Cây Cối Xay

Cây cối xay là thảo dược quen thuộc, được dùng làm thuốc điều trị các bệnh lý về xương khớp, bệnh trĩ,… Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, dễ tìm kiếm và thu hái. Tìm hiểu thông tin về dược liệu qua bài viết dưới đây.

Dược liệu – Cây cối xay

Cây cối xay là cây thảo dược mọc hoang, được tìm hái giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài tên gọi là cây cối xay, nhiều người còn gọi dược liệu là cây dằng xay, kim hoa thảo, quỳnh ma, ma mãnh thảo,…

Dược liệu - Cây cối xay
Cây cối xay mọc hoang ở nhiều nơi là vị thuốc được dùng điều trị nhiều bệnh lý

Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon Indicum, thuộc họ Bông hay còn gọi là Cẩm quỳ, danh pháp là Malvaceae.

Đặc điểm thực vật

Dược liệu có các đặc điểm nhận diện như sau:

  • Cây mọc thành bụi nhỏ, sống lâu năm. Cây khi trưởng thành cao từ 1 – 1,5 mét. Toàn thân cây có lớp lông măng mỏng.
  • Lá cây cối xay mọc so le, hình dạng tương tự như hình trái tim, lá có màu xanh lục. Nếu quan sát phần rìa lá kĩ hơn sẽ nhận thấy xung quanh có khía răng mỏng. Lá có cuống dài, khi trưởng thành, cuống lá dài từ 3 – 5cm.
  • Hoa của dược liệu có màu vàng nhạt, mọc đơn độc xen kẽ giữa các tán lá. Thời gian cây ra hoa thường vào tháng 2, đến tháng 4 thì hoa tàn.
  • Quả dược liệu có màu xanh, mỗi quả có khoảng 20 lá noãn dính vào nhau, hình dạng như cối xay. Cũng chính vì đặc điểm này mà người ta gọi nó là cây cối xay. Trong mỗi noãn lá sẽ có chứa 3 hạt nhẵn màu đen nhạt. Thời gian đậu quả thường vào tháng 4 đến tháng 6.

Phân bố

Cây dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi tại nước ta. Có thể tìm thấy cây cối xay ở các cánh đồng, bãi cỏ, đất hoang, ven đường, sườn đồi,… Với nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng nhiều, hiện nay cây cối xay đang được nhân giống và nuôi trồng tại các trung tâm dược liệu trong nước.

Thu hái và bào chế

Thảo dược có thể sử dụng được toàn bộ các bộ phận như lá, thân cây, vỏ cây, rễ, quả. Thu hoạch quả vào khoảng tháng 5, các bộ phận khác tốt nhất là vào tháng 2 – tháng 4, tuy nhiên cũng có thể thu hái quanh năm.

Sau khi thu hái, cây dược liệu được rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó cắt đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô cây cối xay để bảo quản sử dụng dần, phơi khô trong bóng râm. Ngoài ra, nhiều người còn sấy khô rồi tán dược liệu thành bột mịn để sử dụng.

Dược liệu - Cây cối xay
Thu hái cây cối xây bào chế bảo quản sử dụng

Bảo quản cây cối xay khô trong túi kín, tránh ẩm mốc. Để dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, để xa tầm với của trẻ em.

Thành phần hóa học

Tinh dầu chiết xuất từ cây cối xay chứa các chất hóa học như Alemen, B-pinen, Borneol, Caryophyllen Oxyd, Cineol, Geraniol,…

Trong hạt của dược liệu chứa các chất như Raffinose 1,6%, dầu nửa khô 4,21%, Slaf Glycerid, Oleic, Palmitic Stearic.

Lá cây chứa Asparagin, ngoài ra trong rễ cây chứa dầu béo dồi dào.

Tính vị

Theo Đông y, cây cối xay có tính bình, vị hơi ngọt.

Cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng dược liệu như sau:

  • Lá tươi giã nát dùng đắp ngoài da điều trị các vấn đề da liễu như mụn nhọt, ngứa ngáy,…
  • Rễ, lá cây cối xay khô được dùng làm dược liệu sắc nấu nước uống.

Sử dụng mỗi ngày 10 – 15g dược liệu dạng sắc nước uống. Riêng cách bôi ngoài da dùng lượng vừa đủ, không quá dày.

Tác dụng của cây cối xay với sức khỏe

Cây cối xay chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Từ xưa, dược liệu đã được ông bà ta sử dụng làm thuốc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Các tác dụng của cây cối xây được ghi nhận như sau:

Theo Y học cổ truyền

Như đã đề cập, Đông y ghi chép cây cối xay có tính bình, vị hơi ngọt, mát. Do đó, dược liệu mang lại tác dụng giải độc cho cơ thể, thanh nhiệt, lọc máu, hoạt huyết, khai khiếu,… Phần vỏ cây tốt cho người gặp vấn đề về tiểu tiện, lá cây có tác dụng làm dịu kích thích, bên cạnh đó rễ cây giúp kháng viêm, hạ sốt.

Sử dụng cây cối xay cho đối tượng bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, dùng cho người bệnh trĩ, người bị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, dược liệu còn có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, giúp giải độc gan, thận, thanh nhiệt.

Tác dụng của cây cối xay với sức khỏe
Dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Theo Y học hiện đại

Y học hiện đại tìm ra trong loại dược liệu này chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, dược liệu có tác dụng như một vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh về thận, giúp giảm ù tai, phù thũng, đặc biệt còn hiệu quả đối với bệnh về gan, thận.

Chính vì các lợi ích kể trên, hiện nay, cây cối xay càng được nhiều người biết đến. Sử dụng đúng cách, đúng bệnh giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng chuyển biến xấu ảnh hưởng sức khỏe. Người bệnh có thể thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cối xay

Có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây cối xay, bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:

1. Bài thuốc trị mụn nhọt

Chuẩn bị: 150g lá cối xay tươi.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá dược liệu, để ráo nước rồi giã nát.
  • Sau đó cho lá đã giã vào trong một miếng vải sạch, mỏng.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị, lau khô rồi chườm trực tiếp lá cây cối xay lên trên.
  • Lưu lại 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại da, thấm khô nhẹ nhàng.
  • Áp dụng cách làm mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần tình trạng mụn nhọt có dấu hiệu cải thiện đáng kể.

2. Bài thuốc chữa ù tai

Chuẩn bị: 60g toàn thân cối xay tươi, thịt heo.

Thực hiện:

  • Rửa sạchUch nguyên liệu, cắt đoạn cây cối xay và thịt heo bằm nhuyễn.
  • Nấu canh cối xay với thịt heo ăn cùng với cơm nóng giúp giảm ù tai, cải thiện thính lực.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cối xay với mộc hương, vọng giang nam hầm đuôi heo, ăn chữa đai tai, điếc tai.

3. Bài thuốc trị sỏi thận

Chuẩn bị: Hoa, lá, quả cây cối xay.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch, sau đó cắt nhỏ, phơi khô rồi sao vàng.
  • Mỗi lần dùng khoảng 2 nắm thuốc nấu với 1,5 nước.
  • Đun trong khoảng 20 phút đến khi nước cạn còn khoảng 700ml.
  • Chắt lấy nước uống mỗi ngày, kiên trì khoảng 2 tháng để giảm triệu chứng sỏi thận.

4. Bài thuốc hỗ trợ chữa trĩ

Chuẩn bị: 200g rễ cây cối xay.

Thực hiện:

  • Dùng rễ cây rửa sạch sau đó nấu cùng với 1 lít nước trong 15 – 20 phút. Chắt nước uống khi còn ấm.
  • Ngoài ra bạn có thể đun rễ cây lấy nước xông hơi mỗi ngày để giảm triệu chứng trĩ khó chịu.

5. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Để tăng hiệu quả chữa đau nhức xương khớp, người bệnh kết hợp thêm vào bài thuốc các dược liệu khác cùng với cây cối xay.

Chuẩn bị: 5g mỗi vị cây cối xay, rễ cây xấu hổ, 3g mỗi vị rau muống biển, lá lốt, lá lạc tiên, rễ cỏ xước.

Thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó thái khúc, sao vàng hoặc phơi khô.
  • Tiếp đến cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 1 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 500ml.
  • Chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày, dùng trong khoảng 30 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Bài thuốc lợi tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Chuẩn bị: 30g thân cây cối xay khô, 20g mỗi vị gồm bông mã đề, rễ cỏ tranh, 8g cổ mần trầu, 12g mỗi vị râu ngô, rau má.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi nấu cùng với 650ml nước.
  • Đun trên lửa vừa đến khi nước cạn còn 250ml nước thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc dùng mỗi ngày 2 lần, sử dụng trước khi ăn 15 – 20 phút.
  • Kiên trì sử dụng sau khoảng 2 tuần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

7. Bài thuốc chữa vàng da do viêm gan

Chuẩn bị: 30g cây cối xây kết hợp với 30g nhân trần.

Thực hiện: Dùng dược liệu sắc lấy nước uống thay trà. Dùng trong khoảng 30 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

8. Bài thuốc chữa phù thũng

Chuẩn bị: 8g lá cối xay, 12g rễ thóc lép.

Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó nấu cùng với 300ml nước, đến khi cạn còn một nửa, chắt lấy nước thuốc uống ngày 3 lần.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp 30g lá cối xay với 16g ích mẫu, nấu tương tự lấy nước thuốc uống 3 lần trong ngày.

9. Bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ

Chuẩn bị: Hạt cối xay.

Thực hiện:

  • Dùng hạt dược liệu sao vàng để nghiền thành bột.
  • Mỗi lần dùng khoảng 3g bột cùng với mật ong, dùng trước khi ăn.
  • Ngày sử dụng 3 lần đến khi tình trạng kiết lỵ cải thiện.

Lưu ý khi dùng cây cối xây chữa bệnh

Cây cối xay được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý từ vấn đề tiêu hóa, đường ruột đến bệnh xương khớp, bệnh ngoài da. Tuy nhiên trước khi dùng vị thuốc này, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn. Một số lưu ý khi dùng cây cối xay chữa bệnh như sau:

Lưu ý khi dùng cây cối xây chữa bệnh
Sử dụng đúng liều dùng, đúng bệnh giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện sức khỏe
  • Dựa vào mức độ bệnh lý của mỗi người mà liều dùng cây cối xay làm thuốc sẽ khác nhau. Ngoài ra, tùy theo cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nhanh hay chậm, người bệnh nên kiên trì sử dụng.
  • Không nên uống quá nhiều nước nấu từ dược liệu, trong ngày uống dưới 2 lít nước nấu từ cối xay. Trường hợp lạm dụng có thể phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn khác.
  • Không sử dụng dược liệu cho đối tượng phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, không dùng cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, không sử dụng dược vị cho người bị tiêu chảy, đang mất nước.
  • Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên thông báo để được bác sĩ, thầy thuốc hướng dẫn các khắc phục phù hợp.
  • Không tự ý kết hợp dược liệu với các thuốc hoặc thảo dược khác để phòng tránh gặp phải các tương tác thuốc nguy hại.
  • Tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng. Thăm khám định kỳ để theo dõi tiến độ phục hồi sức khỏe.
  • Kết hợp dùng dược liệu và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, loại bỏ các thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, ngủ đủ, hạn chế thức khuya, kết hợp vận động thể thao để nâng cao đề kháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây cối xay và các bài thuốc từ dược liệu này, bạn đọc có thể tham khảo. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, trước khi dùng người bệnh nên thăm khám và nhờ người có chuyên môn tư vấn điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979 509 155

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...