Cây Bồ Công Anh: Tác Dụng và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu

Cây bồ công anh là một trong những vị thuốc quý xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ gia truyền dùng để chữa một số bệnh như tiêu độc, viêm phổi, viêm loét dạ dày, bị tắc tia sữa… Vậy tác dụng của loại dược liệu này là gì và có những bài thuốc chữa bệnh nào hay, hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Cây bồ công anh
Cây bồ công anh là một trong những vị thuốc quý xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ gia truyền

Tổng quan về cây bồ công anh

  • Tên gọi khác: rau diếp hoang, cây bồ cóc, cây diếp trời, cây mũi mác,
  • Tên khoa học: Lactuca indica L.
  • Chi: Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg
  • Họ: Họ Cúc – Asteraceae

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

  • Cây bồ công anh có chiều cao trung bình từ 0.6 – 1m, thân thẳng, cây thường mọc đơn hoặc chẻ nhánh ở phần thân trên.
  • Lá thường có chiều dài 30cm, chiều rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa.
  • Thân cây và lá có chứa dịch mủ màu trắng đục như sữa.
  • Hoa bồ công anh có màu vàng tươi, mọc đơn lẻ ở đầu cành, quả có màu nâu đen hình bầu dục.

Một số hình ảnh của cây bồ công anh

Cây bồ công anh
Cây bồ công anh thân thẳng, có chiều cao trung bình từ 0.6 – 1m
Cây bồ công anh
Hoa bồ công anh có màu vàng tươi, mọc đơn lẻ ở đầu cành
Cây bồ công anh
Lá bồ công anh có răng cưa, bên trong có chứa dịch mủ trắng

2. Phân bố và phân loại

Cây bồ công anh chủ yếu mọc hoang ở nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các vùng ấm châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam… Tại nước ta, bồ công anh phân bố chủ yếu ở các miền Bắc hoặc những nơi có không khí lạnh, đất ẩm ướt, bãi sông, ven đường.

Theo các tài liệu khoa học, cây bồ công anh được chia làm 3 loại chính là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc và cây chỉ thiên. Cụ thể từng loại như sau:

  • Cây bồ công anh Việt Nam còn được gọi là diếp dại, diếp hoang, mũi mác, mót mét, cây bồ cóc, rau mũi cày…
  • Cây bồ công anh Trung Quốc còn có tên gọi khác là bồ công anh lùn, tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg. Thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg., Họ Cúc (Asteraceae).
  • Cây chỉ thiên cũng là một trong những loại bồ công anh phổ biến. Trong dân gian còn gọi là cỏ lưỡi mèo, cây thổi lửa, cỏ lưỡi chó…

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Phần rễ, thân và lá của cây bồ công anh được sử dụng để làm dược liệu.
  • Thu hái: Loại cây này rất dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hoặc gốc cây vào khoảng tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể thu hoạch được sau 4 tháng, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là tháng 4 – 5 vì lúc này cây có nhiều dưỡng chất nhất.
  • Sơ chế: Sau khi được thu hái về, bồ công anh sẽ được rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ cát đất, bụi bẩn. Sau đó mang đi sấy khô hoặc phơi khô.
  • Bảo quản:

4. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong cây bồ công anh có chứa nhiều thành phần hóa học, hoạt chất tốt cho sức khỏe như:

  • Hoạt chất Taraxasterol: Chất này có khả năng nhiễm khuẩn, kháng viêm.
  • Hoạt chất Pectin: Đây là chất xơ hòa tan, có khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.
  • Hoạt chất Inulin: Đây cũng là một dạng chất xơ có rất nhiều trong rễ bồ công anh có tác dụng cung cấp các dưỡng chất có lợi cho hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Hoạt chất Choline: Đây là chất xơ hòa tan có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Hoạt chất Sucrose: Hỗ trợ cải thiện hoạt động hô hấp, tuần hoàn máu và trị bệnh tiểu đường.
  • Hoạt chất Glucose: Giúp bổ sung nhanh lượng nước cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.
  • Một số chất khác: Ngoài những chất này, trong bồ công anh còn chứa nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, B, C, K… cùng nhiều loại khoáng chất chất magie, canxi, natri.. tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Công dụng của dược liệu bồ công anh

Công dụng của bồ công anh được nghiên cứu trên nhiều phương diện, trong đó được quan tâm nhất là lợi ích chữa bệnh theo Đông y và y học hiện đại.

1. Theo Đông y

Theo các tài liệu Đông y, cây bồ công anh có có vị đắng nhẹ, tính mát, mùi thơm nồng, tác động chủ yếu vào kinh, tâm, can, có tác dụng thành nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Cụ thể một số lợi ích của bồ công anh chữa bệnh như:

Cây bồ công anh
Cây bồ công anh có có vị đắng nhẹ, tính mát, mùi thơm nồng, có tác dụng thành nhiệt, giải độc, tiêu viêm
  • Bồ công anh kết hợp với các loại thuốc Nam khác giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, đầy hơi, ăn uống khó tiêu…
  • Do chứa chất kháng sinh tự nhiên tốt nên hỗ trợ điều trị tắc tia sữa, sưng vú ở phụ nữ sau sinh.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết, trị bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường giải độc gan, mát gan, tăng bài tiết dịch mật, lợi mật.
  • Có hiệu quả trong việc điều trị mụn mủ, mụn nhọt nhờ khả năng kháng viêm hiệu quả.

2. Theo y học hiện đại

Một số công dụng trị bệnh của bồ công anh theo y học hiện đại gồm:

  • Kháng viêm: Các hoạt chất trong bồ công anh được nhận định là có khả năng ức chế quá trình sản xuất NO, giảm triệu chứng iNOS. Đây được xem là tác nhân làm kích hoạt đại thực bào, hỗ trợ tốt cho quá trình kháng viêm.
  • Bảo vệ gan: Trong bồ công anh có chứa nhiều dẫn xuất axit quinic làm ức chế sự phát triển của virus viêm gan B (HBV) cùng hơn 5 dẫn xuất flavonoid. Ngoài ra, sử dụng bồ công anh hằng ngày giúp hỗ trợ quá trình thải độc, các kim loại nặng có trong thận thông qua nước tiểu hoặc đi đại tiện.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư: Trong bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, giảm nguy cơ bị ung thư.
  • Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường: Trong thành phần hóa học của bồ công anh có chứa các chất giúp kích thích cơ thể sản sinh hàm lượng lớn tế bào insulin. Chất này có khả năng điều tiết hàm lượng máu và giữ ổn định quá trình hấp thụ đường của cơ thể.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh chứa nhiều chất xơ giúp ruột khỏe mạnh, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Không những vậy, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm nguy cơ đau tim, sỏi thận hay mắc bệnh béo phì.
  • Bổ sung vitamin A: Các chuyên gia cho biết trong bồ công anh có chứa hàm lượng lớn vitamin A với nhiệm vụ kích thích cơ thể sản sinh ra lượng bạch cầu cần thiết. Đồng thời hỗ trợ nuôi dưỡng hệ thần kinh, da, mắt khỏe mạnh.

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây bồ công anh

Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bạn có thể áp dụng các bài thuốc khác nhau như:

1. Bài thuốc dùng bồ công anh chữa tắc tia sữa

  • Cách 1: Chuẩn bị 100g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, ngâm nước muối rồi giã nát cùng một ít muối hạt. Đắp hỗn hợp này lên bầu ngực khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi tình trạng tắc tia sữa được cải thiện.
  • Cách 2: Chuẩn bị 100g bồ công anh khô, lá quýt và lá sài đất mỗi loại 50g. Sau khi rửa sạch cho vào ấm thuốc sắc cùng 300ml nước, đậy kín nắp và sắc trên lửa nhỏ 15 phút, kiểm tra thấy nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc uống hết khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Bài thuốc chữa viêm phổi, viêm phế quản 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu gồm: 40g bồ công anh, 20g vỏ rễ dâu, kèm thêm tía tô, cam thảo và kim ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Cho hết các dược liệu này vào ấm sắc cùng 200ml nước.
  • Đun đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 50ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc uống hết trong ngày.
Cây bồ công anh
Bồ công anh có thể được dùng để hãm trà, sắc thuốc, giã nhuyễn để đắp…

3. Bài thuốc dùng bồ công anh trị bệnh đau dạ dày

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g lá bồ công anh, 15g lá khôi và 10g lá khổ sâm.
  • Rửa sạch các dược liệu cho vào ấm sắc cùng 500ml nước trong vòng 15 phút.
  • Sau khi sắc xong lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 10 ngày sẽ đạt kết quả giảm đau dạ dày tốt nhất.

4. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày, viêm tá tràng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g bồ công anh, nghệ vàng và lá khôi mỗi loại 20g, 5g cam thảo và 10g mai mực.
  • Sau khi sơ chế, rửa sạch các dược liệu, tiếp tục cho vào nồi sắc với 200ml nước uống mỗi ngày 1 thang.

5. Bài thuốc dùng bồ công anh chữa đau mắt đỏ

Cách thực hiện

  • Dùng 40g lá bồ công anh và 10g dành dành, rửa sạch rồi đun với 200ml nước.
  • Sắc đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp, chia làm 2 phần uống hết trong ngày và kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng.

6. Dùng bồ công anh chữa bệnh ung thư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 30g rễ và lá bồ công anh, 30g cây xạ đen, kèm thêm bán chi liên và bạch hoa xà mỗi loại 20g.
  • Cho hết số dược liệu trên vào ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Chú ý đậy kín nắp và chỉnh nhỏ lửa, đun từ từ cho đến khi nước cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp.
  • Chia thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bài thuốc làm giảm mụn nhọt, tiêu độc, giảm sưng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các vị thuốc sau: bồ công anh 13g, ké đầu ngựa, liên kiều, kinh giới, cỏ mần trầu và hạ khô thảo mỗi loại 10g, vòi voi và kim ngân hoa mỗi loại 15g.
  • Cho hết số dược liệu trên vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Khi nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Cây bồ công anh
Kết hợp bồ công anh với nhiều loại dược liệu khác có công dụng tương tự sẽ làm tăng hiệu quả trị bệnh

8. Bài thuốc chữa bệnh viêm mạc cấp tính

Cách thực hiện

  • Dùng 20g bồ công anh sắc cùng 300ml nước trên lửa nhỏ.
  • Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc uống 1 – 2 lần trong ngày.

9. Bài thuốc dùng bồ công anh trị rắn cắn, lở loét lâu ngày

Cách thực hiện

  • Dùng 20g bồ công anh rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương bị lở loét hoặc bị rắn, bò cạp cắn.
  • Để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Lưu ý trước khi đắp thuốc nhớ hút hết chất độc do rắn cắn hoặc bò cạp cắn và đến cơ sở y tế thăm khám kiểm tra.

Một số lưu ý khi sử dụng bồ công anh để chữa bệnh

Mặc dù được đánh giá là lành tính an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách và hiểu sai về công dụng của dược liệu cũng sẽ gây ra không ít vấn đề có hại cho sức khỏe. Vì vậy, cần chú ý một số điều sau đây nếu bạn muốn sử dụng loại dược liệu này:

Cây bồ công anh
Chú ý không phải ai cũng có thể sử dụng bồ công anh được nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
  • Quan sát thật kỹ những phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng bồ công anh. Nếu bị đau bụng, buồn nôn, phát ban, nổi mẩn ngứa… nên dừng sử dụng và đến bệnh viện để được thăm khám kiểm tra.
  • Chống chỉ định sử bồ công anh cho trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ đang cho con bú bị tắc tia sữa chỉ sử dụng liều lượng cho phép, tối đa 300ml/ ngày để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Không sử dụng kết hợp dược liệu bồ công anh với các loại thuốc Tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Với những người mắc bệnh suy tim, cao huyết áp, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa… nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia để đảm bảo phù hợp cơ địa phù hợp.
  • Dù áp dụng bất kỳ bài thuốc nào cũng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng trong thời gian dài để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu bồ công anh và những công dụng chữa bệnh bạn nên biết. Đây là dược liệu tự nhiên và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám và điều trị trước khi sử dụng cũng như được hướng dẫn cách dùng, liều dùng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Vùng kín là bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, cần được chăm sóc cẩn...
Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Ngoài sử dụng thuốc, nhiều người bệnh nấm da đầu dùng dung dịch vệ sinh...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...