Dùng Rượu Tỏi Chữa Bệnh Trĩ – Cách Làm Và Những Điều Cần Biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian quen thuộc được nhiều người áp dụng. Do tỏi chứa các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm teo búi trĩ hiệu quả. Ngoài ngâm rượu, dân gian còn dùng tỏi chữa bệnh trĩ bằng cách ăn tỏi tươi, tỏi nướng hoặc kết hợp với hoàng liên, bạch chỉ đen,…làm thuốc.
Công dụng của tỏi trong điều trị bệnh trĩ
Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp tính mạng người bệnh, tuy nhiên bệnh trĩ phát triển trong thời gian dài có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như đại tiện phân lẫn máu, đau rát và tiết dịch nhầy ở hậu môn,…bạn nên chủ động thăm khám sớm.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ được tiến hành. Chẳng hạn, hướng điều trị bằng thuốc Tây y cho tình trạng nhẹ, giai đoạn đầu với các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn giúp kiểm soát tốc độ phát triển của búi trĩ. Tuy nhiên thuốc tân dược đôi khi gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, Y học hiện đại ngày càng phát triển với nhiều thủ thuật ngoại khoa chữa bệnh trĩ như đốt búi trĩ bằng nhiệt, laser, thắt búi trĩ bằng dây cao su, cắt bỏ búi trĩ,…Những phương pháp này thường được chỉ định cho trường hợp trĩ trung bình đến nặng. Một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình cắt trĩ hoặc sau thời gian phẫu thuật.
Do đó, những phương pháp trên khiến người bệnh phân vân có nên thực hiện không. Vì thế, thay vì can thiệp Tây y, người bệnh trĩ mức độ nhẹ lại ưa chuộng các phương pháp dân gian tại nhà, ít gặp tác dụng phụ hơn. Trong đó có mẹo chữa bằng tỏi, nhiều người đã truyền tai nhau cách làm rượu tỏi chữa bệnh trĩ tại nhà.
Vậy, tỏi có tác dụng gì đối với việc điều trị chứng bệnh về hệ tiêu hóa này? Tỏi không chỉ được dùng trong chế biến món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh trĩ. Theo Đông y ghi chép, tỏi có tính ấm, vị cay tự nhiên, mùi hôi. Tác dụng chính giúp thông quan, hạ khí, tiêu đờm, giải độc và hỗ trợ điều trị trĩ nội, trĩ ngoại,…
Các dẫn chứng từ những năm 1500 trước Công nguyên cho thấy, từ xưa người Ai Cập cổ đại đã sử dụng tỏi chế thành thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ngoài da, vấn đề nhiễm khuẩn hoặc bị ký sinh trùng tấn công gây hại cho đường ruột, ung bướu.
Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận vào khoảng hơn 3000 năm trước, người Trung Hoa đã sử dụng dược liệu này điều trị khi bị rắn cắn, chữa cảm và các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Cho đến nay, tỏi vẫn được sử dụng rộng rãi, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người.
Qua đó cho thấy, tỏi là dược liệu như một loại kháng sinh tự nhiên, tác dụng tích cực cho sức khỏe, đặc biệt đối với các vấn đề do viêm nhiễm vi khuẩn. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ, tỏi mang lại các lợi ích như:
- Hiệu quả trong việc giảm áp lực tại thành mạch của búi trĩ.
- Tránh nguy cơ ứ trệ máu ở hậu môn – trực tràng.
- Ức chế hoạt động của gốc tự do gây hại, giảm viêm búi trĩ và hậu môn,…
Ngoài ra, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra, trong tỏi chứa nhiều Allicin. Đây là hợp chất kháng sinh mạnh mẽ, có công dụng chống nấm, kháng khuẩn. Nhờ đó, sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ giúp kích thích các mô mềm tại ống hậu môn, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ hậu môn, se búi trĩ nhưng ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ đơn giản
Nhiều người truyền tai nhau cách làm rượu tỏi chữa bệnh trĩ tại nhà. Phương pháp này phù hợp cho đối tượng mới khởi phát bệnh, các búi trĩ có kích thước nhỏ, chưa gây nhiều triệu chứng cho người bệnh. Dưới đây là cách làm rượu tỏi chữa bệnh trĩ đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện:
Nguyên liệu:
- 200g tỏi
- 500ml rượu trắng 40 độ
Cách làm:
- Tỏi bóc bỏ vỏ, rửa lại với rượu rồi mang đi sao vàng.
- Khi tỏi nguội xếp vào lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ đầy rượu trắng vào trong.
- Đậy nắp cẩn thận rồi để nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ phòng ủ trong khoảng 2 tháng.
- Nếu bạn giã tỏi nát trước khi ngâm thì sau 1 tháng có thể lấy ra dùng:
Cách sử dụng:
- Bôi rượu tỏi: Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn bông mềm thấm cho khô nước. Thấm một ít rượu tỏi vào tăm bông, chấm lên khu vực hậu môn, búi trĩ. Cách này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm. Nhờ tỏi có độ ấm nóng tự nhiên, kết hợp với rượu sẽ giúp tăng lưu thông máu cho hậu môn, tránh tình trạng tụ máu gây trĩ huyết khối.
- Uống rượu tỏi: Ngoài biện pháp điều trị bên ngoài, bạn có thể dùng rượu tỏi uống để chữa bệnh trĩ từ bên trong. Theo đó, mỗi lần bạn có thể dùng 15-20ml rượu tỏi, ngày uống 1 – 2 lần. Uống trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không uống nguyên chất, nên pha nước ấm trước khi uống.
Với cách dùng cả trong lẫn ngoài kết hợp rượu tỏi như trên sẽ giúp việc kiểm soát bệnh trĩ đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt tránh được tình trạng tụ máu ở tĩnh mạch dưới tác động của búi trĩ. Đồng thời, tỏi sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm búi trĩ, ngăn chặn nguy cơ hại khuẩn từ bên ngoài tấn công khiến tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài cách dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ tại nhà, người bệnh có thể thêm tỏi vào chế biến món ăn, dùng tỏi làm thuốc đặt hậu môn, nướng tỏi đắp hậu môn,…Cần thận trọng khi thực hiện, đặc biệt là vấn đề vệ sinh. Nên thăm khám trước khi áp dụng để xác định mức độ bệnh trĩ, khi cần thiết phải điều trị theo biện pháp y tế chuyên sâu nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Khi nào nên dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ?
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ là cách chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phương pháp này chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu mới khởi phát. Lúc này, các búi trĩ nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Việc dùng rượu tỏi khi đó sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh trĩ, ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
Trường hợp búi trĩ lớn, có hiện tượng sa búi trĩ xuống hậu môn, ra ngoài ống hậu môn có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị y tế. Việc chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi lúc này không mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi các búi trĩ không còn đàn hồi trở lại như bình thường.
Bên cạnh đó, mẹo chữa dân gian nên không trị dứt điểm bệnh. Thực tế, rượu tỏi chỉ hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của búi trĩ và triệu chứng, không loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi hậu môn. Do đó, để điều trị dứt điểm, chuyên gia vẫn khuyến cáo bệnh nhân thăm khám và áp dụng biện pháp tiên tiến và hiện đại hơn.
Những điều cần biết khi dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ là biện pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả khả quan. Đặc biệt có thể kiểm soát tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại nhẹ, giai đoạn mới khởi phát tốt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số vấn đề về phương pháp này như:
Tác dụng phụ có thể gặp
Mặc dù là thực vật, lành tính nhưng khi dùng tỏi một số người có thể bị dị ứng, nổi mề đay, phát ban, trường hợp nặng hơn bị sưng môi, lưỡi, mắt,…Bên cạnh đó, bạn cũng thận trọng khi sử dụng, bởi một vài cơ địa mẫn cảm có thể gặp phải các phản ứng phụ như:
- Nặng mùi cơ thể, khiến miệng có mùi hôi khó chịu sau khi uống, ăn.
- Nóng rát miệng, có cảm giác buồn nôn, nôn ói.
- Ra nhiều mồ hôi, ợ nóng, tiêu lỏng, chảy máu,..
- Một vài trường hợp có tiểu sử bệnh hen suyễn có thể lên cơn hen đột ngột.
- Hậu môn bị nóng rát do tỏi có tính ấm.
Nên dùng với liều lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều, uống nhiều rượu tỏi. Việc lạm dụng không hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà còn có nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng rượu tỏi chữa bệnh trĩ với liều lượng vừa đủ. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trong khi dùng cần ngưng và tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Các tương tác của tỏi với thuốc và thực phẩm
Sử dụng tỏi hoặc rượu tỏi chữa bệnh trĩ có nguy cơ làm thay đổi tính năng của một số loại thuốc, tăng nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc cho cơ thể. Thận trọng khi dùng nếu đang sử dụng một số loại thuốc sau: isoniazid, saquinavir, thuốc điều trị HIV, kháng tiểu cầu và vài thuốc tránh thai,…
Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để phòng tránh các tương tác không mong muốn với thuốc chữa bệnh đang sử dụng. Ngoài ra, tỏi còn có thể tương tác với một số thực phẩm, gây phản ứng phụ hại sức khỏe. Bạn nên tránh dùng tỏi chung với thịt gà, cá diếc, cá trắm và trứng.
Đối tượng nên áp dụng và không nên áp dụng
Dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian có thể áp dụng cho trường hợp mắc trĩ nội hay trĩ ngoại. Phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho đối tượng bị trĩ mức độ 1 – 2, tức là giai đoạn bệnh mới hình thành. Trường hợp búi trĩ sa ra ngoài có thể áp dụng nhưng hiệu quả không cao, chỉ hỗ trợ cải thiện một phần triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị này. Một số trường hợp dưới đây không nên áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ với rượu tỏi hoặc các phương pháp dùng tỏi khác:
- Người đang gặp vấn đề về mắt, đường ruột, thường tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
- Người bị dị ứng với thành phần của tỏi, có cơ địa quá mẫn cảm.
- Người bị tình trạng hôi nách, có mùi hôi nặng ở hơi thở, bị đau bụng không nên dùng rượu tỏi theo đường uống.
- Người đang điều trị bệnh khác bằng các thuốc đặc trị. Việc dùng tỏi theo đường ăn, uống có khả năng gây tương tác với thuốc.
- Không áp dụng cho bệnh nhân đang chuẩn bị phẫu thuật, người có huyết áp thấp, rối loạn máu khó đông.
- Đặc biệt tránh áp dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh chủ động thăm khám để xác định mức độ bệnh trĩ trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào. Tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm ra hướng khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong quá trình điều trị
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, người mắc bệnh trĩ trong thời gian dùng rượu tỏi điều trị tại nhà nên lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và lối sống để nhanh chóng đẩy lùi chứng bệnh này. Một số vấn đề như sau:
- Tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường lưu thông máu. Tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài, nên dành thời gian vận động giúp giảm áp lực lên hậu môn, đặc biệt không gây sức ép đến búi trĩ.
- Uống nhiều nước và bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Bổ sung thực phẩm nhuận tràng khi cơ thể khó đi đại tiện như rau đay, khoai lang, đu đủ,…
- Nếu nhận thấy phân có lẫn máu nên ăn thực phẩm cung cấp sắt tránh tình trạng thiếu máu. Chẳng hạn như rau dền, rau lá xanh, lòng đỏ trứng, hoặc các loại đậu,…
- Tránh rượu bia, đồ uống chữa cồn, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt,…có thể ảnh hưởng đến đường ruột, gây hại cho tình trạng bệnh trĩ.
- Duy trì cân nặng cân đối, tránh nhịn đại tiện lâu, không xem điện thoại hoặc mất tập trung khi đi vệ sinh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, gây hại cho sức khỏe.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết cách dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ tại nhà. Mẹo chữa dân gian lành tính hơn một số thuốc tân dược, tuy nhiên vẫn có trường hợp mẫn cảm gặp phải phản ứng phụ. Do đó, trước khi áp dụng, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!