Hoa Tam Thất: Mô Tả Dược Liệu Và Hướng Dẫn Dùng Đúng Cách

Hoa tam thất có tính mát, vị ngọt hơi đắng, công dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh, bổ máu, tiêu ứ huyết. Trong Đông y thường dùng dược liệu này để chữa mất ngủ, cơ thể suy nhược, hỗ trợ giảm cân, điều trị vết loét tá tràng,…

Hoa Tam Thất: Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu
Hoa tam thất có tính mát, vị ngọt hơi đắng, công dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh, bổ máu, tiêu ứ huyết

Mô tả dược liệu hoa tam thất

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Điền thất nhân sâm, Kim bất hoán, Sâm tam thất,…
  • Tên khoa học: Panax pseudoginseng
  • Họ: Nhân sâm – Araliaceae

2. Đặc điểm thực vật

Tam thất là loại cây thân thảo, cao khoảng 30 – 50cm. Lá hình răng cưa, mọc thành từng chùm từ 3 – 4 lá. Để thu được củ tam thất thường mất từ 3 – 7 năm trồng và chăm sóc cây.

Đến năm thứ 3, cây sẽ bắt đầu ra hoa. Cây hoa tam thất nhìn giống bông súp lơ, mọc thành từng chùm, kết lại với nhau. Hoa màu xanh trùng với màu lá cây. Thông thường, cây ra hoa vào tháng 4, tháng 5 hằng năm.

Đặc điểm thực vật 
Hoa tam thất nhìn giống bông súp lơ, mọc thành từng chùm, kết lại với nhau, có màu xanh

Nụ tam thất có kích thước rất nhỏ, khi nở bung có kích thước từ 6cm – 8cm. Mỗi hoa có nhiều đài nhỏ, đài hoa dài khoảng 3cm, cuống dày hơn phần cuống ở nhụy.

3. Phân loại

Nhiều người dùng thường nhầm lẫn giữa hoa tam thất và nụ tam thất. Thực chất, đây là giai đoạn phát triển của dược liệu. Tuy nhiên, chũng có những đặc điểm và giá trị kinh tế khác nhau. Cụ thể:

  • Nụ hoa tam thất: Hay còn gọi là nụ bao tử tam thất, xuất hiện sau khoảng 30 ngày khi cây bắt đầu đâm chồi. Nụ hoa có cuống ngắn, nụ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Có vị thơm, ngọt nên được nhiều người sử dụng.
  • Hoa nở bung: Hoa tam thất nở bung thường rời từng bông hoặc giữ nguyên chùm. Khi cánh hoa nở bung sẽ dễ dàng quan sát đài và nhuỵ hoa. So với loại bao tử, hoa nở bung ít thơm hơn và dễ bị vụn.

Ngoài ra, dược liệu còn được chia thành 2 loại là tam thất bắc và tam thất nam. Theo các chuyên gia, tam thất bắc thường chứa lượng dược tính và công năng hơn so với tam thất nam. Tam thất bắc có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đau tim, tác dụng tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ,…

4. Phân bố

Dược liệu sống và phát triển tốt ở vùng đồi núi cao và được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan… Tại nước ta, vị thuốc hoa tâm thất xuất hiện nhiều ở vùng Tây Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai,…

5. Bộ phận dùng, thu hái – sơ chế

Bộ phận dùng: Hoa tam thất được thu hái để làm thuốc chữa bệnh

Thu hoạch: Vào thời điểm hoa nở rộ khoảng tháng 6 – 7 hàng năm là lúc thu hoạch dược liệu. Sau khi thu hái, rửa sạch thì có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Xem thêm: Cây Bìm Bịp: Hình Ảnh, Tác Dụng Chữa Bệnh, Cách Ngâm Rượu Thuốc

Bộ phận dùng, thu hái - sơ chế 
Hoa tam thất được thu hái để làm thuốc chữa bệnh từ tháng 6 đến tháng 7

Sơ chế:

  • Tam thất tươi: Dược liệu sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào túi bóng kín và để ngăn mát tủ lạnh. Chỉ sử dụng trong vòng 1 tuần, nếu để quá lâu sẽ làm mất đi vị ngọt, thơm cũng như dược tính của dược liệu.
  • Dược liệu khô: Tam thất sau khi rửa sạch thì đem đi phơi hoặc sấy khô tuỳ vào mục đích sử dụng. Nhiều nơi còn tán bột mịn để tiện dùng hơn.
  • Nụ hoa tam thất ngâm rượu: Dùng dược liệu khô hoặc tươi ngâm với rượu trắng 40 độ. Sau 3 tháng thì có thể sử dụng.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi/ sấy khô cần bảo quản trong túi bóng kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dược liệu hoa tam thất có chứa thành phần hoá học đa dạng như Saponin, Sterol, Ca, Fe, acid amin,…

Vị thuốc hoa tam thất

1. Tính vị

Tính mát, vị ngọt, hơi đắng

2. Quy kinh

Quy vào kinh Vị, Can

3. Uống hoa tam thất có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Tán khí, ứ huyết, giảm đau, thanh nhiệt, an thần, cầm máu, trấn tĩnh, bổ huyết,…
  • Chủ trị: Chảy máu cam, nôn ra máu, băng huyết, tiêu thũng, hoa mắt, chóng mặt, nhĩ lung, nhĩ minh, điều trị các vết thương bên ngoài da do va chạm, rách da, đụng dập,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, mơ sảng, mê man, ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ (có thể áp dụng cho cả đối tượng mất ngủ kinh niên)
  • Tác dụng của nụ hoa tam thất là ổn định huyết áp ở người cao huyết áp và huyết áp thấp
  • Mỗi ngày dùng từ 3 – 5g nụ hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Thích hợp trong những ngày hè nóng nực.
  • Sử dụng dược liệu đúng cách còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ và nâng cao miễn dịch, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
  • Một số thành phần có trong vị thuốc này tốt cho trí não, không chỉ làm giảm căng thẳng, thư giãn thần kinh mà còn giúp cải thiện trí nhớ.
  • Chiết xuất từ nụ hoa tam thất có khả năng ức chế quá trình hình thành các khối u ác tính, từ đó phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả, đặc biệt là u xơ tử cung ở nữ giới.
  • Dược liệu được chứng minh có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Phù hợp với người mắc các chứng bệnh như đau tim, xơ vữa động mạch,..
  • Công dụng của nụ hoa tam thất giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường
  • Uống nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Giúp làm giảm lượng mỡ thừa, giúp duy trì vóc dáng cân đối và làn da mịn màng
  • Tăng cường chức năng gan, giúp hạ men gan, giải độc mát gan, tốt cho người gặp các vấn đề về gan.

4. Đối tượng sử dụng

Dược liệu hoa tam thất dùng cho những đối tượng sau:

  • Người bị mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu giấc, chóng mặt, hoa mắt
  • Người lao động quá sức, làm việc trong môi trường độc hại, áp lực công việc lớn
  • Người mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bị tai biến mạch máu não,…
  • Người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ nên dùng hàng ngày
  • Dùng dược liệu thường xuyên tác dụng tốt trong việc giảm cân, loại bỏ lượng mỡ thừa.

5. Cách sử dụng nụ hoa tam thất

Dược liệu thường được dùng chủ yếu ở dạng phơi khô tán bột, sắc uống hoặc hãm trà dùng hàng ngày. Liều dùng tham khảo từ 3 -5g/ ngày đối với hoa tam thất khô. Có thể dùng nước sôi hãm nhiều lần đến khi hết vị ngọt đắng (Lưu ý: Nên tráng trà 1 lần bằng nước sôi rồi mới pha sẽ giúp trà thơm ngon hơn).

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất

Trong y học cổ truyền ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa tam thất an toàn và hiệu quả. Việc sử dụng dược liệu đúng cách không chỉ giúp cải thiện bệnh lý mà còn tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và phòng ngừa một số bệnh lý thường gặp.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất 
Trong y học cổ truyền ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa tam thất an toàn và hiệu quả

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị nụ tam thất 5g, cho vào 100ml nước sôi hãm trong vòng 10 phút để các dưỡng chất từ dược liệu hoà vào nước. Chắt nước trà ra chén và uống khi còn nóng. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị ngọn lạc tiên, hoa tam thất, lá dâu tằm mỗi vị 10g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm đun với 1.5 lít nước. Đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp, chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể:

  • Chuẩn bị: Sâm bố chính, ích mẫu mỗi vị 40g, tam thất 12g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột. Mỗi lần dùng 30g bột thuốc sắc lấy nước uống. Tuỳ thuộc vào thể trạng, có thể gia giảm liều lượng phù hợp.

Bài thuốc giúp phòng ngừa đau thắt ngực:

  • Chuẩn bị: Đan sâm, tam thất mỗi vị 20g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi sắc lấy nước uống hoặc dùng nước thuốc để nấu cháo. Áp dụng liên tục trong vài tháng.

Bài thuốc hỗ trợ giảm cân, giảm lượng mỡ thừa:

  • Chuẩn bị: Hoa tam thất khô từ 15 – 20 bông
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm cùng với 100ml nước sôi trán qua một lần. Sau đó thêm 200ml nước sôi vào ấm, đậy kín nắp hãm trong vòng 15 phút là có thể sử dụng. Nên uống trà vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Kết hợp cùng với chế độ ăn uống, tập luyện để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi dùng hoa tam thất chữa bệnh

Hoa tam thất là dược liệu dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi dùng vị thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng dược liệu này chữa bệnh khi cơ thể bị lạnh. Bởi vị thuốc tam thất có tính hàn, nên sẽ khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Phụ nữ bị rong kinh không nên dùng hoa tam thất vì có thể khiến dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn.
  • Không dùng vị thuốc tam thất cùng với các loại trà để tránh làm giảm tác dụng của dược liệu.
  • Tuân thủ liều lượng và cách sử dụng hoa tam thất như khuyến nghị. Không nên dùng quá liều lượng khuyến cáo (hơn 9g/ ngày) vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị bệnh.

Một số câu hỏi liên quan đến quá trình sử dụng hoa tam thất

Dưới đây là tổng hợp câu trả lời của chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc về các vấn đề xoay quanh quá trình sử dụng hoa tam thất.

  • Đàn ông có nên uống hoa tam thất không?

Hoa tam thất hoàn toàn có thể sử dụng cho cả đàn ông và phụ nữ. Đặc biệt, các nghiên cứu khoa học còn phát hiện trong nụ hoa tam thất có nhiều hợp chất tốt cho nội tiết tố sinh dục nam, hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới hiệu quả.

  • Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?

Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, bổ huyết, bình can. Nhờ đó, các loại nước từ loại hoa này có tác dụng ổn định huyết áp, phù hợp cho cả người bị huyết áp cao và người bị huyết áp thấp.

  • Uống nụ hoa tam thất có nóng không?

Uống trà nụ hoa tam thất không gây nóng, thậm chí nó còn được sử dụng trong điều trị mất ngủ, thải độc, thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì khiến thúc đẩy quá mức cơ thể thải độc rất dễ gây mụn.

  • Bầu có uống được nụ hoa tam thất không?

Bà bầu không được uống nụ hoa tam thất. Bởi loại hoa này có tính mát, dễ gây lạnh tay chan, đại tiện lỏng nát,…. ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

  • Trẻ em có uống được nụ hoa tam thất không?

Chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể uống được nụ hoa tam thất. Nhưng cần chú ý liều lượng phù hợp, tránh uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

  • Đau dạ dày có uống được hoa tam thất không?

Hoa tam thất rất lành tính, không ảnh hưởng đến dạ dày nên nếu bạn đang bị các bệnh lý liên quan đến bao tử như viêm đau, trào ngược, xuất huyết,… thì vẫn có thể sử dụng các loại trà từ hoa tam thất.

  • Uống hoa tam thất có giảm cân không?

Câu trả lời là có. Uống hoa tam thất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể không vượt quá mức cho phép. Hơn nữa, hoa tam thất giúp thúc đẩy trao đổi chất, thức ăn sẽ nhanh chóng được phân giải, không bị tồn đọng trong cơ thể gây béo.

Trên đây là chi tiết tác dụng của nụ hoa tam thất và cách dùng. Thực sự đây là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh cũng như tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn chuyên khoa trước khi dùng dược liệu này để đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...