Cây Từ Bi

Cây từ bi là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian, được nhiều người biết đến với khả năng chữa trị sỏi thận cùng nhiều lợi ích cải thiện sức khỏe nổi bật khác. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của cây từ bi trong bài viết dưới đây. 

Cây Từ Bi
Cây từ bi là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe rất tốt

Tổng quan về cây từ bi

  • Tên gọi dân gian: cây đại bi, đài bì, đại ngải, cây cúc tần, rau từ bi, cây lức, cây hoa mai não, băng phiến ngải…
  • Tên khoa học: BLumea balsamifera
  • Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Để nhận diện cây từ bi trong tự nhiên, bạn có thể nhận biết dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Cây từ bi thuộc loại thực vật mọc hoang, thường tập trung thành bụi nhỏ.
  • Thân cao trung bình từ 1 – 2m, phủ lông tơ.
  • Lá từ bi thuôn dài, có răng ở mép, mọc so le nhau mặt trên màu xanh hơi xám lục, mặt dưới màu trắng, lá mọc trực tiếp từ thân nên không có cuống.
  • Hoa từ bi mọc thành từng cụm trên đầu ngọn cây, màu vàng và hương thơm thoang thoảng.
  • Quả từ bi có kích thước nhỏ, dạng quả bế, có các cạnh và chùm lông ở trên đỉnh.

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên:

Cây Từ Bi
Lá cây từ bi mọc ra từ thân, mép lá có răng cưa, có 2 loại là lá nhỏ và lá lớn
Cây Từ Bi
Hoa từ bi có màu vàng, hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ
Cây Từ Bi
Quả từ bi có kích thước rất nhỏ và thường mọc ở đầu cành

2. Phân bố và phân loại

Cây từ bi thường mọc dại ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung nhờ khả năng phát tán hạt thông qua gió. Loại cây này ưa sáng nên thường mọc chủ yếu ở đồng bằng, ven rừng núi, hải đảo, điển hình như các tỉnh miền Trung, vùng Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Táp…

Loại thực vật này thường có tuổi thọ từ 1 – 2 năm. Hiện nay, qua nhiều cuộc khảo sát nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân chia cây từ bi thành 2 loại chính là cây từ bi lá lớn và cây lá nhỏ với các đặc điểm phân biệt sau:

  • Cây từ bi lá lớn: Thường phân bố chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên, tỉnh miền Trung, lá có kích thước lớn và có răng cưa nhỏ.
  • Cây từ bi lá nhỏ: Loại này thường mọc chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ với tên gọi khác là cây lức.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Người ta thường dùng lá cây từ bi, phần ngọn non và rễ để bào chế thành dược liệu trị bệnh.
  • Thu hái: Thời điểm tốt nhất để thu hoạc cây từ bi là vào mùa xuân hoặc mùa hè vì mùa đông là lúc cây rụng lá, lụi tàn đi.
  • Sơ chế: Cây từ bi thu hoạch về rửa sạch, bào chế làm dược liệu hoặc sấy khô, phơi khô để làm thuốc.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Qua các cuộc nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã chứng minh rằng trong cây từ bi có chứa hàm lượng lớn tinh dầu với các thành phần gồm:

  • Acid palmitic
  • Acid myristic
  • Limonen
  • Bornéol
  • Camphor
  • Cinéol
  • Sesquiterpen alcol
  • Chứa nhiều chất triterpen như acid hedragonic, acid hydroxyasiatic, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic…
  • Các flavonoid như trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon,…
  • Các chất chống dị ứng như acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol
  • Vitamin C
  • Sắt
  • Lipid

Công dụng của dược liệu cây từ bi

Cây từ bi là dược liệu được sử dụng hiệu quả trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

1. Theo y học cổ truyền

Các tài liệu Đông y ghi nhận, cây từ bi có vị cay, tính ấm, vị đắng, mùi the, quy vào kinh thận. Dược liệu này có khả năng hoạt huyết, tiêu thũng, tán ứ, hạ áp, tán uất hỏa, trừ thấp… Cụ thể:

  • Phần thân và lá từ bi có khả năng chữa trị chứng cảm sốt, ra nhiều mồ hôi, ăn không tiêu bị đau bụng, sưng đau, viêm loét vết thương, phù nề, viêm xoang, kích thích thần kinh, mất ngủ.
  • Cây đại bi còn được dùng để chữa chứng phù do thận hư, viêm sỏi đường tiết niệu, cầm xuất huyết trong nội tạng và ngoài da.
  • Phần mai hoa băng phiến trong lá cây có vị đắng, tỏa hương thơm long não nồng đượm giúp tiêu đờm, phong hàn, sát trùng, cầm máu, tiêu viêm, cấm khẩu, tăng giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp…
Cây Từ Bi
Cây từ bi có vị cay, tính ấm, vị đắng, mùi the, quy vào kinh thận, có khả năng hoạt huyết, tiêu thũng, tán ứ, hạ áp, tán uất hỏa, trừ thấp…

2. Theo y học hiện đại

Qua các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho biết cây từ bi sau khi được bào chế thành thuốc đem lại nhiều công dụng như:

  • Điều trị bệnh sỏi thận
  • Điều trị các bệnh lý về dạ dày
  • Cải thiện chức năng xương khớp, nhức mỏi lưng, thấp khớp
  • Giảm đau đầu, cảm sốt
  • Chữa bệnh ho do viêm khí quản, tăng nhu động hô hấp
  • Điều trị tình trạng hôn mê, co giật,
  • Bệnh viêm sỏi đường tiết niệu
  • Chữa viêm chân răng
  • Viêm khí quản
  • Đái tháo đường

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây từ bi

Với những thành phần dược chất và đặc tính công dụng như các nghiên cứu được công bố thì việc sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh là điều hết sức bình thường. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây từ bi bạn có thể tham khảo và thực hiện:

1. Bài thuốc trị sỏi thận từ cây từ bi

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến và có rất nhiều cách để chữa khỏi bệnh như dùng thuốc Tây hoặc phẫu thuật. Trong đó, cách chữa sỏi thận bằng thuốc Nam, điển hình là cây từ bi được rất nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả cao và an toàn.

Cách thực hiện:

Cách 1: Cây từ bi + rau ngổ

Rau ngổ rất giàu vitamin khoáng chất kết hợp với cây từ bi giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh sỏi thận.

  • Chuẩn bị 20g lá từ bi, 10g rau ngổ cùng 1g hoạt thạch tán.
  • Rửa sạch hết các dược liệu đã chuẩn bị, ngâm vào thau nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Cho hết số dược liệu đã sơ chế vào ấm sắc cùng 2.5 lít nước. Đậy kín nắp và sắc khoảng 20 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc sử dụng hằng ngày.

Cách 2: Cây từ bi + rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng là vị thuốc Đông y quý khi kết hợp với lá từ bi giúp tăng cường khí huyết lưu thông, làm giảm kích thước sỏi và bổ thận, tráng dương hiệu quả.

  • Chuẩn bị 30g lá từ bi và 30g rễ đinh lăng.
  • Rửa sạch và cắt nhỏ các dược liệu, vớt ra để cho vào nước rồi sao vàng.
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 5g dược liệu cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm thành trà uống hết trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ nhanh chóng làm tan sỏi thận và tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới.
Cây Từ Bi
Lá từ bi kết hợp với lá đinh lăng là một trong những bài thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả được nhiều người biết đến và áp dụng

Cách 3: Cây từ bi + kim tiền thảo

Kim tiền thảo được xem là một trong những vị thuốc “khắc tinh” của căn bệnh sỏi thận. Các hoạt chất trong kim tiền thảo và cây từ bi có công dụng bào mòn, đào thải sỏi ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

  • Chuẩn bị 20g từ bi, 20g kim tiền thảo, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho hết dược liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi cạn xuống thì tắt bếp.
  • Rót ra chén chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng trong 2 tuần sẽ đạt được hiệu quả tố rõ rệt.

Cách 4: Kết hợp lá từ bi với nhiều dược liệu cùng lúc

Với những trường hợp bị sỏi thận nặng, kích thước sỏi quá lớn có thể áp dụng ngay bài thuốc này.

  • Chuẩn bị lá từ bi 20g, rau ngổ, trạch tả, sinh địa, hoàng kỳ và cây chó đẻ mỗi loại 10g, 1.5 hoạt thạch tán.
  • Rửa sạch hết các dược liệu đã chuẩn bị rồi cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước lọc.
  • Khi nước sôi lên và cạn xuống còn khoảng 1/2 so với ban đầu thì lọc lấy nước thuốc uống thay nước lọc hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, cây từ bi còn có thể kết hợp với rất nhiều dược liệu khác để trị bệnh sỏi thận như: bia, cám gạo, thạch xương bồ…

2. Bài thuốc chữa chứng thận yếu, thận hư

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g lá từ bi, sả, chanh mỗi loại 100g và 10g thạch xương bồ.
  • Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào nồi nấu thành cao lỏng trong ít nhất 1 tiếng.
  • Sau đó thêm vào một ít đường, khuấy đều lên cho dễ uống.
  • Mỗi lần sử dụng pha 1 thìa cà phê cao từ bi vào ly nước ấm 100ml, khuấy đều lên và uống hết ngay.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn bài thuốc này sẽ giúp cải thiện rõ rệt chức năng gan, thận.

3. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây từ bi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: lá từ bi, ngải cứu, lá sung, lá lốt mỗi loại 15g cùng 2 lát nghệ vàng.
  • Rửa sạch các dược liệu tươi, cho hết vào nồi và đun sôi trên bếp. Khi nấu nhớ đậy kín nắp.
  • Khi nước sôi già thì tắt bếp, đổ ra chậu, đợi cho bớt nóng thì ngồi vào để xông hậu môn khoảng 20 phút.
  • Sau đó, dùng khăn bông thấm khô là được. Kiên trì thực hiện cách này liên tục 2 – 3 lần/ tuần sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của búi trĩ.

4. Bài thuốc giảm đau xương khớp, chữa bong gân bằng lá từ bi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá từ bi, cây mã đề, gừng và vỏ cây gạo mỗi loại 10g.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu, để cho ráo nước rồi cho vào cối giã nhuyễn.
  • Đổ hết hỗn hợp thu được vào một chiếc khăn mỏng, hơ nóng trên lửa rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức xương khớp.
  • Sau đó, nắn xương bị bong gân về đúng vị trí và dùng nẹp cố định lại. Tuy nhiên, bước này cần được thực hiện bởi chuyên gia.
  • Sau khoảng 2 ngày nẹp cố định và tháo ra, tiếp tục đắp thuốc để giảm đau nhức hiệu quả.

5. Bài thuốc chữa sốt, cảm mạo bằng cây từ bi

Cách thực hiện:

Cách 1: Bài thuốc chườm

  • Chuẩn bị lá từ bi, lá ngải cứu và cám gạo mỗi loại một nắm cùng 200ml rượu trắng.
  • Cho hết dược liệu đã chuẩn bị vào chào sao vàng với rượu cho đến khi khô lại.
  • Trải tấm vải mỏng ra, đổ hỗn hợp thu được vào trong, buộc chặt đầu và chườm lên trán để hạ sốt.

Cách 2: Bài thuốc uống

  • Chuẩn bị lá từ bi, vỏ bưởi, cam thảo và đinh lăng dạng khô mỗi loại 20g.
  • Cho hết số dược liệu trên vào ấm và sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 5 – 7 ngày sẽ giúp giảm nhanh cơn cảm mạo, sốt.
Cây Từ Bi
Bài thuốc sắc từ lá từ bi kết hợp với cam thảo, đinh lăng, vỏ bưởi giúp làm giảm cơn sốt, cảm mạo hiệu quả

6. Bài thuốc giảm chứng căng thẳng bằng lá từ bi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: lá đại bi, hoa cúc trắng, đu đủ mỗi loại 50g cùng 100g óc heo.
  • Sơ chế, rửa sạch các nguyên liệu, cho hết dược liệu vào nồi hầm cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút, sau đó cho óc heo vào hầm đến khi nhừ thì tắt bếp.
  • Chia làm 2 phần ăn hết trong ngày, nên ăn khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ cây từ bi, rễ trinh nữ và rễ bưởi bung mỗi loại 20g, cam thảo dây và củ đinh lăng mỗi loại 10g.
  • Sau khi rửa sạch các dược liệu, cho vào nồi sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Khuyến khích bạn nên áp dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt kết quả tốt nhất.

8. Bài thuốc chữa bệnh viêm khí quản

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g lá đại bi già, 3g gừng tươi, 50g thịt heo xay nhuyễn và 2 nắm gạo.
  • Gạo vo sạch, hầm cho chín nhừ, thịt heo ướp gừng và các gia vị thông thường xào lên cùng lá đại bi già.
  • Sau đó, đổ hỗn hợp thịt và lá đại bi vào nồi cháo, đun sôi lên và nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
  • Nên ăn khi đang đói, ngày ăn 3 lần liên tục trong vòng 3 ngày và ăn khi còn nóng để đạt kết quả tốt nhất.

9. Bài thuốc trị gai cột sống 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá từ bi tươi, rửa sạch và để ráo.
  • Sau đó đem đi gãi nhuyễn cùng một ít muối hạt, cho vào một ít bia và vắt lấy nước uống.
  • Uống nước này 2 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng gai cột sống.

10. Bài thuốc chữa viêm mũi, viêm họng, ho

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cây từ bi, hoa ngũ sắc tím, lá cúc tần và cây cỏ xước với liều lượng bằng nhau.
  • Cho vào nồi sắc cùng một ít nước, lọc lấy nước thuốc cho trẻ uống hết để cải thiện các triệu chứng viêm họng, viêm mũi, ho.

11. Chữa chứng lao lực đến mức thổ huyết

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cây từ bi (bao gồm cả lá, thân và rễ), 20g cua đồng chỉ lấy phần thịt cua.
  • Cây từ bi giã nhuyễn trộn cùng thịt cua với 30ml nước, vắt lấy nước cốt. Cho vào chén nước nửa thìa cà phê muối, khuấy đều lên và uống 3 lần/ ngày.
  • Áp dụng kiên trì liên tục trong vòng 5 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh.

12. Bài thuốc chữa hen suyễn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bó lá từ bi bao gồm cả phần ngọn, lá già, lá non, rửa sạch và giã nhuyễn, pha với nước vắt lấy nước cốt.
  • Uống nước cốt lá từ bi liên tục trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Một số lưu ý khi sử dụng cây từ bi để chữa bệnh

Có thể thấy, cây từ bi có rất nhiều công dụng chữa bệnh và sở hữu nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này từ các bài thuốc thì trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Cây Từ Bi
Cây từ bi có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhưng cần chú ý về liều dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Cây từ bi là dược liệu thuốc Nam nên kết quả trị bệnh thường đến khá chậm, không nhanh bằng thuốc Tây nhưng lại khá an toàn. Về mặt công hiệu thì tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh nặng nhẹ của từng người mà hiệu quả của các bài thuốc sẽ phát huy nhanh hoặc chậm.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng quá mức các bài thuốc trên để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Đối với điều trị bệnh sỏi thận bằng cây từ bi, trước hết người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra kích thước sỏi ở mức nào và tham vấn ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
  • Đối với các bài thuốc sắc chữa bệnh xương khớp cần chú ý không uống thuốc thay thế cho nước lọc hằng ngày.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh trong quá trình dùng các bài thuốc từ bi để trị bệnh. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi lành mạnh.
  • Những nhóm đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, người dễ bị dị ứng với các thành phần dược chất trong cây từ bi cần chú ý tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng.

Hy vọng những thông tin tổng quan về cây từ bi trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức mới và kinh nghiệm chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, dù có hiệu quả đến đâu thì mức độ chữa bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh. Vì vậy, hãy thăm khám tại bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng bất thường để được tư vấn cách sử dụng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...