Ba Kích Trắng: Gợi Ý 9 Cách Dùng Hỗ Trợ Chữa Bệnh Hiệu Quả

Ba kích trắng là một dược liệu có công dụng bổ thận tráng dương cho nam, điều hòa kinh nguyệt cho nữ, chống viêm và giảm đau hiệu quả,… Vị dược này cũng có nhiều cách sơ chế và sử dụng như làm thuốc viên, sắc nước uống, ngâm rượu thuốc từ rễ tươi hoặc khô,…

Tổng quan về dược liệu ba kích trắng

Cây ba kích hay ba kích thiên, diệp liễu thảo, nhàu thuốc, dây ruột gà,… có danh pháp khoa học là Morinda officinalis How, được xếp và họ Cà phê (Rubiaceae) – chi Nhàu. Dựa vào màu sắc phần rễ củ mà chia làm ba kích trắng và ba kích tím. Sự khác biệt giữa hai loại này ở hàm lượng dược chất (loại màu tím có dược tính cao hơn) và một hoạt chất sắc tố tạo ánh tím.

Ba kích trắng là cây thuốc quý có nhiều tác dụng theo y học cổ truyền
Ba kích trắng là cây thuốc quý có nhiều tác dụng theo y học cổ truyền

Phần rễ củ cây ba kích được dùng làm dược liệu Đông y trong nhiều bài thuốc cải thiện sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh lý. Do quý hiếm hơn nên ba kích tím có giá thành cao hơn, song ba kích trắng vẫn được dùng phổ biến. Hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu về vị dược ba kích trắng sau đây:

Đặc điểm hình dạng nhận biết ba kích trắng

Cây ba kích trắng hay tím đều là một loại cây dây leo sống nhiều năm, mọc thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m. Thân của cây ba kích khá mảnh, bên ngoài phủ lông mịn. 

Lá đơn nguyên, mọc đối, thuôn nhọn hình mác hoặc bầu dục, đuôi hình tròn hoặc tim. Mặt dưới lá có khoảng 8 – 9 gân thứ cấp. Lá cứng, khi non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc. Lá khô có màu nâu tím. 

Hoa màu trắng hoặc vàng, có kích thước nhỏ, mọc trung thành tán ở đầu cành. Phần đài hoa hình ống, xung quanh là một số lá đài nhỏ không đồng đều. Quả ba kích có hình cầu, là quả kép. Bên ngoài quả phủ lông mịn. Khi quả chín sẽ có màu đỏ.

Phần rễ của cây ba kích trắng được sử dụng làm dược liệu. Rễ cây ba kích trắng có hình trụ tròn, đường kính khoảng 1 – 2cm, độ dài không nhất định. Chất cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ. Mặt ngoài vỏ màu vàng xám, nhám và có các vân dọc. Phần thịt bên trong màu trắng sữa, ở giữa có lõi gỗ màu nâu vàng. Đây chính là sự khác biệt so với ba kích tím – có phần thịt rễ màu ánh tím hoặc tím nhạt.

Phân bố

Cây ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc và được phát hiện nhiều ở các vùng đất có khí hậu ôn đới ẩm ướt của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Nga và một số nước châu Á khác. Do có nhiều có giá trị thực phẩm và dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống và hiện đại nên nhiều nơi trên thế giới cũng đã bắt đầu trồng loại thực vật này.

Ở Việt Nam, cây ba kích thường mọc hoang dã ở các vùng rừng núi cao phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Ngoài ra, cây cũng được trồng và thu hái để làm dược liệu ở một số địa phương khác như Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà giang, Lạng Sơn, Hà Tây,…

Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

Bộ phận của cây ba kích dùng làm dược liệu chủ yếu là rễ, một số trường hợp dùng nguyên cây. Phần rễ ba kích trắng khi làm dược cần bỏ phần lõi, lấy phần thịt trắng.

Xem thêm: Ba Kích Tím: Gợi Ý 10 Bài Thuốc Hay Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Màu lõi thịt rễ làm dược liệu của ba kích trắng khác ba kích tím
Màu lõi thịt rễ làm dược liệu của ba kích trắng khác ba kích tím

Thời gian thu hoạch thường vào mùa thu (tháng 10-11) hoặc vào mùa xuân (để tận dụng lấy giống trồng ngay). Quá trình thu hái và sơ chế ba kích trắng có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn cây ba kích trắng có tuổi trên 3 năm để thu hoạch, vì chỉ khi đó rễ mới phát triển đầy đủ chất lượng dược liệu.
  • Cắt rễ cây ba kích trắng, rửa sạch đất cát và các tạp chất bám trên rễ.
  • Phơi rễ ba kích trắng dưới ánh nắng khoảng 6 – 7 ngày, để rễ khô và chất dược không bị mất đi do ảnh hưởng của độ ẩm.
  • Đập nhẹ rễ ba kích trắng để bẻ phần thịt rễ. Đây là bước quan trọng để loại bỏ những tạp chất bám trên rễ và giúp rễ dễ dàng bóc được.
  • Sau khi bẻ, rễ được cắt thành các đoạn dài khoảng 10cm, rút bỏ lõi và đóng gói trong bao cói.

Dược liệu ba kích trắng cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng gió và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm giảm chất lượng dược liệu. Trong quá trình bảo quản, có thể xông lưu huỳnh ngay trong kho để tránh mốc mọt.

Với quy trình thu hái và sơ chế đúng cách, dược liệu ba kích trắng có thể được bảo quản trong thời gian lâu dài và sử dụng để chế biến các loại thuốc viên, sắc lấy nước uống làm dược thiện và ngâm rượu thuốc.

Thành phần hóa học

Một số thành phần hoạt chất như Rubiadin, Gentianine, Choline, Carpaine, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin và Luteolin,… được tìm thấy trong ba kích trắng có tính chất kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 

Trong dược liệu còn chứa Phytosterol, acid hữu cơ, các nhóm muối khoáng thiết yếu cho cơ thể và một lượng nhỏ tinh dầu,… Ngoài ra, trong rễ tươi còn chứa vitamin B1 và vitamin C có tác dụng hỗ trợ chức năng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.

Công dụng dược liệu ba kích trắng

Thực tế, công dụng của ba kích trắng tương tự loại màu tím dù hàm lượng dược chất và độ mạnh dược tính có thể thấp hơn từ 20 – 40%. Cả 2 loại đều được Y học cổ truyền và hiện đại ứng dụng trong các pháp trị chữa bệnh, cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của vị dược liệu quý này được khám phá và công nhận:

Theo Y học cổ truyền

Trong Dược học cổ truyền, cả ba kích trắng và trắng đều có tính ấm, vị cay ngọt, được quy về kinh Thận và Can. Vị thuốc ba kích được cho là có tác dụng bổ thận, tráng dương, chống viêm, trừ phong thấp, giảm đau và cường gân cốt nên được dùng trong các pháp trị, bài thuốc cải thiện sinh lý nam, trị phong thấp tê đau, điều kinh và bổ khí huyết,…

Y học cổ truyền sử dụng vị dược này cho nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau
Y học cổ truyền sử dụng vị dược này cho nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau

Ba kích trắng là một loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Dưới đây là một số công dụng của rễ cây dây ruột gà:

  • Tăng cường sinh lực nam giới: Ba kích trắng được sử dụng để tăng cường sinh lực và cải thiện chức năng tình dục nam giới. Theo Y học cổ truyền, vị dược này có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường khí huyết, giúp tăng cường khả năng chốn phòng the của nam giới.
  • Bổ khí huyết, giảm suy nhược: Vị dược này có khả năng cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi, đồng thời nhờ tính ấm và khả năng tăng lưu thông máu mà giúp nâng cao hoạt động của một số cơ quan, bổ khí huyết.
  • Điều kinh và giảm đau: Dược liệu này cũng được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ trị các tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh. Ngoài ra, vị dược này cũng có tác dụng giảm cơn đau nhức khó chịu trong kỳ kinh nguyệt do lạnh tử cung, thể hàn, dương hư.
  • Trị phong thấp tê đau và viêm khớp: Ba kích trắng có tính ấm giúp tiêu viêm, trừ thấp và giảm các cơn đau gây ra bởi viêm đau khớp, đau mỏi xương và cơ bắp.
  • Điều hòa nội tiết, giảm triệu chứng tiền mãn kinh: Phụ nữ tiền mãn kinh rối loạn nội tiết có thể gặp các tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, thường xuyên đau đầu, buồn nôn, cơ thể suy nhược… có thể dùng vị dược này để giảm các triệu chứng, cải thiện tình trạng sức khỏe và sức đề kháng. Khi kết hợp một số vị dược khác, ba kích cũng giúp làm đẹp da, giảm các dấu hiệu lão hóa ở nữ giới.

Theo Y học hiện đại

Tác dụng của củ ba kích trắng không chỉ được công nhận bởi Y học cổ truyền mà các nhà khoa học hiện đại cũng đã thực hiện nhiều thử nghiệm, nghiên cứu đối với loại thực vật này. Y học hiện đại đã phát hiện một số tác dụng dược lý và công dụng của Morinda officinalis How đối với sức khỏe như:

  • Tăng sức dẻo dai và thể lực: Ba kích trắng được xác định có tác dụng tăng sức dẻo dai, năng lượng hoạt động đối với động vật sống. Theo Trung Dược Học, một thí nghiệm trên chuột khi sử dụng chiết dịch từ vị dược này với liều 5 – 10g/kg liên tiếp trong 7 ngày có sức dẻo dai và thể lực tăng trong bài kiểm tra bơi.
  • Tăng sức đề kháng: Thí nghiệm trên chuột cũng thực hiện kiểm tra sức đề kháng của cơ thể động vật trước các yếu tố độc hại, cụ thể là tiêm liều 15g/kg trên chuột bạch rồi gây nhiễm độc cấp bằng Amoni Clorua. Kết quả cho thấy những chú chuột được tiêu thuốc có khả năng phòng chống độc tốt hơn.
  • Chống viêm: Vẫn là thí nghiệm trên chuột theo sách Trung Dược Học, sử dụng chiết dịch ba kích trắng trên mô hình gây viêm với liều lượng 5 – 10g/kg đã chứng minh khả năng chống viêm, tiêu thũng của loại thực vật này.
  • Tác động đến nội tiết: Thực nghiệm cũng có thấy các hoạt chất từ ba kích có tác dụng tăng cường hiệu lực hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen của cơ thể.
  • Giảm huyết áp: Theo Trung Dược Dược lý và Độc lý Dữ Lâm Sàng, các báo cáo nghiên cứu cho thấy chiết xuất rượu ba kích trắng có tác dụng giảm áp huyết, tăng cường co bóp của mạch.
  • Hỗ trợ điều trị vô sinh: Theo nghiên cứu báo cáo trong sách Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, các nhà khoa học công nhận tác dụng tăng cường hoạt động sinh dục và hỗ trợ điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái suy nhược cơ thể hoặc hiếm muộn. Thực nghiệm lâm sàng được thử nghiệm ở những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường như yếu sinh lý, di tinh, xuất tinh sớm,…
  • Tăng khả năng tiêu hóa, giảm suy nhược: Một số kiểm tra tác dụng của Morinda officinalis How ở những người tuổi già, những người thường xuyên mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít,… cho thấy vị dược này có tác dụng tăng lực rõ rệt giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giảm suy nhược thể chất và thần kinh.
  • Chống lão hóa, hỗ trợ chống ung thư: Là một loại dược liệu giàu chất chống oxy hóa, ba kích trắng giúp bảo vệ tế bào và ngăn ngừa quá trình lão hóa. Các hợp chất chống oxy hóa này còn có tính chống tế bào ung thư, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư nhất định.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu và phát hiện nhiều công dụng của cây thuốc
Y học hiện đại cũng nghiên cứu và phát hiện nhiều công dụng của cây thuốc

Gợi ý 9 cách dùng ba kích trắng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả nhất

Ba kích trắng là một loại thảo dược có tính năng hỗ trợ chữa bệnh và được sử dụng trong Y học cổ truyền. Dưới đây là 9 cách sử dụng ba kích trắng để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả nhất:

3 cách làm thuốc viên sử dụng ba kích trắng

Ba kích trắng có thể được sử dụng để chế biến thành thuốc viên để dễ dàng sử dụng và lưu trữ. Dưới đây là 3 cách làm thuốc viên sử dụng vị dược liệu này kết hợp các vị thuốc khác để mang đến nhiều bài thuốc quý:

Bài thuốc ba kích trắng cải thiện kinh nguyệt không đều

  • Nguyên liệu: 120g ba kích, 640g tử kim đằng, 160g nhục quế, 20g lương khương, 160g ngô thù du, 80g thanh diêm.
  • Cách thực hiện: 6 vị thuốc trên đem tán nhỏ trộn cùng rượu trắng rồi vo thành viên 8 – 10g. Sử dụng 2 – 3 viên/ngày, dùng sau mỗi bữa ăn.

Trị chứng mất ngủ, cơ thể và thần kinh suy nhược

  • Nguyên liệu: 90g ba kích, 60g thanh diêm, 120g ngô thù, 500g kim tử đằng, 180g lương khương, 120g nhục quế và rượu trắng hoặc mật ong.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu tán mịn, đem trộn đều cùng với rượu trắng/mật ong đến khi bột dẻo, mịn thì nặn thành viên tròn 7 – 10g. Tốt nhất là dùng trước bữa ăn, mỗi ngày 3 viên.

Kích thích tiêu hóa tốt, ngủ ngon, giảm suy nhược

  • Chuẩn bị: Ba kích trắng 150g, lá dâu non 250g, vừng đen 150g, hà thủ ô trắng 150g, ngưu tất 150g, rau má thìa 500g, mật ong nguyên chất vừa đủ. 
  • Thực hiện: Chế các vị dược ba kích, lá dâu non, hà thủ ô và ngưu tất thành cao, cô đặc sao cho mỗi vị còn 1/5 lượng ban đầu. Vừng đen sao thơm, trau má thìa khô tán thành bột mịn. Sau đó, trộn đều các nguyên liệu, thêm mật ong để chế hoàn mềm 8 – 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Chế thuốc hoàn là một cách sử dụng hiệu quả của Đông y
Chế thuốc hoàn là một cách sử dụng hiệu quả của Đông y

3 bài thuốc sắc uống từ ba kích trắng

Dưới đây là 3 bài thuốc sắc uống từ ba kích trắng kết hợp các vị dược khác để mang lại những công dụng phù hợp các đối tượng khác nhau:

Bổ thận tráng dương:

  • Nguyên liệu: Ba kích, thục địa, mỗi vị 12g; sơn thù du, kim anh, mỗi vị 10g và nước.
  • Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống, một thang mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao:

  • Nguyên liệu: Ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g, 400ml nước.
  • Cách thực hiện: Đem sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

Trị thận hư, chữa chứng đái dầm, tiểu rắt:

  • Nguyên liệu: Ba kích, tang phiêu tiêu, thỏ ty tử, sơn thù du mỗi loại 12g cùng nước 400ml.
  • Cách thực hiện: Sắc các vị dược đã chuẩn bị với nước, khi cạn còn khoảng 100ml thì tắt, lóc lấy uống mỗi ngày một thang.
Có thể kết hợp với các vị dược khác sắc uống theo các bài thuốc y học cổ truyền
Có thể kết hợp với các vị dược khác sắc uống theo các bài thuốc y học cổ truyền

3 cách ngâm rượu ba kích trắng

Ngâm rượu ba kích trắng là một phương pháp truyền thống của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ba kích trắng là một loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, cải thiện sức khỏe cho cả nam và nữ giới. Dưới đây là các cách ngâm rượu ba kích trắng tốt cho sức khỏe:

Cách ngâm rượu ba kích trắng:

  • Nguyên liệu: 1kg ba kích trắng tươi đã sơ chế và 3 – 4 lít rượu.
  • Cách thực hiện: Cho dược liệu tươi vào bình, thêm rượu và đậy kín nắp. Bảo quản bình rượu ba kích thiên này nơi khô ráo, thoáng đãng. Sau khoảng 20 ngày, khuấy đều để tiết hết dưỡng chất trong nguyên liệu rồi tiếp tục bảo quản.

Ngâm rượu với dược liệu khô:

  • Nguyên liệu: 1kg ba kích trắng khô và 8 – 9 lít rượu.
  • Cách thực hiện: Sấy khô dược liệu hoặc sao trên chảo lớn với lửa nhỏ. Cho vào bình, thêm rượu và đậy kín nắp. Bảo quản nơi thoáng mát.

Một số cách ngâm rượu ba kích trắng kết hợp dược liệu khác:

  • Công thức 1 – Rượu thuốc tăng sinh lý nam: Chuẩn bị 1kg ba kích trắng tươi, dâm dương hoắc 300g, thỏ ty tử 300g và nhục thung dung 500g. Ba kích cần sơ chế sạch, rút lõi, sau đó cho cho tất cả nguyên liệu vào bình ngâm khoảng 1 tháng với 5l rượu trắng.
  • Công thức 2 – Chữa tiểu rắt, đái dầm: Chuẩn bị 1kg ba kích thiên tươi đã sơ chế và bỏ lõi, 1kg bạch tật lê khô, 0.5kg dâm dương hoắc khô, 100g sa sâm, 100g đỗ trọng, 100g cẩu kỷ tử, 100g đại táo, 100g đương quy và 100g cam thảo. Ngâm tất cả với khoảng 5 lít rượu trắng, ủ trong khoảng 1 tháng.
  • Công thức 3 – Bổ huyết, dưỡng da, điều kinh: Chuẩn bị ba kích trắng khô 60g, cam cúc hoa 60g, thục tiêu 30g, câu kỷ tử 30g, phụ tử 20g và thục địa 46g. Tán nhuyễn tất cả các nguyên liệu, đem ngâm với 2 – 3 lít rượu trắng trong khoảng 3 tháng.
Có nhiều cách ngâm rượu ba kích trắng thơm ngon, bổ dưỡng
Có nhiều cách ngâm rượu ba kích trắng thơm ngon, bổ dưỡng

Lưu ý cần biết khi mua và sử dụng vị dược ba kích trắng

Ba kích trắng là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả và an toàn, cần lưu ý các điều sau:

  • Bạn nên tìm mua dược liệu an toàn tại địa chỉ cung cấp đáng tin cậy. Việc bốc thuốc và kết hợp các vị dược khác nhau cần được thực hiện bởi bác sĩ, thầy thuốc Y học cổ truyền có chuyên môn bài bản.
  • Phải bỏ lõi ba kích trước khi sử dụng, vì lõi ba kích không chỉ không chứa dược chất có lợi mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Rượu ngâm ba kích trắng nên để trong thời gian tối thiểu là 1 tháng, một số công thức kết hợp nhiều vị dược nên ngâm từ 3 – 6 tháng để có hương vị thơm ngon và tiết trọn mọi nguồn dưỡng chất quan trọng tốt cho sức khỏe.
  • Những đối tượng không nên sử dụng vị thuốc này bao gồm: Người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người già thiếu minh mẫn, người mắc bệnh về mắt, bệnh nhân tim có nguy cơ tái phát cao và bệnh nhân xơ gan,…
  • Nên tìm hiểu các tương tác thuốc trước khi sử dụng dược liệu quý này. Các hoạt chất thành phần có trong rễ thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc khác, như Warfarin (một loại thuốc chống đông máu) hoặc thuốc ức chế men gan như Erythromycin hoặc Cimetidine. Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc đó.
  • Khi dùng các bài thuốc, đặc biệt rượu ngâm ba kích thiên, cần tuân thủ liều lượng được khuyến cáo theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng quá liều. Trong các nghiên cứu, liều dùng bình thường của ba kích trắng thường là từ 0.5 – 2g/ngày. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
  • Tác dụng phụ của vị thuốc này có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, tăng huyết áp, động kinh và suy giảm chức năng gan. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng ba kích trắng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.
Cần mua dược liệu chất lượng và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
Cần mua dược liệu chất lượng và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Ba kích trắng là vị dược quý, được nhiều quý ông săn đón nhờ công dụng nâng cao khả năng sinh lý hiệu quả. Tuy nhiên, không được lạm dụng vị thuốc này và việc áp dụng hỗ trợ chữa bệnh cần thực hiện một cách cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...