…
- Chú ý ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chín uống sôi, chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa. Tránh ăn nhiều vào buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
Trong sinh hoạt:
- Tránh căng thẳng quá mức, suy nghĩ tiêu cực, hạn chế làm việc quá sức và thức khuya. Bởi những thói quen này sẽ các biểu hiện hội chứng ruột kích thích tiến triển nặng nề hơn.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng như chơi thể thao, tập dưỡng sinh, nghe nhạc, thiền,…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa. Một số bộ môn thể thao được khuyến khích cho người bị hội chứng ruột kích thích như đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Trường hợp cơn đau bụng khởi phát ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chườm ấm, massage nhẹ nhàng để cải thiện. Việc massage đúng kỹ thuật có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giúp cải thiện các biểu hiện do bệnh lý gây ra.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn có thể hạn chế tái phát bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!