Ho Ra Máu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như chứng lao phổi, giãn phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí là ung thư phổi,… Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện này, bạn tuyệt đối không thể chủ quan. Trường hợp chậm trễ điều trị có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Ho ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Ho ra máu là một trong những tình trạng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Người bệnh thường bị ho rất nặng ở giai đoạn này, khạc nhổ không chỉ thấy đờm nhớt, nước bọt mà còn kèm theo máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Ho ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Tình trạng ho xuất hiện máu đỏ tươi, đỏ sẫm có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh ho kinh niên, cơn ho nặng và kéo dài khiến mạch máu bị xuất huyết, vỡ ra dẫn đến hiện tượng ho ra máu. Tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan, bởi một số căn bệnh nguy hiểm cũng có triệu chứng kể trên. Vậy ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia cho rằng có khả năng bạn đang gặp phải các bệnh lý sau đây:

Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Đây cũng bệnh có khả năng gây ho ra máu mà nhiều người đang mắc phải. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lao phổi, cả khi bệnh mới khởi phát.

Người bệnh lao phổi bị ho ra máu cho thấy vi khuẩn lao đã có mặt trong phổi và bắt đầu tổn thương, phá hủy cơ quan này. Chúng phá tan cấu trúc từ mạch máu nhỏ ở phế nang đến những mạch máu lớn. Tại vị trí vi khuẩn lao hoạt động, máu luôn chảy ra ở trong phổi.

Mỗi thời điểm máu rỉ ra rất ít, tuy nhiên kéo dài trong 24 tiếng hoặc nhiều hơn, lượng máu là rất lớn. Ho ra máu do lao phổi thường khó cầm máu và máu chảy trên diện rộng khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu. Kèm theo tình trạng này, khi bị lao phổi người bệnh còn nhận thấy triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, máu có màu đỏ tươi.

Ho ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng ho ra máu

Ho ra máu do lao phổi có thể chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp X quang, xét nghiệm đờm. Bệnh có khả năng lây nhiễm giữa người và người, đặc biệt nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Người bị lao phổi nặng có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.

Giãn phế quản

Tình trạng giãn phế quản thường do di chứng của bệnh lao phổi gây ra cho người bệnh. Khi đó, phổi bị tấn công bởi hại khuẩn, có thể gây ra các nhiễm trùng nguy hại, một số trường hợp bị áp xe phổi, viêm phổi khi gặp dị vật ở đường thở. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ho ra máu.

Cơn ho ra máu thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày, sau đó tình trạng này có thể tiếp tục tái đi tái lại. Mất máu thường xuyên khiến cơ thể người bệnh trở nên suy nhược, dễ hoa mắt, chóng mặt, ăn không ngon. Nguy cơ tử vong cao nếu người bệnh không sớm tìm hiểu và can thiệp điều trị tình trạng giãn phế quản.

Thông thường để xác định bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các phương pháp xét nghiệm, kiểm tra như chụp X quang hoặc CT ngực có cản quang. Nếu trường hợp phế quản giãn nghiêm trọng, bác sĩ có thể cắt bỏ thùy phổi bị giãn, thuyên tắc mạch máu để kiểm soát ho ra máu.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp đang bị nhiễm trùng. Người bệnh lúc này có thể bị viêm phổi hoại tử, viêm phế quản hoặc gặp một số vấn đề ở phổi như áp xe, nấm. Nhiễm trùng đường hô hấp ngoài gây ho ra máu còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau ngực khi ho, khi hít sâu hoặc thay đổi tư thế nằm, ngồi,…

Ho ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Các bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hại, trong đó có hiện tượng ho kèm theo xuất huyết

Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, chụp X quang phổi, CT ngực. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể nhận định nguyên nhân khiến người bệnh có tình trạng ho ra máu và những vấn đề liên quan khác.

Bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Một trong những triệu chứng nhận diện bệnh điển hình là tình trạng ho ra máu ở mũi hoặc miệng. Theo thống kê có khoảng 7% – 10% bệnh nhân mắc ung thư phổi có tình trạng ho ra máu.

Ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ đe dọa tính mạng. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện như ho, ho ra máu, đau tức ngực, sụt cân,… người bệnh cần liên hệ y tế sớm.

Ngoài những bệnh lý kể trên, tình trạng ho ra máu có thể xuất hiện do những nguyên do thuyên tắc phổi, hít phải dị vật, rối loạn máu đông di truyền, gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, làm các xét nghiệm nội soi, đo phế dung,… Nhằm đảm bảo an toàn và sớm xác định các bệnh lý nguy hiểm kịp thời chữa trị, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám sớm.

Ho ra máu có nguy hiểm không?

Người bệnh thường khạc ra máu khi bị ho nặng. Máu thường kèm theo bọt, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Trước lúc ho, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau tức ngực, ngứa cổ họng, xương ức có cảm giác bị nóng rát, nghe mùi tanh và lợm giọng…

Cơn ho nặng nề xuất hiện sau đó ít dần và chấm dứt. Máu khi ho ra thường có màu đỏ tươi, nếu kéo dài có thể chuyển sang đỏ sẫm. Đây là biểu hiện cho thấy máu chảy ra từ trong phế quản. Người bệnh thường ho ra máu với số lượng ít vài ml, tình trạng này không quá nguy hiểm.

Ho ra máu có nguy hiểm không?
Ho ra máu có nguy hiểm không?

Tuy nhiên nếu cơn ho diễn ra thường xuyên, khả năng người bệnh bị mất vài trăm ml máu, dẫn đến nguy cơ khó lường. Đặc biệt là trường hợp xuất huyết hơn 200ml, cần nhanh chóng cấp cứu để tránh rủi ro nguy hại tính mạng. Ngoài ra, máu trong cơn ho có nguy cơ đông lại gây bít tắc phế quản khiến người bệnh khó thở, nghẹt thở hoặc ngưng thở.

Khi nhận thấy biểu hiện ho ra máu, bạn nên chú ý phân biệt hai hiện tượng: Thứ 1: Khi ho máu khạc ra từ mũi – họng thường là biểu hiện của một vài vấn đề về răng lợi, chảy máu cam, polyp mũi. Thứ 2: Ho ra máu kèm theo nôn mửa thường có lẫn thức ăn, không có bọt.

Người bệnh thường bị đau quằn quại trước khi ho và nôn ra máu. Tình trạng nôn ra máu có thể là dấu hiệu bệnh xơ gan, dạ dày, tá tràng,… Người bệnh nhận thấy tình trạng ho ra máu cần nhanh chóng để bệnh viện. Bởi, nếu gặp phải các bệnh lý nguy hiểm, không kịp thời điều trị có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Cách điều trị tình trạng ho ra máu

Như đã đề cập, ho ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phát hiện và can thiệp, nguy cơ bệnh chuyển biến nặng có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên đến thăm khám nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Cách điều trị tình trạng ho ra máu
Khi nhận thấy triệu chứng bất thường người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ

Trong điều trị tình trạng ho ra máu, thông thường nguyên tắc phải đảm bảo một số yếu tố như sau:

  • Điều trị bệnh gây ho ra máu kết hợp song song với cầm máu cho bệnh nhân.
  • Người bệnh bị thiếu oxy gây khó thở khi nhập viện cần thực hiện hồi sức, thông khí phế nang và cung cấp lượng oxy cần thiết cho bệnh nhân.
  • Ngoài ra, trường hợp thiếu máu cần bổ sung máu hoặc dịch cho người bệnh. Lúc này người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động mạnh.
  • Trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu nặng được chỉ định nằm nghiêng về phía phổi không tổn thương.

Một số thuốc được chỉ định điều trị như thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm, thuốc an thần liều thấp, không sử dụng liều mạnh để tránh nguy cơ người bệnh bị sặc ra máu làm che lấp các dấu hiệu suy hô hấp. Ngoài ra, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc như:

  • Thuốc giảm ho: Terpin codein, neocodion,… Trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu nặng kết hợp morphin.
  • Hợp chất muối Adrenochrome: Chẳng hạn như menadione, adona,…Thuốc chứa hợp chất này được chỉ định cho đối tượng xuất huyết nhằm tăng sức đề kháng cho thành mạch.
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid – Chỉ định cầm máu, chống tiêu sợi huyết cho người bị ho khạc máu ồ ạt, khó cầm máu theo đường mũi miệng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được truyền huyết tượng, tiểu cầu hoặc bổ sung thêm các thuốc vitamin, thuốc bổ để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh nên thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc chỉ định thuốc phù hợp. Không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng, bởi nguy cơ gặp tác dụng phụ cao có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách điều trị tình trạng ho ra máu
Trường hợp cấp thiết phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ nguy cơ

Bên cạnh dùng thuốc, trường hợp bệnh nhân nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật điều trị. Các phương pháp như:

  • Soi phế quản ống mềm: Thông thường biện pháp can thiệp này được chỉ định cho đối tượng nghi ngờ có dị vật bên trong đường thở hoặc mắc các bệnh lý về phổi dẫn đến hiện tượng ho ra máu. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi vào bên phế quản chưa tổn thương hoặc có thể chèn ống nội soi vào nơi bị xuất huyết sau đó tiến hành cầm máu bằng đốt điện cao tần.
  • Phẫu thuật cấp cứu: Chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt một bên phổi, trụy toàn phần, tím tái, suy hô hấp cấp, có dấu hiệu hôn mê,… Các trường hợp không thể phẫu thuật cấp cứu như người bị ung thư phổi giai đoạn không can thiệp phẫu thuật, người hô hấp yếu không thể thực hiện.

Tình trạng ho kèm xuất huyết có thể kéo theo nhiều hệ lụy cho người bệnh. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó cần chủ động gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý người bệnh đang gặp phải và đưa ra phương án giải quyết phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chăm sóc và phòng ngừa ho ra máu

Ho ra máu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, khả năng phát sinh biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Ngoài ra, một số vấn đề trong chăm sóc và phòng tái phát cần lưu ý như:

Chăm sóc và phòng ngừa ho ra máu
Người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, nằm yên và kê đầu cao bằng gối mềm, tuyệt đối không nên vận động mạnh.
  • Giai đoạn này người bệnh cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên nên lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp, chế biến các món mềm, loãng giúp người bệnh ăn dễ dàng hơn, tránh những món cứng gây tổn thương niêm mạc thành họng.
  • Bổ sung cho cơ thể lượng nước phù hợp, có thể uống thêm nước ép trái cây, rau củ để tăng cường thêm vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, bạn nên kiêng rượu bia, các chất kích thích chứa cồn, tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
  • Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ. Vệ sinh không gian sống, tránh ăn những món có nguy cơ gây dị ứng, tránh tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông thú nuôi,…
  • Điều trị tích cực các bệnh lý hô hấp nếu gặp phải. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi mức độ phục hồi và các vấn đề khác nếu có.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh nên giữ tinh thần lạch quan, thoải mái, tham gia vận động nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên không nên vận động quá sức.

Hiện tượng ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hại, do đó bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ và can thiệp điều trị khi cần thiết. Không nên chủ quan hoặc tự ý điều trị tại nhà có nguy cơ khiến bệnh trở nặng, khởi phát các biến chứng khó lường, nhất là đe dọa đến tính mạng.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...