Cây Mã Đề: Mô Tả Đặc Điểm, Tác Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc

Cây mã đề là loại thảo dược được có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chữa ho, một số bệnh lý về thận, đường tiết niệu… Cùng tìm hiểu chi tiết những đặc điểm và cách sử dụng dược liệu này trong bài viết dưới đây. 

Cây mã đề
Cây mã đề – Dược liệu Đông y tốt cho sức khỏe, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, trị ho, bệnh thận…

Tổng quan về cây mã đề

  • Tên gọi khác: mã tiền á, bông mã đề, xa tiền thảo, rau mã đề, nhả én, xa tiền tử…
  • Tên khoa học: Plantago asiatica L
  • Họ: Plantaginaceae

1. Đặc điểm và hình dạng nhận biết

Cây mã đề là một trong những loại thực vật mọc tự nhiên quen thuộc với nhiuề người. Và để nhận biết chúng trong tự nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:

  • Lá mã đề thường mọc từ gốc, mọc riêng lẻ, lá mọc ở phần đầu và phần cuống dài. Phiến lá có hình như quả trứng hoặc cái thìa, rộng từ 6 – 10cm, bề mặt trơn nhẵn và nổi gân chạy dọc theo sống lá. Mỗi cây thường có từ 20 – 30 lá.
  • Hoa mã đề thường mọc sát nhau trên cùng một thân dài thẳng đứng khoảng 20 – 25cm. Loại hoa này là hoa lưỡng tính, nằm xếp chéo nhau và thường có 4 đài lá ở gốc hoa.
  • Quả mã đề có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen nâu bóng trong quả lớn hình hộp, có khoảng 8 – 20 hạt tùy kích thước của quả.

Một số hình ảnh cây mã đề trong tự nhiên:

Cây mã đề
Lá mã đề mọc từ gốc, cuống dài và trên lá có gân chạy dọc theo sống lá
Cây mã đề
Hoa mã đề thường mọc sát nhau trên thân thẳng đứng
Cây mã đề
Quả mã đề có chứa nhiều hạt nhỏ, màu đen trơn bóng và có thể dùng để làm thuốc

2. Phân bố và phân loại

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại thực vật này ở rất nhiều nơi trong tự nhiên, chúng thường mọc hoang ở các khu vực ẩm ướt, vùng đất mềm hoặc sống dưới nước. Loại cây này có thể mọc ở khắp mọi nơi, dễ sinh trưởng và phát triển vì bản chất của chúng là cỏ dại, thích ứng được với mọi điều kiện thời tiết. Ngoài một số quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…, cây mã đề cũng có thể được tìm thấy tại nhiều quốc gia khác tại châu Úc, châu Mỹ, New Zealand.

Về phân loại, dựa vào đặc điểm sinh trưởng và mục đích sử dụng mà các nhà khoa học phân chia thảo dược này thành 2 loại là mã đề khô và mã đề nước. Để phân biệt chúng dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Mã đề khô: Loại thực vật này thường mọc và sinh trưởng ở những vùng có điều kiện đất đai khô cằn, nhờ đó chúng có khả năng chịu hạn tốt. Loại này thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, bệnh nhiệt miệng…
  • Mã đề nước: Loại này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây hẹ nước hoặc cây vợi, chúng thường mọc thủy sinh ở những nơi ao hồ, sông suối, rễ mọc trong bùn. Thân của mã đề nước rất ngắn, gần như không thấy thân, lá hình bầu dục, mềm, mọc thành từng cụm, hoa mọc trên cuống dài, có nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là màu tím nhạt hoặc trắng đục. Loại này thường được dùng để chế biến món ăn và làm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như béo phì, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tăng huyết áp…, thậm chí khi kết hợp với một số dược liệu khác còn giúp làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, long đờm…

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Mọi bộ phận của cây gồm thân, hoa, lá và cả quả mã đề (trừ rễ) cũng có thể được tận dụng để làm thuốc trị bệnh.
  • Thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch mã đề là mùa thu (tháng 7 – 8), vì đây là lúc cây phát triển khỏe mạnh nhất, xanh tươi và quả cũng bắt đầu chín.
  • Sơ chế: Cây mã đề sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, loại bỏ đất cát, bụi bẩn và phơi khô. Riêng phần quả thì đập ra để lấy hạt, sau đó tiến hành sấy khô đem đi bảo quản. Ngoài ra, cây mã đề cũng có thể được sử dụng cho hiệu quả tốt khi còn tươi, tùy theo nhu cầu sử dụng của từng người.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, tránh mối mọt, côn trùng.

4. Thành phần hóa học

Trong lá mã đề có chứa nhiều thành phần hoạt chất như:

  • 2-3% Iridoid glycoside (aucubin, catalpol)
  • 2-6,5% chất nhầy; flavonoid (apigenin, luteolin)
  • 1% axit silicic
  • 6,5% tanin
  • Axit oleanilic
  • Axit thực vật
  • Axit chlorogenic
  • Vitamin (A, C và K).
  • Khoáng chất (kẽm, kali, sắt)
  • Phenylethanoid (acteoside)

Ngoài phần lá cây chứa nhiều hoạt chất thì những bộ phận khác cũng sở hữu nhiều dược chất quý khác, đặc biệt là Glucozit, chất nhầy, nhiều loại vitamin quan trọng cho sức khỏe.

Công dụng của cây mã đề

Theo y học cổ truyền

Trong các tài liệu Đông y, cây mã đề có tính hàn, vị ngọt thanh và được quy vào kinh Can, Thận và Bàng quang. Nhờ đó có khả năng lợi tiểu, tiêu phù và thanh nhiệt giải độc tốt. Chính vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng khá phổ biến trong một số bài thuốc Đông y như: trị các bệnh về đường hô hấp, trừ ho tiêu đờm, điều chỉnh hơi thở, chữa bệnh huyết áp…

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng trong cây mã đề có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh tốt cho con người. Điển hình như:

  • Điều trị các bệnh lý đường hô hấp:

Đây là một trong những lợi ích phổ biến nhất của loại dược liệu này, hỗ trợ sức khỏe của phổi nhờ một số chất nhầy giúp làm ẩm và bao phủ bảo vệ đường hô hấp, giảm kích ứng ho khan.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy trong mã đề còn có chứa thành phần pectin và glycerol giúp làm dịu phổi, kích thích cơ thể sản xuất nhiều chất nhờn hơn để giảm bớt khó chịu, chống lại bệnh viêm phế quản mãn tính, tăng cường hệ thống miễn dịch loại bỏ nhiễm trùng.

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, trong mã đề có chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C có khả năng nâng cao hệ miễn dịch, cùng hoạt chất tanin giúp chống nhiễm trùng, tiêu viêm bằng cách hút hết chất dinh dưỡng đang nuôi vi khuẩn.

Ngoài ra, không thể không kể đến Plantain – là hợp chất plants majonoside có cấu trúc tương tự như Echinacea, echinacoside – chất đã được chứng minh là có khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch.

Cây mã đề
Dược liệu mã đề được nghiên cứu cho thấy sở hữu nhiều hoạt chất tự nhiên quý chữa bệnh công hiệu, ứng dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại
  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa:

Như đã biết, trong cây mã đề có chứa hàm lượng chất nhầy cao giúp làm ẩm, hấp thụ mọi chất độc trong ruột thải ra ngoài qua đường đại tiện, khi kết hợp với đặc tính chống viêm tự nhiên sẽ càng làm tăng khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa. Không những vậy, chất nhầy còn góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ vận chuyển của ruột thông qua việc hấp thụ nước, làm mềm và phòng phân, dễ đi đại tiện hơn.

Cuối cùng là với đặc tính làm se sẵn có trong dược liệu giúp điều trị hiệu quả một số vấn đề khác về đường ruột như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, tiêu chảy, cân bằng lượng axit dịch vị…

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng mãn tính:

Nhiều nghiên cứu về cây mã đề và ứng dụng loại dược liệu này để bào chế các loại thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính, viêm đại tràng mãn tính, viêm ruột… hiệu quả. Với đặc tính xoa dịu, giảm đau, hỗ trợ phục hồi lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc đang bị bào mòn và tổn thương, ngăn chặn viêm loét.

Trong trường hợp viêm đại tràng mãn tính đã gây ra vết loét thì hàm lượng tanin trong mã đề sẽ hỗ trợ chống lại sự tiến triển nặng hơn, kích thích phục hồi nhanh khi kết hợp với các protein tạo thành liên kết ngang, đóng vết thương và hình thành hàng rào bảo vệ bên ngoài. Không những vậy, một số hoạt chất như flavonoid và iridoid trong cây mã đề còn có khả năng chống co thắt mạnh, từ đó làm giảm các cơn đau dạ dày bộc phát.

  • Cải thiện, tăng cường sức khỏe cho làn da:

Đối với một số vấn đề về da như xuất hiện vết thương, bầm tím, chảy máu do côn trùng cắn, va chạm mạnh… đều có thể sử dụng mã đề để xử lý. Bên cạnh đó, các dược chất trong mã đề còn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, khử trùng vết thương, đặc biệt nó có thể hút các chất độc do côn trùng cắn.

Không những vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy trong cây mã đề có chứa hoạt chất allantoin có khả năng làm dịu da, kích thích sự phát triển của các tế bào sống. Chính vì vậy, loại thảo dược này được bào chế và sử dụng làm chất bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, giảm thâm, trị mụn và giúp làn da luôn trắng sáng, khỏe mạnh.

  • Chữa trị suy thận, sỏi thận

Trong mã đề có chứa nhiều hoạt chất thiếu yếu có khả năng cải thiện chứng các triệu chứng bệnh sỏi thận, suy thận, phục hồi chức năng thận. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu của bệnh, nếu chưa quá nghiêm trọng có thể áp dụng các bài thuốc từ mã đề để ngăn chặn diễn tiến nặng nề, giảm đau nhức hiệu quả, giảm thiểu tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc Tây.

  • Hỗ trợ điều trị ung thư

Trong thân mã đề có chứa hàm lượng cao hoạt chất aucubin – một loại glucozit cực kỳ tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt nó có khả năng tìm đến tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, các hoạt chất khác như beta carotene, axit oleanolic, vitamin K và C, canxi… cũng có khả năng hỗ trợ đẩy lùi ung thư, tăng cường thị lực hiệu quả.

Gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề hiệu quả

Với những đặc tính công dụng đã được nghiên cứu như vừa kể trên thì việc dược liệu này xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh Đông y là điều không có gì bất ngờ. Sau đây là một số bài thuốc sử dụng mã đề để chữa bệnh đem lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng như:

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cây mã đề, kim tiền thảo, như tinh thảo mỗi loại 30g.
  • Rửa sạch, ngâm nước muối rồi cho hết vào ấm sắc cùng 700ml nước.
  • Đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút, kiểm tra thấy nước ngả sang màu đậm, các thảo dược mềm nhũn ra thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén chia làm 2 phần uống hết sau mỗi bữa ăn.

2. Bài thuốc tiêu đờm, trị ho

Cách thực hiện

Cách 1: 

  • Chuẩn bị 1 nắm mã đề khô hoặc mã đề tươi mua về tiến hành sơ chế rửa sạch, phơi khô để sử dụng.
  • Cho dược liệu vào ấm, đổ vào 600ml nước sắc khoảng 25 phút trên lửa nhỏ rồi tắt bếp.
  • Lọc lấ phần nước thuốc, bỏ bã và sử dụng hết trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng, không nên để qua đêm.

Cách 2

  • Chuẩn bị khoảng 10g phần thân mã đề cùng cam thảo và cát cánh mỗi loại 2g.
  • Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 600ml nước. Nhớ đậy nắp và chỉnh lửa nhỏ.
  • Khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chia nước thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

3. Bài thuốc điều trị chứng phù thũng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 30g mã đề, 15g đại phúc bì, 20g vỏ bí xanh và 20g phục linh bì,
  • Rửa sạch hết các dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp, rót ra chén và uống hết trong ngày.
Cây mã đề
Đối với những người bị phù thũng có thể kết hợp mã đề với đại phúc bì, phục linh bì, vỏ bí xanh sắc lấy uống hằng ngày

4. Bài thuốc trị bệnh viêm bàng quang mã đề 

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g mã đề khô.
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước trong vòng 30 phút cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 400ml thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén, chia làm 3 phần và uống hết trong ngày. Kiên trì mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách 2:

  • Chuẩn bị các dược liệu sau đây: mã đề, hoàng liên, phục linh, hoàng bá và rễ cỏ tranh mỗi loại 12g, hoạt trạch, bán hạ chế, mộc thông và trư kinh mỗi loại 8g.
  • Rửa sạch các dược liệu, ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Sắc các dược liệu này cùng 700ml nước, đun cho đến khi nước cạn xuống còn 300ml thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chia làm 3 phần uống sau mỗi bữa ăn.

5. Bài thuốc trị vết côn trùng cắn

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá mã đề, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng.
  • Sau khi lá ráo nước thì cho vào cối giã nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da bị côn trùng cắn hay mọc mụn bằng dung dịch vệ sinh thông thường.
  • Đắp hỗn hợp lá mã đề lên trên vết thương, dùng băng gạc quấn lại đợi khoảng 30 phút thì gỡ ra rửa lại bằng nước sạch.
  • Sau đó có thể bôi kem dưỡng ẩm lên nếu có.

6. Bài thuốc chữa rắn cắn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm ngọn mã đề tươi, rửa thật sạch.
  • Người bị rắn cắn ngai kỹ phần ngọn này và nuốt lấy nước cốt.
  • Còn phần bã lấy ra để đắp lên vết thương bị rắn cắn, đợi khoảng 30 phút sau thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách không có đủ điều kiện. Ngay sau đó, người bệnh phải được đưa đến bệnh viện xử lý và điều trị kịp thời để tránh những chuyển biến nghiêm trọng hơn.

7. Bài thuốc sử dụng cây mã đề trị nám

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 20g cây mã đề rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng cho sạch.
  • Sắc dược liệu cùng 400ml nước khoảng 20 phút, khi nước cô đặc lại còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc, bỏ bã uống hết trong ngày.

8. Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một số loại dược liệu gồm: cây mã đề, xa tiền tử, cù mạch, biển súc, mộc thông, chi tử mỗi loại 10g, 20g hoạt thạch, 3g cam thảo, 6g đại hoàng, 2g đăng tâm cùng một số loại khác như cây cối xay, cây râu mèo, rễ cỏ tranh.
  • Sau khi sơ chế xong các dược liệu cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà liều lượng thuốc sẽ khác nhau.

9. Bài thuốc trị tiêu chảy

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị mã đề, xa tiền tử, trư linh, bạch phục linh, đảng sâm và hương nhu mỗi loại 12g cùng 2g đăng tâm.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước thuốc uống hằng ngày.

10. Bài thuốc chữa trị chứng đau mắt đỏ do bị can nhiệt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các vị thuốc khô gồm: mã đề, mật mông hoa, xa tiền tử, long đởm thao, hoàng cầm, khương hoạt, thảo quyết minh và cúc hoa với liều bằng nhau.
  • Tán tất cả thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh sử dụng dần.
  • Mỗi lần dùng tối đa 10g hòa vào ly nuốc ấm 100ml uống hết một lần.
Cây mã đề
Cây mã đề kết hợp với một số dược liệu khác giúp trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả và an toàn

11. Bài thuốc chữa bệnh viêm cầu thận

Cách thực hiện:

Cách 1: Đối với bệnh cấp tính

  • Chuẩn bị 16g cây mã đề, bạch truật và đại táo mỗi loại 12g, quế chi, cam thảo và gừng gió mỗi loại 6g cùng 8g mộc thông.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc này với lượng nước phù hợp uống sau mỗi bữa ăn.
  • Lưu ý chỉ dùng tối đa 1 thang/ ngày, nếu muốn tăng liều phải tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Cách 2: Đối với bệnh mãn tính

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm cây mã đề, hoàng bá, hoàng liên, rễ cỏ tranh, phục linh mỗi loại 12g, bán hạ chế, trư linh, hoạt thạch và mộc thông mỗi thứ 8g.
  • Sắc tất cả các dược liệu lấy nước thuốc uống hằng ngày.

12. Bài thuốc trị nổi mụn nhọt, nóng gan mật

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da nổi mụn nhọt đang bị sưng đau. Kiên trì thực hiện ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng cải thiện triệu chứng.
  • Cách 2: Dùng lá mã đề tươi rửa sạch xào chung với gan heo, nêm nếm cho vừa ăn rồi ăn cùng cơm trắng. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

13. Bài thuốc trị chứng chảy máu cam từ cây mã đề

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá mã đề tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, hòa vào ly nước ấm và uống hết một lần.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp uống nước cốt với mẹo đắp bã lá mã đề lên trán, thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.

14. Bài thuốc chữa trị chứng rụng tóc

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá mã đề khô, đốt lên rồi trộn cùng với giấm đen.
  • Đậy kín lại ủ khoảng 1 tuần rồi thoa lên da đầu, massage 15 phút để thẩm thấu sâu vào chân tóc.
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi tình trạng rụng tóc được cải thiện.

15. Bài thuốc trị bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ

Cách thực hiện:

  • Dùng lá mã đề tươi, rửa sạch, cắt khúc rồi nấu cùng với giò heo đã hầm trước.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì cho trẻ ăn.
  • Đây được xem là bài thuốc bổ tốt cho sức khỏe và giúp trị rất nhiều bệnh ở trẻ.

16. Bài thuốc trị mụn hiệu quả từ mã đề

Các chuyên gia cho biết kết hợp bài thuốc đắp với bài thuốc uống sẽ tăng khả năng loại bỏ các nốt mụn viêm, ức chế hình thành mụn thông qua cơ chế thanh lọc các chất độc hại, tăng cường hệ miễn dịch cho da.

Cách thực hiện:

Cách 1: Bài thuốc đắp 

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá mã đề, rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát đều được.
  • Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt, thấm khô rồi đắp hỗn hợp này lên mặt.
  • Massage nhẹ nhàng, đặc biệt tại những vùng bị mụn để tinh chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong lỗ chân lông.
  • Đợi khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Đợi thêm 5 – 10 phút sau có thể bôi thuốc trị mụn hoặc kem dưỡng ẩm (nếu có).

Cách 2: Bài thuốc uống

  • Chuẩn bị khoảng 500g cây mã đề bao gồm cả phần rễ, thân, lá, hạt.
  • Rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước.
  • Khi nước ngả màu và cạn xuống bớt thì tắt bếp.
  • Rót ra ly uống hết trong ngày, lưu ý nên uống sau mỗi bữa ăn và không uống vào ban đêm.
Cây mã đề
Nước trà từ mã đề giúp tăng cường sức đề kháng và điều trị mụn cực kỳ hiệu quả

17. Bài thuốc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm mã đề, lá mơ, chi tử mỗi loại 20g cùng 40g nhân trần loại khô.
  • Cho hết số dược liệu này vào ấm trà, đổ nước sôi vào, đậy kín nắp bà hãm trong vòng 30 phút là có thể rót ra thưởng thức.
  • Mỗi ngày 1 ly trà này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn hộ trợ trị mụn cực kỳ tốt.
  • Kiên trì uống 3 – 4 ngày/ tuần và lưu ý không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

18. Bài thuốc lợi tiểu bằng mã đề

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g hạt mã đề và 2g cam thảo, rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc cùng 600ml nước cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Rót ra chén, chia làm 3 phần bằng nhau đợi cho nguội bớt thì uống hết trong ngày.

19. Bài thuốc giảm ngứa, đau nhức bộ phận sinh dục

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá mã đề tươi, ngâm nước muối cho sạch hoàn toàn rồi đem đi nấu sôi lên.
  • Khi nước ngả màu đổ ra thau, hòa thêm một ít nước lạnh cho ấm rồi rửa bộ phận sinh dục.
  • Kiên trì thực hiện hằng ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau nhức hiệu quả.

20. Bài thuốc trị bệnh viêm gan

Cách thực hiện

  • Đối với bệnh viêm gan cấp tính: Chuẩn bị mã đề và hạ khô thảo mỗi loại 20g, 40g nhân trần, 16g đại phúc bì và 12g đẳng sâm. Sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày, tối đa 1 thang/ ngày.
  • Đối với bệnh viêm gan mãn tính: Chuẩn bị mã đề, bạch truật, trạch tả mỗi thứ 12g, 20g nhân trần, 8g trư linh, còn ý dĩ và đẳng sâm mỗi loại 16g. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc để uống.

Một số lưu ý cần biết khi chữa bệnh bằng cây mã đề

  • Chống chỉ định hoặc cần cân nhắc trước khi sử dụng đối với một số đối tượng như: phụ nữ mang thai, người già bị thận yếu, thường xuyên tiểu nhiều về đêm, người bị thận hư, thấp nhiệt, dương khí hạ giáng, táo bón, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi…
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây mã đề trị bệnh cần kiêng cữ như sau: không nên ăn thức ăn cay nóng, các loại gia vị,  không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia…
  • Tuân thủ liều dùng tham khảo trong bài viết hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia để tránh dùng quá liều gây hại cho sức khỏe.
Cây mã đề
Cần cân nhắc sử dụng đối với những đối tượng gồm phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, người già bị thận yếu…

Trên đây là một số thông tin tổng quan về dược liệu cây mã đề và cách sử dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm Đông y. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quý bạn đọc cần thăm khám và tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, chuyên gia, không nên tự ý sử dụng hay kết hợp tùy tiện các dược liệu để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...