Ngũ Vị Tử

Ngũ vị tử có đầy đủ các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng, từ lâu đã được nhiều người sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Công dụng có thể kể đến như dùng ngũ vị tử chữa đau bụng, chữa viêm gan, giúp bổ thận, cải thiện sinh lý nam giới,… và nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Dược liệu – Ngũ vị tử

  • Tên gọi: Ngũ vị tử, ngũ mai tử
  • Tên khoa học: Fructus Schisandrae
  • Họ: Schisandraceae (Ngũ vị)

Hiện nay người ta tìm thấy trong thiên nhiên có 3 loại ngũ vị tử gồm nam ngũ vị, bắc ngũ vị và mộc lan.

Dược liệu - Ngũ vị tử
Ngũ vị tử là loại cây leo, các sản phẩm từ dược liệu thường được nhập khẩu vào trong nước

Đặc điểm dược liệu

Ngũ vị tử rất dễ nhận biết thông qua các đặc điểm như sau:

  • Cây dây leo có chiều dài trong bình từ 3m – 4m, cây trưởng thành đạt khoảng 5m – 7m hoặc có cây dài hơn. Trên thân cây có nhiều nốt sần, vỏ cây có màu nâu xám.
  • Lá cây ngũ vị tử tròn dài, phần đầu hơi nhọn, chiều dài từ 7cm – 12cm, chiều rộng từ 3cm – 5cm. Lá có màu xanh, khi còn non thường có lông ngắn ở trên gân lá.
  • Thời gian ra hoa vào tháng 5 – tháng 7 hàng năm, hoa có màu vàng, nhiều cánh (từ 9 – 15 cánh), hoa thơm mùi dễ chịu.
  • Thời gian ra quả vào khoảng tháng 7 – tháng 9, quả ngũ vị tử màu đỏ, hình cầu. Đường kính quả nhỏ khoảng 3cm, có hạt bên trong màu vàng, hình tròn. Loại bắc ngũ vị thường ra quả xếp thành hình dạng bông thưa, trong khi loại nam ngũ vị thường xếp thành hình cầu.

Phân bố

Cây ngũ vị tử thường mọc hoang ở nhiều nước có khí hậu lạnh như Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại nước ta chỉ có loại nam ngũ vị, không có loại bắc ngũ vị. Chúng thường mọc với số lượng ít trên vùng núi Tây Bắc. Một số tỉnh có thể tìm gặp dược liệu như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang,…

Ngoài tên gọi là nam ngũ vị, tại đây người dân còn gọi loại cây này là cây nắm cơm, quả chí chuôn chua hoặc cây na rừng. Do không mọc phổ biến ở nước ta nên hiện nay các sản phẩm ngũ vị tử thường được nhập khẩu từ nước ngoài, không có nguồn dược liệu trong nước.

Bộ phần dùng

Sử dụng quả chín của cây làm thuốc.

Thu hái và chế biến

Thời điểm thích hợp thu hoạch quả ngũ vị tử là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Thu hoạch quả, bỏ cuống, bỏ quả sâu hư hỏng, dập nát. Sau khi sơ chế sạch sẽ loại bỏ tạp chất, quả được mang phơi hoặc sấy khô để bảo quản sử dụng dần.

Dược liệu - Ngũ vị tử
Quả sau khi thu hoạch được làm sạch sau đó phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dài lâu

Bảo quản

Để dược liệu trong túi kín, tránh ẩm ướt, sâu mọt, tốt nhất nên đặt dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu bảo quản tốt, đúng cách có thể sử dụng trong thời gian khá dài.

Thành phần hóa học

Ngũ vị tử có chứa nhiều thành phần hóa học, chẳng hạn như tinh dầu, beta chamigrene, vitamin E, vitamin C, desoxy schisandrin, cùng với nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác.

Tác dụng của vị thuốc

Vị thuốc này từ lâu đã được người xưa sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý. Theo các ghi chép của Y học cổ truyền Trung Quốc dược liệu mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe, cho đến hiện nay vẫn được ưa chuộng rộng rãi. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra nhiều lợi ích từ dược liệu. Cụ thể:

Theo Y học cổ truyền:

Ngũ vị tử là một vị thuốc quý, có tác dụng giúp người bệnh bổ thận tráng dương, an thần, ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, dược liệu còn mang lại tác dụng chỉ hãn, thu liễm phế khí, sáp tinh, chỉ khái, trị tả lỵ, bổ nguyên khí bất túc,…

Nhờ các tác dụng kể trên, giới Y học cổ truyền đã sử dụng dược liệu làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, viêm khí quản, bệnh tim mạch như hồi hộp, tim đập mạnh, rối loạn nhịp tim và các bất ổn về hệ thần kinh, sinh lý phái mạnh,…

Theo Y học hiện đại:

Loại dược liệu này ngoài có vị chchua còn có vị ngọt, cay, mặn, đắng, có tính ôn và không chứa độc. Ngoài ra, trong ngũ vị tử còn chứa nhiều chất như tinh dầu, đường, chất béo, vitamin, acid amin, tamin, lignan, khoáng chất,… tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề. Người ta thường sử dụng dược liệu nhờ vào các tác dụng như:

  • Giúp kích thích hệ thần kinh trung ương nhờ vào dược liệu có chứa hoạt chất schisandrin. Chất này sẽ kích thích sản sinh ra choline, từ đó tăng khả năng tiếp nhận nicotin, tác động tới hệ thần kinh ngoại biên.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson nhờ vào thành phần schisandrin B, chống viêm và bảo vệ hệ thần kinh, tế bào não bộ.
  • Có lợi cho gan, giúp cải thiện tổn thương, duy trì chức năng gan. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như xơ gan, suy gan,…
  • Ngũ vị tử có tác dụng giảm triệu chứng cho phụ nữ bước vào thời gian mãn kinh. Chẳng hạn như giảm kích động, ổn định nhịp tim, hạn chế tiết nhiều mồ hôi,…
  • Dược liệu còn có hiệu quả trong việc an thần, giảm lo âu, phiền muộn, hạn chế suy nghĩ tiêu cực cho người bệnh.
  • Tốt cho hệ hô hấp, giảm tình trạng suy hô hấp, rối loạn hô hấp hay các bệnh lý như hen suyễn, viêm phổi, ho.
  • Có công dụng hạ huyết áp, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng thiếu oxy, ứ đọng máu huyết.
  • Cải thiện xúc giác, thị lực, đồng thời dịch cồn từ ngũ vị tử có khả năng diệt vị khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, chữa kiết lỵ, nhiễm khuẩn.
  • Bổ thận, tăng cường sinh lực phái mạnh, hỗ trợ giảm di tinh, mộng tinh, chữa liệt dương, thận hư, yếu sinh lý,…

Cách sử dụng và liều dùng

Có thể sử dụng dược liệu ngâm rượu, nấu nước thuốc riêng biệt hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh. Sử dụng mỗi ngày dùng từ 2g đến 4g, liều cao dùng khoảng 12g.

Cách ngâm rượu, pha trà ngũ vị tử

Ngâm rượu ngũ vị tử bổ dương, thơm ngon giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt tốt cho phái mạnh, giúp tăng cường sinh lý nam giới. Dưới đây là cách ngâm rượu với dược liệu này và kết hợp thêm nhân sâm, kỷ tử để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, bổ thận tráng dương, giảm suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cách ngâm rượu, pha trà ngũ vị tử
Sử dụng ngũ vị tử ngâm rượu là một trong những cách dùng dược liệu phổ biến

Cách 1: Tăng cường sinh lý nam giới, bổ thận, cường dương:

Chuẩn bị: Các vị như 500g ngũ vị tử, 100g nhân sâm và 500g kỷ tử.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch, để cho ráo nước, tiếp đến cho vào bình thủy tinh.
  • Sử dụng rượu trắng nguyên chất, nồng độ từ 40 – 45 độ, đổ ngập dược liệu.
  • Đậy nắp cẩn thận, bảo quản trong khoảng 30 ngày có thể lấy ra dùng.

Cách 2: Chữa suy nhược thần kinh:

Chuẩn bị: 30g câu kỷ tử, kết hợp với 30g ngũ vị tử, 10g – 20g nhân sâm.

Thực hiện:

  • Rửa dược liệu sạch sẽ, để cho thật ráo nước.
  • Cho dược liệu vào bình thủy tinh, đổ ngập nước đậy nắp ngâm trong khoảng 10 ngày.

Mỗi ngày dùng từ 15ml – 20ml, không nên lạm dụng. Sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, không dùng trong thời gian dài. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bên cạnh dùng ngũ vị tử ngâm rượu, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu pha trà uống giúp giải độc, làm mát gan, thanh lọc cơ thể. Theo đó, bạn chỉ cần dùng một nắm ngũ vị tử khô cho vào ấm hãm với nước sôi, sau khoảng 15 phút có thể lấy ra dùng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ ngũ vị tử

Sử dụng ngũ vị tử làm thuốc hỗ trợ nhiều bệnh lý về gan, thận, thần kinh,… Dưới đây là một số bài thuốc với dược liệu được sử dụng phổ biến hiện nay:

Các bài thuốc chữa bệnh từ ngũ vị tử
Nhiều bài thuốc từ ngũ vị tử cùng với dược liệu khác giúp đẩy lùi nhiều bệnh lý, cải thiện sức khỏe

Bài thuốc chữa thận hư, giúp hoạt tinh:

  • Chuẩn bị: Thang thuốc gồm các vị như 8g ngũ vị tử, 12g mỗi vị như tang phiêu diêu, long cốt, phụ tử.
  • Thực hiện: Nấu lấy nước uống ngày 1 thang, áp dụng kiên trì để nhận được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị mộng tinh, di tinh:

  • Chuẩn bị: Sử dụng khoảng 250g hồ đào nhân, kết hợp với 100g ngũ vị tử.
  • Thực hiện: Cho quả ngũ vị vào trong nước ngâm cho mềm khoảng nửa ngày, sau đó tách bỏ hạt. Phần thịt quả cho vào chảo sao với hồ đào nhân đến khi khô, tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 9g bột, uống với nước cơm hoặc nước ấm.

Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính:

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử khi đã sao giòn.
  • Thực hiện: Tán quả ngũ vị thành bột mịn, pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 3g.

Bài thuốc chữa đổ mồ hôi nhiều, chứng hư nhược:

  • Chuẩn bị: Nguyên liệu gồm có 125 mỗi vị bán hạ khúc, bá tử nhân, 63g mỗi vị như ma hoàng căn, nhân sâm, bạch truật, ngũ vị tử và mẫu hệ, cho thêm vào thang thuốc 30 đại táo.
  • Thực hiện: Đại táo sau khi nấu nhừ nghiền nát, bỏ phần hạt. Các vị thuốc còn lại sao khô rồi nghiền thành bột mịn cùng với đại táo, vo thành viên hoàn nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 2 lần, uống mỗi lần 20 – 30 viên.

Bài thuốc chữa tân dịch, khát nước, khô miệng:

  • Chuẩn bị: 12g mạch đông, kết hợp 12g đảng sâm, 6g ngũ vị tử.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa thận hư, nước tiểu đục:

  • Chuẩn bị: 100g ngũ vị tử.
  • Thực hiện: Phơi khô quả ngũ vị sau đó tán thành nhỏ, vo thành viên bằng hạt đậu xanh. Dùng từ 20 – 30 viên mỗi lần uống.

Bài thuốc chữa khí suyễn ở người già:

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị mạch môn, ngưu tất, 12g sa sâm bắt kết hợp với ngũ vị khoảng 5g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim mạch:

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm câu kỷ tử, ngũ vị tử, kết hợp 10g ngân sâm và 1/2 lít rượu.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch để ráo, sau đó cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu và tiến hành ngâm trong khoảng 1 tuần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 20ml uống trước khi ngủ.

Bài thuốc chữa ho, giảm hen suyễn:

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử, phèn phi mỗi vị lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột thuốc, dùng khoảng 12g mỗi lần uống.

Ngoài sử dụng ngũ vị tử kết hợp với dược liệu làm thuốc, bạn cũng có thể chế biến món ăn từ nguyên liệu này. Nấu cùng với tim heo hoặc các thực phẩm có lợi khác giúp tăng cường sức khỏe, bổ thận, tráng dương, chữa vã mồ hôi, mất ngủ, rối loạn nhịp tim,… cũng vô cùng hữu hiệu.

Lưu ý khi dùng dược liệu chữa bệnh

Ngũ vị tử mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát và đẩy lùi nhiều chứng bệnh nguy hại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi dùng dược liệu chữa bệnh
Sử dụng đúng cách, kết hợp thăm khám và theo dõi tình trạng sức khỏe, tuyệt đối không lạm dụng dược liệu
  • Không lạm dụng dược liệu, sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc và nhiều biến chứng hiểm cho sức khỏe. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi dùng dược liệu nên thông báo để được xử lý sớm.
  • Không nên dùng cho người bị nhiệt thịnh mới phát ban, viêm phế quản mới gây ho sốt, hay trường hợp bên ngoài biểu tà, bên trong thực nhiệt.
  • Dược liệu có khả năng gây co bóp tử cung dữ dội, gây sảy thai. Chính vì thế phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng dược liệu này.
  • Ngoài ra, các trường hợp khác không nên dùng ngũ vị tử có thể kể đến như người bệnh động kinh, người bệnh dạ dày do tăng acid tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược,… Không sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú, trẻ dưới 5 tuổi.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dược liệu có thể kể đến như tình trạng phát ban, dị ứng, nổi mẩn ngứa, đau dạ dày,… Cần thông báo với bác sĩ nếu phản ứng phụ ngày càng nặng nề không khỏi.
  • Thận trọng khi dùng, không tự ý kết hợp dược liệu với các vị thuốc khác nhau để hạn chế nguy cơ gặp phải tương tác thuốc nguy hiểm.
  • Kết hợp chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý để tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe.

Trên đây là thông tin về dược liệu ngũ vị tử, bạn đọc có thể tham khảo. Dược liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, chứa hoạt chất mạnh mẽ, giúp điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên trước khi dùng người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn thuốc phù hợp để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...