Sâm Cau Đỏ: Đặc Điểm Nhận Biết Và Cách Sử Dụng Trị Bệnh

Sâm cau đỏ nổi tiếng với công dụng cải thiện sinh lý nam giới. Ngoài ra, khi sử dụng dược liệu đúng cách và kết hợp cùng các dược liệu phù hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác. Cụ thể, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giúp bạn đọc làm rõ về dược liệu này, từ đặc điểm tổng quan đến tác dụng và hướng dẫn sử dụng chuẩn Y học.

Tổng quan dược liệu sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ còn có tên gọi khác như Tiên mao, Ngải mao, tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn, bộ Măng tây (Asparagales), thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Loại cây này được trồng phổ biến tại nhiều khu vực, nhưng để đảm bảo chọn được dược liệu chất lượng, trước tiên bạn cần nhận biết chính xác về đặc điểm hình dạng thực thực vật.

Đặc điểm hình dạng

Dễ dàng nhận biết cây sâm cau đỏ thông quan những đặc điểm hình thái như sau:

  • Thân cây: Sâm cau đỏ là cây thảo dược sống lâu năm, có chiều cao trùng bình từ 35 – 40cm. Trong điều kiện sinh trưởng tốt, cây có thể phát triển cao hơn.
  • Lá cây sâm cau đỏ: Lá hẹp hình mũi mác, xếp nếp và mọc túm từ thân. Lá có độ dài khoảng 20 – 30cm, rộng khoảng 2.5 – 3cm, hai mặt lá nhẵn, gân nổi rõ, phần bẹ lá dài và to, phần cuống lá dài 10 – 11cm,
  • Hoa: Hoa thảo dược có màu vàng, mọc thành cụm từ 3 – 5 hoa ở kẽ lá. Phần đài hoa có lông, nhị hoa ngắn, bầu hoa dạng hình thoi và có lông. Mỗi bông hoa thường có 5 – 6 cánh đặc trưng. Mùa hoa sâm cau đỏ từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
  • Rễ sâm cau đỏ: Phần thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng đuột, rễ chính phát triển thành củ giống củ sâm, màu nâu đỏ, thịt bên trong màu vàng ngà, các rễ phụ nhỏ xung quanh có xu hướng phát triển sang ngang thay vì ăn sâu xuống lòng đất như rễ chính.
  • Quả: Quả sâm cau đỏ hình thoi tương tự như quả cau thông thường nhưng kích thước nhỏ hơn, thường quả chỉ dài từ 1.2cm đến 1.5cm, bên trong quả có từ 1 – 4 hạt.
Hình ảnh cây sâm cau đỏ
Hình ảnh cây sâm cau đỏ

Phân bố

Sâm cau đỏ ưa ánh sáng nhưng vẫn sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Cây phát triển mạnh mẽ tại nơi ẩm ướt, nơi có đất màu mỡ, dồi dào dinh dưỡng.

Thảo dược được tìm thấy tại Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang trên đồi cỏ, sườn núi, ven rừng Tây Bắc, ngoài ra, sâm cau đỏ cũng được tìm thấy tại vùng đồi núi Langbiang và vùng đồi núi ở Lâm Đồng

Thu hoạch và sơ chế

Bộ phận được thu hái để làm dược liệu là phần củ rễ. Tuy nhiên, trong thành phần củ sâm cau có 1 lượng chất độc, khiến người dùng gặp các triệu chứng như phát ban, nôn ói,… nếu không được khử triệt để trước khi dùng.

Dưới đây là hướng dẫn sơ chế và khử độc sâm cau đỏ:

  • Bước 1: Đào củ về, loại bỏ rễ con và cạo sạch phần vỏ ngoài.
  • Bước 2: Đem ngâm cau đỏ trong nước vo gạo 3 lần. Lần ngâm đầu tiên và lần ngâm thứ 2 sẽ ngâm trong 30 phút đến 1 tiếng. Lần cuối ngâm qua đêm ( từ 8 đến 10 tiếng).
  • Bước 3: Cắt củ sâm cau thành miếng nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ.

Chú ý, để đảm bảo hoạt chất trong dược liệu không bị thất thoát, cần bảo quản tại nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc hoặc có ảnh mặt trời chiếu sáng trực tiếp.

Sơ chế và khử độc sâm cau đỏ cẩn thận trước khi sử dụng
Sơ chế và khử độc tiên mao cẩn thận trước khi sử dụng

Xem thêm: Khổ Sâm Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu Cách Dùng Và Bài Thuốc Trị Bệnh

Thành phần hóa học

Trong sâm cau đỏ chứa các thành phần hóa học như chất nhầy, saponin, glycoside phenolic và các hợp chất béo. Ngoài ra, trong dược liệu còn chứa lượng lớn các hoạt chất như Curculigin A, phenyl glycoside curculigoside B, curculigines B, curculigines  C, Cyclophosphamide (CPA), chất phytochemical như polyphenol và flavonoid.

Đây đều là các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tìm hiểu sâm cau đỏ có tác dụng gì?

Dưới đây là chi tiết về tác dụng của sâm cau đỏ theo quan điểm của Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, sâm cau đỏ chữa bệnh gì? Theo kết quả nghiên cứu của các thầy thuốc Y học cổ truyền, sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm; đi vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Nhờ đó, dược liệu có tác dụng như sau:

  • Làm ấm thận (ôn thận).
  • Mạnh gân cốt, trừ hàn thấp.
  • Điều trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý.
  • Tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh

Theo Y học hiện đại

Trong Y học hiện đại, sau nhiều nghiên cứu, chuyên gia cho biết sâm cau đỏ được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý như sau:

  • Tăng cường sinh lý: Nhờ sở hữu các hoạt chất Cycloartan Triterpen Saponin, dược liệu có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Leydig –  tế bào có tác dụng sản xuất testosterone vùng kẽ tinh hoàn. Nhờ đó, nồng độ hormone sinh dục nam giới được tăng mạnh, giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm. Đặc biệt, trong rễ cây chứa lượng lớn Curculigin A có khả năng kích thích tình dục cực mạnh, giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất quan hệ lên gấp đôi.
  • Hỗ trợ điều trị vô sinh: Tình trạng vô sinh, hiếm muộn thường xuất phát do nguyên nhân số lượng và chất lượng tinh trùng thấp. Trong khi đó, sử dụng sâm cau đỏ có khả năng nâng cao cả số lượng và chất lượng “tinh binh”, điều hòa khí huyết đến dương vật. Nhờ đó, nâng cao tỉ lệ đậu thai, hỗ trợ điều trị vô sinh hiệu quả.
  • Điều trị tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện: Tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát thường xảy ra ở người cao tuổi. Nguyên nhân bởi hệ thần kinh não bộ bị ức chế khiến bàng quang suy giảm hoạt động.
  • Giảm căng thẳng thần kinh: Hoạt chất Curculosid trong dược liệu có tác dụng thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng, đồng thời tăng sinh lympho lách nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
  • Một số tác dụng khác: Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng điều trị các vấn đề về da liễu như ung nhọt, vàng da, ghẻ lở hoặc hỗ trợ điều trị hen suyễn, cao huyết áp, tiêu chảy,…
Sâm cau đỏ được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý
Sâm cau đỏ được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý

5 bài thuốc sử dụng sâm cau đỏ trị bệnh

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, sử dụng sâm cau đỏ đúng cách, kết hợp với những dược liệu phù hợp sẽ giúp phát huy tối đa công dụng. Cụ thể, dưới đây là 5 bài thuốc được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.

1. Bài thuốc giúp tăng cường sinh lý nam giới

Nam giới có thể áp dụng bài thuốc với sâm cau đỏ để nhanh chóng tăng cường chức năng sinh lý. Ngoài ra, sử dụng bài thuốc đều đặn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý nam khoa như liệt dương, di tinh, mộng tinh, rối loạn cương dương. Có 3 cách điều được đánh giá hiệu quả tốt như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 20g sâm cau, 12g thạch hộc, 12g sâm bố chính, 12g sung thằn lằn, 12g ngưu tất, 12g tục đoạn, 12g câu kỷ tử, 12g hoài sơn, 12g ba kích thiên, 8g ngũ gia bì, 8g nữ trinh tử. Đem toàn bộ dược liệu trên thái thành lát mỏng, phơi khô rồi nấu với 750ml nước. Đợi đến khi nước cạn còn 300ml thì rót ra uống trước bữa ăn.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g sâm cau, 16g ba kích, 16g thục địa, 16g hồ đào nhục, 16g phá cố chỉ, 4g hồi hương. Thái nhỏ các dược liệu trên rồi đem sắc với 400ml nước, để cạn còn 100ml thì tắt bếp, rót ra cốc uống 2 lần trong ngày.
  • Cách 3: Bài thuốc sâm cau đỏ ngâm rượu như sau: Chuẩn bị 125g tiên mao, 125g dâm dương hoắc, 125g ngũ gia bì, 100 quả nhãn đã bỏ hạt. Thái nhỏ các nguyên liệu trên rồi đem ngâm với 2 lít rượu trắng. Bảo quản khoảng 20 ngày là dùng được.
Nam giới dùng rượu sâm cau đỏ để tăng cường chức năng sinh lý
Nam giới dùng rượu sâm cau đỏ để tăng cường chức năng sinh lý

2. Bài thuốc bổ thận, tráng dương

Sử dụng sâm cau kết hợp với các dược liệu như dâm dương hoắc, tử hà xa, hoài sơn, tang thầm,… giúp bổ thận tráng dương, rất tốt cho nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên và cao tuổi.

  • Chuẩn bị dược liệu gồm: 15g  tiên mao, 15g dâm dương hoắc, 15g tang thầm, 15g tử hà xa, 15g hoài sơn, 15g thỏ ty tử, 15g hoàng tinh, 15g thục địa, 12g sơn thù nhục, 2 quả thận dê.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị theo định lượng trên vào nồi, nấu đến khi nhừ là có thể múc ra bát uống. Chia đều uống từ 2 – 3 lần trong ngày để nhanh chóng cải thiện sức khỏe sinh lý.

3. Bài thuốc chữa đau lưng, phong thấp, thần kinh suy nhược

Các triệu chứng bệnh đau lưng, phong thấp, thần kinh suy nhược sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khi sử dụng bài thuốc với sâm cau đỏ. Hiện nay có 2 cách được áp dụng phổ biến nhất, người dùng có thể tham khảo và lựa chọn cách thực phù hợp như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 50g tiên mao và 650ml rượu trắng. Đem sâm cau đỏ đi phơi khô sau đó sao vàng và ngâm với rượu. Sau 7 ngày là có thể lấy ra dùng được.
  • Cách 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm 50g tiên mao, 50g hà thủ ô đỏ, 50g hy thiêm, 700ml rượu trắng. Cho toàn bộ dược liệu vào ngâm trong bình rượu 7 ngày là dùng được. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn.

Với cả 2 cách trên, mỗi ngày chỉ uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chén khoảng 20ml. Sử dụng trong khoảng 7 – 14 ngày, bạn sẽ thấy chứng bệnh đau lưng, phong thấp giảm rõ rệt.

Rượu sâm cau đỏ chữa đau lưng hiệu quả
Rượu sâm cau đỏ chữa đau lưng hiệu quả

4. Bài thuốc chữa cao huyết áp

Để ổn định huyết áp, bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Đông y với sâm cau như hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị dược liệu: 12g sâm cau, 12g đương quy, 12g dâm dương hoắc, 12g ba kích.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu trên nấu với 750ml nước, đợi đến khi sôi, cạn còn 250ml thì chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

5. Bài thuốc chữa sốt xuất huyết từ sâm cau đỏ

Với tình trạng sốt xuất huyết, người bệnh áp dụng bài thuốc sâm cau kết hợp với các dược liệu gồm cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, quả dành dành theo định lượng như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: 20g tiên mao, 12g cỏ nhọ nồi, 10g trắc bách diệp, 8g quả dành dành.
  • Cách thực hiện: Đem sao đen toàn bộ các dược liệu trên, sau đó thái nhỏ và sắc với 500ml nước uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang đến khi bệnh sốt xuất huyết khỏi hoàn toàn.

Một số câu hỏi liên quan về cây sâm cau đỏ

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến cây sâm cau đỏ nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng.

  • Sâm cau đỏ ngâm chung với gì?

Trên thực tế, tiên mao được kết hợp với nhiều dược liệu khác để phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe. Các thầy thuốc cho biết, dược liệu này có thể kết hợp với đương quy, trắc bách diệp, quả dành dành, hà thủ ô, hy thiêm, ba kích,… Tùy theo bài thuốc, định lượng giữa các dược liệu sẽ được thay đổi để phù hợp nhất.

  • Ai không nên dùng sâm cau đỏ?

Những người có thể trạng hư hỏa vượng (biểu hiện người gầy, khô da, chân tay ấm, hay ra mồ hôi trộm, hay bị táo bón, cơ thể nóng trong, tiểu tiện vàng đỏ) không nên sử dụng dược liệu. Ngoài ra, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu cải thiện sức khỏe.

  • Người không có bệnh nên uống sâm cau đỏ hằng ngày không?

Các thầy thuốc cho biết, những ai sức khỏe tốt, không có bệnh gì thì không nên dùng sâm cau đỏ. Dược liệu được chỉ định sử dụng cho các đối tượng có các bệnh liên quan.

Giá bán sâm cau đỏ bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Hiện nay, mức giá sâm cau đỏ dao động trong khoảng 100.000 – 400.000 VNĐ/kg. Mức giá này sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại, từng cách chế biến và phụ thuộc từng đơn vị cung cấp. Theo khảo sát thực tế các đơn vị cung cấp, giá từng loại dược liệu như sau:

  • Sâm cau đỏ tươi ( đã được chọn lọc): 150.000 VNĐ/kg.
  • Sâm cau đỏ tươi (loại đại trà): 120.000 VNĐ/kg.
  • Sâm cau đỏ khô: 400.000 VNĐ/kg.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cùng cấp dược liệu, bạn có thể mua tại các trung tâm ươm giống dược liệu, các hiệu thuốc Đông y, các công ty dược,… Tuy nhiên cần đảm bảo lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín, tránh mua phải sản phẩm chưa được sơ chế khử độc kỹ lưỡng, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Mức giá sâm cau đỏ dao động trong khoảng 100.000 - 400.000 VNĐ/kg
Mức giá sâm cau đỏ dao động trong khoảng 100.000 – 400.000 VNĐ/kg

Lưu ý quan trọng trong cách sử dụng sâm cau đỏ

Sử dụng sâm cau đỏ ngày càng phổ biến nhờ tác dụng mang đến cho sức khỏe. Nhưng người dùng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình sử dụng an toàn và hiệu quả nhất.

  • Không sử dụng sâm cau đỏ trong thời gian dài, không dùng liều quá cao bởi sẽ gây cương dương mạnh, dễ hao tổn tinh lực. Liều dùng được khuyến nghị mỗi ngày là từ 6 – 12g.
  • Không tự ý sử dụng bài thuốc hay kết hợp sâm cau đỏ cùng các dược liệu khác. Đối với từng thể trạng, từng mức độ bệnh, thầy thuốc sẽ có cách kết hợp khác nhau cho phù hợp nhất, tránh tự ý thực hiện sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Tương tự như các dược liệu thiên nhiên khác, sâm cau đỏ cho tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, không bỏ dở liệu trình điều trị.
  • Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường trong quá trình dùng dược liệu, người bệnh cần ngừng ngay và đến cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh để được kiểm tra và theo dõi.
  • Dược liệu được bán tràn lan trên thị trường, vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ về cây sâm cau đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng điều trị và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ về cách dùng và liều lượng mỗi ngày.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...