Đốt Điện Cổ Tử Cung Bao Lâu Thì Khỏi? [Kiến thức cần]
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đốt điện cổ tử cung là phương pháp được áp dụng trong điều trị các vấn đề viêm nhiễm xảy ra ở vị trí này. Mục đích của đốt điện nhằm loại bỏ các tế bào tổn thương, diệt hại khuẩn đang tấn công cổ tử cung,… Thực hiện đốt điện cổ tử cung ở nơi đảm bảo an toàn, chất lượng để quá trình phục hồi nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đốt điện cổ tử cung là gì?
Hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh phụ khoa, cụ thể là vấn đề về cổ tử cung ngày càng gia tăng. Trong đó, tình hình viêm cổ tử cung khá phổ biến, nếu không phát hiện và điều trị, viêm nhiễm khi lan rộng có thể phát sinh nhiều biến chứng. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung đa dạng, trong đó phổ biến nhất là do nhiễm trùng, dị ứng, rối loạn nội tiết,…
Nhận biết bệnh từ sớm thông qua các biểu hiện như tiết dịch âm đạo bất thường, cảm giác đau rát, khó chịu khi đi vệ sinh, khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường không trong kỳ hành kinh,… Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung. Trong đó, đốt điện cổ tử cung được áp dụng phổ biến.
Đốt điện cổ tử cung là phương pháp điều trị ngoại khoa, áp dụng nhằm mục đích loại bỏ các tế bào bị tổn thương bằng nhiệt. Phương pháp giúp chấm dứt triệu chứng viêm, hạn chế biến chứng cho người bệnh. Theo đó, dòng điện với tầng số cao sẽ được đưa vào buồng trứng, phá hủy tế bào viêm nhiễm, giúp cổ tử cung trở lại bình thường.
Khi nào nên đốt điện cổ tử cung
Phương pháp đốt điện cổ tử cung, âm hộ được chỉ định cho đối tượng đã sinh nở hoặc mắc các bệnh phụ khoa không còn đáp ứng điều trị nội khoa, chẳng hạn như bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng, bệnh sùi mào gà,…
Tuy nhiên đối với trường hợp chưa sinh nở, việc đốt điện cổ tử cung có khả năng làm cổ tử cung bị xơ chai, chít hẹp cổ tử cung dẫn đến thụ thai kém, khó mang thai, tăng tỷ lệ sinh mổ cho nữ giới. Vì thế, phương pháp đốt điện thường không được chỉ định cho đối tượng chưa sinh con hoặc có mong muốn tiếp tục sinh con sau này.
Tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý nên tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tiến độ điều trị viêm cổ tử cung, kiểm tra tình trạng vết đốt, có xảy ra vấn đề viêm nhiễm gì không,… Tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Quy trình đốt điện cổ tử cung
Đốt điện cổ tử cung được áp dụng trong điều trị viêm nhiễm và các vấn đề xảy ra ở cổ tử cung. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết, xác định cổ tử cung không tổn thương tiền ung thư, hoặc không bị ung thư cổ tử cung. Quy trình thực hiện cơ bản như sau:
- Khám sáng lọc, khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh, tùy tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khác.
- Soi tử cung, kiểm tra tình trạng sức khỏe, kết hợp làm phiến đồ âm đạo. Thông qua bước kiểm tra này, bác sĩ sẽ nhận định bệnh nhân các điều kiện để thực hiện đốt điện không. Trường hợp không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác phù hợp hơn.
- Đối với bệnh nhân thực hiện đốt điện, người bệnh sẽ được vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau đó dùng mỏ vịt để mở và cố định âm đạo.
- Gây tê, tiến hành đốt viêm cổ tử cung bằng điện, tác động trực tiếp lên vùng viêm nhiễm, loại bỏ tế bào bị tổn thương.
- Người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ theo dõi, sau đó có thể trở về nhà, không cần lưu lại bệnh viện.
Đây là các bước đốt điện cổ tử cung cơ bản. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện thăm khám uy tín, chất lượng để thực hiện. Đồng thời, sau khi đốt, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để phòng ngừa tai biến không mong muốn.
Rủi ro khi đốt điện chữa viêm cổ tử cung
Đốt điện cổ tử cung giúp chữa trị các viêm nhiễm, loại bỏ mô và niêm mạc bị tổn thương tại khu vực này. Thời gian đầu khi thực hiện thủ thuật, vị trí tác động sẽ còn rỉ máu, người bệnh sẽ có cảm giác đau, thốn bụng dưới. Bên cạnh đó, người bệnh còn nhận thấy lượng khí hư tiết ra nhiều hơn, tình trạng này kéo dài 2 – 3 ngày.
Môi trường âm đạo trong thời gian sau điều trị chưa hồi phục hoàn toàn, ẩm ướt thường xuyên. Nếu người bệnh không vệ sinh đúng cách có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm tái phát. Bác sĩ sẽ tư vấn các biểu hiện sau khi đốt điện cho bệnh nhân để người bệnh yên tâm điều trị. Trường hợp nhận thấy vùng kín có nhiều bất thường, bạn nên thông báo để được hỗ trợ sớm.
Mỗi phương pháp can thiệp ngoại khoa đều tiềm ẩn ưu và nhược điểm riêng, trong đó đốt điện cổ tử cung cũng vậy. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:
- Mất máu: Sau khi can thiệp đốt điện khoảng 3 – 5 ngày đầu, tình trạng chảy máu có thể vẫn tiếp tục, kèm theo cơn đau bụng dưới khó chịu. Hiện tượng này là do lớp niêm mạc viêm nhiễm bị loại bỏ, gây chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng mất máu có khả năng xảy ra đối với trường hợp sau đốt điện quan hệ tình dục trở lại quá sớm, người bệnh vận động mạnh gây tổn thương niệm mạc. Do đó, nếu nhận thấy máu chảy ra liên tục sau đốt điện cổ tử cụng 3 – 5 ngày, người bệnh nên can thiệp ngay để phòng nguy cơ viêm nhiễm.
- Nhiễm trùng: Người bệnh không chăm sóc tốt khiến vết thường bị nhiễm trùng. Người bệnh lúc này thường bị sốt cao, kèm theo đó là tình trạng đau bụng khó chịu và nhiều biểu hiện bất thường khác. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng có liên quan đến việc bệnh nhân thực hiện ở địa chỉ y tế không đảm bảo chất lượng, chăm sóc sau đốt điện không đúng cách,… Nếu nhận thấy âm đạo chảy dịch vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm vết thương, bạn đọc cần lưu ý.
- Sẹo cổ tử cung: Sẹo xơ cứng có thể hình thành sau khi đốt cổ tử cung một thời gian. Đối với người gặp phải tình trạng này phải kịp thời xử lý để tránh kéo theo các rủi ro khác. Đặc biệt là nguy cơ vô sinh, hiếm muộn hoặc ảnh hưởng đến quá trình sinh con vì cổ tử cung có thể bị vỡ do sẹo xơ cứng ở cổ tử cung.
- Viêm tắc vòi trứng: Tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Âm đạo khi đó tiết dịch có mùi hôi, ra nhiều khí hư màu sắc lạ, lâu dần dẫn đến hiện tượng viêm tắc vòi trứng. Phụ nữ đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn trong tương lai.
Trên đây là một vài rủi ro khi người bệnh áp dụng biện pháp đốt điện cổ tử cung. Người bệnh nên thông báo với bác sĩ nếu sau khi thực hiện thủ thuật gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới âm ỉ, ngứa ngáy vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều có mùi hôi, người bệnh mỏi, suy nhược,…
Đốt điện cổ tử cung bao lâu thì khỏi?
Đốt điện cổ tử cung bao lâu thì khỏi là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, bác sĩ chỉ ra rằng, việc điều trị nhanh chóng hay cần thời gian còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phương pháp đốt điện sử dụng dòng điện tần số cao, cho vào bên trong âm đạo, tiếp cận cổ tử cung bị viêm nhiễm để khắc phục tổn thương.
Lúc này, các tế bào viêm nhiễm sẽ được tiêu diệt, một thời gian sau chúng sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài theo đường âm đạo, đồng thời các tế bào mới sẽ hình thành giúp cổ tử cung bình thường trở lại. Tùy mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân mà thời gian điều trị và phục hồi tổn thương cổ tử cung nhanh hay chậm.
Ngoài ra, để giải đáp câu hỏi này còn dựa vào một số chi tiết khác như quá trình chăm sóc sau thực hiện có phù hợp không, biến chứng có xảy ra sau đốt điện không,… Người bệnh thường mất 6 – 8 tuần để phục hồi tổn thương. Sau 5 – 7 ngày thực hiện đốt điện, bệnh nhân gần như có thể đi làm, sinh hoạt nhân như bình thường.
Lưu ý khi đốt điện chữa viêm cổ tử cung
Sau khi đốt điện cổ tử cung, thông thường mỗi bệnh nhân sẽ mất 6 – 8 tuần để phục hồi tổn thương. Người bệnh trong thời gian này nên chú ý chăm sóc vùng kín và cơ thể theo khuyến cáo của bác sĩ. Một số lưu ý dành cho bạn đọc như sau:
Về chế độ dinh dưỡng:
- Bệnh nhân lựa chọn các thực phẩm phù hợp, chứa nhiều vitamin và chất xơ, ngoài ra cần bổ sung thực phẩm chứa chất béo tốt có trong cá, thịt,…
- Bổ sung thêm ngũ cốc, uống nhiều nước, ăn sữa chua tăng lợi khuẩn cho đường ruột. Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
- Người bệnh nên kiêng những món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua, nước uống chứa gas hoặc chất kích thích,…
- Sau đốt điện người bệnh không nên ăn hải sản để tránh dị ứng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương.
Về chế độ sinh hoạt:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không thụt rửa vào bên trong âm đạo.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp thuốc bừa bãi để tránh gặp phải tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp, không dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, cân bằng độ pH vùng kín.
- Tránh hoạt động mạnh, kiêng mang vác nặng sau đốt điện để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức.
- Không dùng bồn tắm ngâm người, không tắm hồ bơi sau điều trị viêm cổ tử cung bằng đốt điện.
- Lựa chọn quần lót thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ bó sát gây đổ mồ hôi dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Kiêng quan hệ tình dục sau khi đốt điện ít nhất 1 tuần để vùng kín có thời gian phục hồi, làm lành tổn thương.
- Thăm khám định kỳ, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và kịp thời xử lý khi cần thiết.
Trên đây là thông tin về phương pháp đốt điện cổ tử cung, bạn đọc có thể tham khảo. Thời gian phục hồi sau thực hiện còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, kỹ năng chăm sóc và các yếu tố liên quan. Về chi phí điều trị mỗi cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch nhất định. Bệnh nhân nên tìm hiểu địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng để thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và phòng ngừa các rủi ro biến chứng nguy hại.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!