Ngải Tiên Có Đặc Điểm Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe

Ngải tiên là dược liệu quý có tính ấm, tác dụng chỉ thống (giảm đau), khu phong, tiêu thũng, tán hàn, phát hãn. Trong Đông y, vị thuốc này dùng để chữa bệnh viêm đại tràng, đau bụng, phong thấp, đau nhức xương khớp, chữa rắn độc cắn,…

Ngải Tiên: Công Dụng Chữa Bệnh Và Cách Dùng Vị Thuốc
Trong Đông y, ngải tiên được dùng để chữa bệnh viêm đại tràng, đau bụng, phong thấp, đau nhức xương khớp

Mô tả dược liệu ngải tiên

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Bạch điệp, Bạch yến, Nhài bướm, Bướm trắng
  • Tên khoa học: Hedychium coronarium Koenig
  • Họ: Gừng – Zingiberaceae

2. Đặc điểm thực vật

Ngải tiên là loài cây thân thảo, xốp, được bao bọc bởi các bẹ lá màu xanh dương tương tự như cây dong riềng, cây gừng, cao từ 1.5m. Lá không có cuống, rộng khoảng 10cm và dài khoảng 40cm, mọc so le, dài và vuốt nhọn. Giữa sống lá có màu xanh nhạt nổi rõ, mặt dưới có lớp lông mịn, mặt trên nhẵn.

Hoa học thành cụm, màu trắng hoặc vàng và thường mọc tập trung ở ngọn cây. Mỗi hoa có 4 cánh xoè rộng như hình cánh bướm, có 1 – 2 tua nhuỵ. Tràng hoa có ống dài, đài hoa hình ống, không có răng cưa, nhị hoa màu trắng. Mùa hoa vào từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm.

Đặc điểm thực vật 
Hoa học thành cụm, màu trắng hoặc vàng và thường mọc tập trung ở ngọn cây

Quả khi chín có màu vàng sậm. Củ nhỏ, có nhiều nhánh, màu trắng. Hình dáng tương tự như củ riềng, có mùi thơm và vị hơi cay.

3. Phân loại

Cây ngải tiên được chia thành các loại sau:

  • Ngải tiên trắng (bạch điệp): Giống cây này khá phổ biến và thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
  • Ngải tiên đỏ (Hedychium Coccineum Buch – Ham.Ex.Sm): Cây ra hoa màu đỏ và thường mọc ở những vùng núi cao khoảng 500 – 600m.
  • Ngải tiên hoa vàng (Hedychium Coronarium Koenig var Flavum Rox K.Schum): Loài cây này có thân, rễ màu đỏ nhạt, hoa màu vàng. Mọc và sinh trưởng tốt ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta.
  • Ngải tiên lông hoa trắng: Phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Kon, Tum, Lâm Đồng.
  • Ngải tiên lá bắc rộng: Loài cây này có kích thước lớn hơn so với các loại còn lại. Nhìn giống bạch điệp và thường sinh trưởng tốt ở SaPa.

4. Bộ phận dùng

Do chứa dược tính nên các bộ phận của dược liệu đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và chiết xuất tinh dầu.

5. Phân bố

Loài cây này mọc tự nhiên tại những vùng núi cao, có khí hậu lạnh. Thường xuất hiện ở Ấn Độ, Úc, Malaysia, phía Nam Trung Quốc,…Tại nước ta, cây ngải tiên mọc ở các vùng núi có độ cao từ 1400m – 1800m như Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu,…

Hiện nay, loài cây này được trồng tại nhiều quốc gia để làm cảnh, chiết xuất tinh dầu, rễ và thân dùng làm nước hoa và thuốc chữa bệnh.

6. Thu hái – sơ chế và bảo quản

Thân và rễ dược liệu thường được thu hái vào mùa đông. Còn hoa thì được thu hái vào tháng 6 – tháng 10 hằng năm. Đây là thời điểm cây ra hoa.

Thu hái - sơ chế và bảo quản
Rễ và thân sau khi thu hái thì đem đi rửa sạch, cắt bỏ rễ con rồi mang phơi/ sấy khô

Dược liệu sau khi thu hái về được bào chế theo các cách sau:

  • Rễ và thân sau khi thu hái thì đem đi rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Sau đó thái mỏng rồi đem phơi/ sấy khô hoặc có thể tán bột mịn.
  • Hoa ngải tiên sau khi được thu hái thường dùng để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu được tạo ra thông qua phương pháp chưng cất, đông đặc và được dùng trong hoá mỹ phẩm.

Dược liệu sau khi bào chế thì bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc hoặc có ánh nắng trực tiếp.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu nhận thấy, vị thuốc bạch điệp chứa các thành phần hoá học đa dạng. Cụ thể: Trong hoa có chứa Eugenol, Isoeugenol, Jasmin Lacton,… Còn thân và rễ chứa 1,7% tinh dầu bạch điệp, hợp chất coronarin A, B, C, D.

Vị thuốc ngải tiên

1. Tính vị

Tính ấm, vị cay, có mùi thơm

2. Quy kinh

Chưa có ghi chép

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, tiêu thũng, trừ trùng, phát hãn, chỉ thống.
  • Thân và rễ của quả bạch điệp có tác dụng chữa bụng đầy trướng, lạnh bụng, tiêu hoá kém
  • Nước sắc thân, rễ chữa cảm sốt, phong thấp, hôi miệng, nhức mỏi gân xương
  • Dùng thân, rễ tươi giã nát lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn, viêm lợi, viêm amidan, đòn ngã tổn thương
  • Ngoài ra, tinh dầu của hoa bạch điệp là một loại hương liệu cao cấp

Theo y học hiện đại:

  • Eucalyptol có trong tinh dầu bạch điệp có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, giảm đau và giãn phế quản.
  • Trên mô hình ruột mèo tại chỗ nhận thấy, tinh dầu chiết từ thân rễ của dược liệu có tác dụng ức chế sự co bóp cơ trơn ruột.
  • Cao ngải tiên chiết bằng cồn 50% từ lá ở nhiệt độ thấp, làm bay hơi cồn, tác dụng chống tăng huyết áp, lợi niệu ở chuột cống trắng bình thường và chuột cống trắng gây tăng huyết áp.
  • Tinh dầu của dược liệu có tác dụng trong ức chế sự phát triển của nấm (mầm bệnh cho động vật và cây), con men (bia, rượu), nhưng tác dụng yếu trên một số vi khuẩn đã thử.
  • Tinh dầu chiết xuất từ thân rễ của cây bạch điệp có thể tiêu diệt sán lợn, côn trùng.

4. Liều dùng – Cách dùng

Dược liệu ngải tiên thường được dùng nhiều ở dạng thuốc sắc uống, tán bột làm hoàn. Theo đó, liều dùng thông thường từ 10 – 15g rễ củ khô/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch điệp

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu ngải tiên an toàn và lành tính. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau mỏi xương khớp,, phong thấp, viêm lợi, hôi miệng, viêm amidan, viêm đại tràng,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch điệp 
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu ngải tiên an toàn và lành tính

Bài thuốc chữa viêm đại tràng:

  • Chuẩn bị: Rễ, thân ngải tiên từ 6 – 12
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng bụng, tiêu hoá kém:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 6 – 12g dược liệu, rửa sạch rồi đem sắc lấy nước uống khi còn ấm. Thực hiện đều đặn đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ngải tiên (thân, rễ khô) đem tán bột mịn. Mỗi lần lấy 1 ít thuốc bột pha với nước sôi và uống. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần để cải thiện bệnh.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị ý dĩ, ngải tiên, hoài sơn với liều lượng bằng nhau. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc lấy nước uống khi còn ấm.

Bài thuốc giúp hạ sốt, giải cảm mạo:

  • Bài thuốc 1: Dược liệu đem tán bột mịn, mỗi lần lấy một ít thuốc bột pha với nước sôi và uống trực tiếp. Ngày uống 2 lần đến khi bệnh thuyên giảm hẳn
  • Bài thuốc 2: Dùng rễ, thân ngải tiên và hành lá theo tỷ lệ 1:1:1. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem giã nát. Dùng hỗn hợp này đắp lên trắng đến khi khô để giúp hạ sốt.

Bài thuốc chữa viêm răng lợi, hôi miệng:

  • Chuẩn bị: Ngải tiên với liều lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi sắc với lượng nước vừa đủ. Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng hôi miệng và viêm răng lợi.

Bài thuốc chữa viêm amidan:

  • Chuẩn bị: Thân và rễ ngải tiên phơi khô
  • Thực hiện: Đem sắc lấy nước để ngậm, súc họng và súc miệng. Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa đau mỏi xương khớp, trừ phong thấp:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thân và rễ của cây bạch điệp, rửa sạch rồi đem sắc lấy nước uống. Chia lượng nước thuốc thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dược liệu đem tán bột mịn rồi bảo quản trong lọ thuỷ tinh. Mỗi lần dùng một ít bột thuốc pha với nước sôi và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa rắn cắn:

  • Chuẩn bị: Thân, rễ ngải tiên tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sao khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát, vắt lấy phần nước và bã để riêng. Sau khi sơ cứu vết rắn cắn, dùng bã thuốc đắp lên vết thương. Còn phần nước thì dùng để uống. Đắp thuốc, thay băng từ 2 – 3 lần/ ngày đến khi vết thương khép miệng, kéo da non.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng vị thuốc ngải tiên chữa bệnh

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ vị thuốc bạch điệp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong thời gian áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, người bệnh tránh kết hợp với các loại thuốc Tây trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người mắc bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định dùng vị thuốc ngải tiên.
  • Cây ngải tiên có hình dáng tương tự với các cây thuộc họ gừng. Do đó, bạn cần xác định chính xác vị thuốc để tránh nhầm lẫn, gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Ngải tiên là dược liệu quý thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần tham vấn chuyên khoa trước khi thực hiện các bài thuốc từ vị thuốc này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cỏ Hôi Hiệu Quả, An Toàn

3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Cỏ Hôi Hiệu Quả, An Toàn

Cây cỏ hôi hay cây cứt lớn là nguyên liệu thường dùng trong các mẹo...