Mạn Kinh Tử: Tác Dụng Dược Lý Và Cách Dùng Chuẩn Y Học

Mạn kinh tử là dược liệu quý trong Đông y có tính hàn, vị đắng, mùi thơm nhẹ. Vị thuốc này có tác dụng tốt trong chữa chứng đau mắt đỏ do phong nhiệt, giảm sốt, đau đầu, sưng vú, tóc yếu gãy rụng,…

Mạn Kinh Tử: Vị Thuốc Hay Chữa Các Chứng Bệnh Thường Gặp
Mạn kinh tử là dược liệu quý trong Đông y có tính hàn, vị đắng, mùi thơm nhẹ

Mô tả dược liệu mạn kinh tử

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Kinh tử, cây quan âm, thuốc kinh, cây thuốc ôn, đẹn ba lá, vạn kim tử
  • Tên khoa học: Vitex trifolia L
  • Họ: Cỏ roi ngựa – Verbenaceae

2. Đặc điểm thực vật

Mạn kinh tử là loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 1m, có một số cây cao đến 3m. Thân cây phân thành nhiều nhánh nhỏ, cành non có 4 cạnh và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Lá cây mọc kép với 3 lá chét hoặc mọc đơn lẻ. Mỗi phiến lá có màu xanh mướt, gần giống hình tròn, mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng bạc, mặt trên nhẵn.

Đặc điểm thực vật
Lá cây mọc kép với 3 lá chét hoặc mọc đơn lẻ, mỗi phiến lá có màu xanh mướt, gần giống hình tròn, mặt dưới có nhiều lông nhỏ

Hoa có màu tím, mọc thành cụm ở đầu cành hoặc dưới cuống lá, dài từ 13 – 14mm. Quả có lớp vỏ ngoài mỏng, vỏ giữa xốp và bên trong có màu xám vàng. Có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Hạt có màu đen bóng và nhẵn.

3. Phân bố

Dược liệu phân bố rải rác khắp các vùng miền nước ta, thường mọc hoang. Mạn kinh tử thường phát triển nhiều ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa dọc theo các bờ biển. Ngoài ra, loại cây này còn được tìm thấy ở các tỉnh ven biển của Malaysia, Trung Quốc,…

4. Bộ phận dùng

Trong Đông y, lá và quả của cây đều chứa dược tính tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, quả được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Thời gian cây ra quả thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11, đây cũng là thời điểm để thu hái quả làm dược liệu chữa bệnh.

Thu hái - sơ chế
Quả chín sau khi hái về đem ngâm rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn rồi đem phơi/ sấy đến khi khô hoàn toàn

Quả chín sau khi hái về đem ngâm rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn rồi đem phơi/ sấy đến khi khô hoàn toàn và để dùng dần.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi khô hoặc sấy khô cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong quả mạn kinh tử có chứa lượng lớn tinh dầu, tecphenilaxetat, vitexin, ancaloit, vitamin A, cam phen, pinen, ditecpen alcool,…

Vị thuốc mạn kinh tử

1. Tính vị

Tính hàn, vị hơi đắng, mùi thơm nhẹ

2. Quy kinh

Quy vào các kinh Phế, Can, Bàng quang

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thanh nhiệt cơ thể, sơ tán phong nhiệt
  • Chủ trị: Điều trị đau mắt, đau nửa đầu, mờ mắt (thiên đầu thống), đau mắt đỏ do phong nhiệt (viêm màng tiếp hợp cấp), chữa tóc yếu, gãy rụng, tóc bạc sớm, răng lợi sưng đau,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chữa trị cảm sốt, đau nhức đầu đi kèm với các triệu chứng khác
  • Chữa viêm họng, ho
  • Giảm đau, đau nửa đầu, sưng vú
  • Chữa thiên đầu thống, mờ mắt, đau mắt, mắt sưng đỏ, tóc bạc sớm, chảy nhiều nước mắt
  • Cải thiện các triệu chứng phong thấp như đau khớp, nặng chân tay, chuột rút

4. Cách dùng, liều lượng

Dược liệu thường dùng ở dạng tươi hoặc phơi/ sấy khô sắc lấy nước uống, tán bột mịn, nấu cao hoặc ngâm rượu. Liều dùng khảo từ 6 – 12g/ ngày ở dạng sắc uống và 2 – 3g/ ngày ở dạng tán bột hoặc ngâm rượu.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mạn kinh tử

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc mạn kinh tử an toàn và lành tính. Theo đó, dược liệu thường được dùng để chữa cảm mạo, đau đầu do tăng huyết áp, đau mắt đỏ do phong nhiệt, sưng đau vú, tóc bạc sớm,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mạn kinh tử
Dược liệu thường được dùng để chữa cảm mạo, đau đầu do tăng huyết áp, đau mắt đỏ do phong nhiệt, sưng đau vú,…

Bài thuốc chữa đau đầu do cảm mạo:

  • Chuẩn bị: Cúc hoa, mạn kinh tử, toàn phúc hoa, phòng phong mỗi vị 12g, khương hoạt, xuyên khung mỗi vị 6g, chỉ xác 8g, thạch cao 20g, cam thảo 4g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi sắc với lượng nước vừa đủ. Chắt nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc trị đau đầu do cao huyết áp:

  • Chuẩn bị: Mạn kinh tử, cúc hoa mỗi vị 12g, bạch chỉ, bạc hà mỗi vị 8g, câu đằng chừng 12 – 16g
  • Thực hiện: Các dược liệu (trừ bạc hà) cho vào ấm cùng với nước sắc kỹ, cuối cùng cho bạc hà vào và tắt bếp. Chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống khi còn ấm. Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc trị chứng đau nửa đầu:

  • Chuẩn bị: Cam cúc hoa 8g, mạn kinh tử 10g, cam thảo, xuyên khung mỗi vị 4g, bạch chỉ, tế tân mỗi vị 3g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc cùng với 600ml nước đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa chứng đau mắt đỏ do phong nhiệt:

  • Bài thuốc 1: Dùng cúc hoa, hoàng cầm, chi tử, mộc tặc mỗi vị 12g, mạn kinh tử 16g, thiền thoái 4g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị thảo quyết minh, mạn kinh tử, cúc hoa, đương quy mỗi vị 12g, đào nhân 8g. Các dược liệu cho vào ấm sắc lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa cảm mạo, sốt, đau nhức đầu, ho:

  • Chuẩn bị 10 – 13g dược liệu khô
  • Thực hiện: Đem sắc cùng với 800ml đến khi cạn còn 600ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa tóc yếu gãy rụng, tóc bạc sớm:

  • Chuẩn bị: Mạn kinh tử với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Dược liệu đem tán bột mịn rồi trộn đều với một ít mỡ gấu. Dùng hỗn hợp này bôi lên phần chân tóc. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa sưng đau vú:

  • Chuẩn bị: Mạn kinh tử 100g
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi sao vàng, tán bột mịn rồi cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần dùng 4g bột thuốc pha với 60ml rượu trắng, rạn lấy phần nước uống trực tiếp còn phần bã đắp lên vùng bị sưng đau. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc chữa đau mắt sưng đỏ, quáng mắt, mắt có màng che:

  • Chuẩn bị: Hạt muồng (sao), mạn kinh tử, hạt màu gà trắng, hạt ích mẫu, hạt mã đề mỗi vị 12g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi sao vàng, tán bột mịn rồi làm thành viên hoàng. Mỗi lần dùng cùng với nước chè. Hoặc cho các dược liệu trên vào nồi sắc cùng 800ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện bệnh lý.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu chữa bệnh

Mặc dù được đánh giá có độ an toàn và lành tính cao, tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ mạn kinh tử người bệnh cần lưu ý sau:

  • Không dùng dược liệu cho người mắc chứng huyết hư. Do đó, trường hợp bị đau đầu, đau mắt đỏ do huyết hư không nên dùng mạn kinh tử
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em cần thận trọng khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này.
  • Trước khi dùng dược liệu chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng phù hợp, tránh tình trạng dùng quá liều.

Mạn kinh tử là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh nên được dùng trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần tham khảo bác sĩ/ thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể trước khi dùng dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...