Dị Ứng Thời Tiết Nắng Nóng Nổi Mẩn Đỏ Và Cách Xử Lý Nhanh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ thường xảy ra đột ngột. Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn có thể gây phát sinh các triệu chứng ở đường hô hấp và tiêu hóa. Dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.
Dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ là gì?
Dị ứng thời tiết nắng nóng đề cập đến tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với độ ẩm, nhiệt độ tăng lên đột ngột. Tình trạng này thường khởi phát khi thời tiết nóng từ 35 – 40 độ C và độ ẩm của không khó cao hơn 70%.
Những yếu tố này có thể khiến thân nhiệt tăng, đổ nhiều mồ hôi. Khi đó, da luôn bị ẩm ướt cùng với các tác động từ bên ngoài như hóa chất, khói bụi, nấm mốc có thể kích thích bùng phát triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, khó chịu. Số liệu thống kê cũng cho thấy, trường hợp bị dị ứng thời nắng tiết nóng gây nổi mẩn đỏ thường gặp phải tình trạng mề đay Cholinergic – Đây là một dạng mề đay xảy ra khi cơ thể tăng thân nhiệt và da tiết nhiều mồ hôi.
Thông thường, tình trạng dị ứng thời nắng tiết nóng chỉ gây nổi sẩn ngứa, phát ban với hình dạng và kích thước đa dạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương da do bệnh lý gây ra xuất hiện mẩn đỏ, kèm châm chích và ngứa ngáy.
Các biểu hiện nhận biết
Dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ đặc trưng bởi tổn thương da và đi kèm với một số triệu chứng đường hô hấp, tiêu hóa. Thông thường, những biểu hiện này có xu hướng khởi phát đột ngột và tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiến triển nặng nề, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Dưới đây là một số triệu chứng dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường gặp:
- Trên da xuất hiện những mẩn đỏ có kích thước đa dạng, hình tròn, có thể nổi cộm hơn so với vùng da xung quanh hoặc bằng phẳng.
- Tổn thương da có thể tập trung ở tay, chân, má hoặc lan rộng ra vùng lưng, ngực
- Thông thường, những trường hợp bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nắng nóng gây ra sẽ đi kèm với biểu hiện châm chích nhẹ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vùng da bị tổn thương bị đau rát và viêm nhẹ.
- Ngoài ra, tình trạng này còn có thể dẫn đến phù mạch (tổn thương da sâu hơn so với bệnh mề đay), tiêu chảy, đau đầu, hen cấp tính.
Đa số các trường hợp bị dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ đều thuyên giảm nhanh chóng sau khi thân nhiệt được cân bằng và làm sạch mồ hôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương da lan rộng, kéo dài dai dẳng và buộc phải can thiệp biện pháp y tế.
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nắng nóng
Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân trực tiếp gây khởi phát triệu chứng dị ứng thời tiết nắng nóng là nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, kích thích tăng thân nhiệt, da tiết nhiều mồ hôi. Những yếu tố này sẽ làm giải phóng acetylcholine, từ đó thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamine vào da và niêm mạc, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng.
Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể bùng phát khi gặp một số yếu tố thuận lợi như:
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm
- Độ ẩm và nhiệt độ môi trường tăng đột ngột
- Tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao trong thời gian dài
- Tắm nước quá nóng
- Tập luyện các bộ môn thể thao cường độ cao và dẫn đến đổ nhiều mồ hôi như chạy bộ, đá bóng,…
- Vệ sinh cơ thể kém
- Dung nạp các loại thực phẩm cay nóng
- Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức
Dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ nguy hiểm không?
Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ có mức độ nặng nề hơn so với dị ứng thời tiết lạnh. Đối với những trường hợp thân nhiệt tăng cao, triệu chứng có thể bùng phát đột ngột, nhanh chóng và dẫn đến sốc phản vệ. Do đó, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng như khó thở, sưng lưỡi, sưng nghẹn cổ họng, đau tức ngực, chóng mặt, choáng váng.
Nếu bị dị ứng thời tiết nóng ở mức độ nhẹ, các biểu hiện có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc và áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu vệ sinh da kém, thường xuyên cào gãi, mẩn ngứa có lan rộng sang những vùng da xung quanh, gây ngứa ngáy và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Cách xử lý dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ nhanh chóng
Đa số các trường hợp bị dị ứng thời tiết nắng nóng đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà để làm dịu các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, Trường hợp các triệu chứng dị ứng kéo dài trên 24 giờ đồng hồ và tiến triển nặng nề, lúc này bạn cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.
1. Biện pháp khắc phục tạm thời
Ngay khi các triệu chứng dị ứng thời tiết nắng nóng khởi phát ở da và toàn thân, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà để làm dịu cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau rát, sưng đỏ khó chịu.
Dưới đây là một số biện pháp làm giảm nhẹ tình trạng dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ được áp dụng phổ biến:
- Vệ sinh cơ thể đúng cách để loại bỏ dị nguyên, cân bằng thân nhiệt và mồ hôi ứ đọng. Bạn có thể tắm với nước mát, chườm lạnh để làm dịu vùng da nổi mẩn đỏ, sưng viêm, ngứa ngáy.
- Uống nhiều nước giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cân bằng độ nhiệt cơ thể, đồng thời làm giảm tình trạng da bài tiết nhiều mồ hôi.
- Sử dụng kem dưỡng da là một trong những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ do dị ứng thời tiết nắng nóng gây ra. Các thành phần hoạt chất có trong kem làm dịu da giúp cải thiện vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa triệu chứng lan rộng.
- Chọn mặc các loại trang phục thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt để hạn chế ma sát lên vùng da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, sưng viêm.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy như ngũ cốc, rau xanh, trái cây, cá hồi, sữa chua,…
Sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tạm thời, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy có xu hướng thuyên giảm rõ rệt. Kế đến, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tình trạng dị ứng hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết đẻ kiểm soát hoàn toàn.
2. Một số thảo dược tự nhiên cải thiện triệu chứng
Trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng gây nổi mẩn đỏ ở mức độ nhẹ đến trung bình, tổn thương da không có dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để kiểm soát triệu chứng dị ứng. Ưu điểm của biện pháp này là an toàn, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả.
Một số mẹo chữa dị ứng thời tiết nóng từ thảo dược tự nhiên được áp dụng phổ biến, bao gồm:
- Thoa gel nha đam: Trường hợp bị dị ứng thời nắng tiết nóng nổi mẩn đỏ kem theo tình trạng bong tróc, khô ráp, bạn có thể tận dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị tổn thương để cải thiện. Ngoài công dụng dưỡng ẩm, thảo dược này còn giúp làm mát da, dịu nóng rát, giảm ngứa, phục hồi da và chống viêm hiệu quả.
- Tắm lá sài đất: Lá sài đất có tính mát, vị đắng, công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt hiệu quả. Người bị dị ứng thời tiết nóng đi kèm nổi mẩn ngứa chuẩn bị 1 nắm lá sài đất, rửa sạch, vò nát và pha với tắm để cải thiện triệu chứng.
- Tắm lá bạc hà: Hoạt chất menthol dồi dào có trong lá bạc hà có tác dụng giảm ngứa, làm mát da, tiêu viêm, sát trùng hiệu quả nên thường được tận dụng trong chữa dị ứng thời tiết. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để tắm nhằm cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả.
- Uống trà hạt sen: Trà hạt sen có công dụng chống tiêu chảy, an thần, giảm dị ứng hiệu quả. Trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng đi kèm với một số triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,… Bạn có thể dùng loại trà này để cải thiện.
Một số biện pháp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết nắng nóng bằng thảo dược tự nhiên có thể làm dịu triệu chứng sau 3 – 5 ngày thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cần ngâm rửa nguyên liệu để tránh kích ứng, viêm nhiễm da.
3. Sử dụng thuốc điều trị
Trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng gây nổi mẩn đỏ ở mức độ nặng, gây ngứa ngáy, đau nhức dữ dội và sưng viêm da. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng một số loại thuốc kiểm soát. Cụ thể:
- Nhóm thuốc kháng histamine H1: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa nổi mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy và một số triệu chứng toàn thân đi kèm. Các loại thuốc kháng histamine H1 thường sử dụng như Cetirizine, Fexofenadin, Levocetirizin,…
- Thuốc chứa Corticoid: Nhóm thuốc này được chỉ định khi biểu hiện nổi mẩn đỏ gây đau nhức, sưng viêm nặng nề. Các thành phần trong thuốc có công dụng giảm viêm mạnh và chống dị ứng. Tuy nhiên, Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên chỉ định trong trường hợp cần thiết.
- Thuốc điều trị triệu chứng: Ngoài ra, căn cứ vào các triệu chứng, mức độ tổn thương cụ thể, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc kiểm soát triệu chứng như thuốc hạ sốt (Acetaminophen), giảm đau (Ibuprofen, Diclofenac), thuốc co mạch,…
Việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng với những trường hợp dị ứng thời tiết nóng gây nổi mẩn đỏ kéo dài dai dẳng, nặng nề – nhất là thuốc chứa corticoid. Theo đó, các trường hợp có mức độ nhẹ tránh tình trạng lạm dụng thuốc.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ
Dị ứng thời tiết nắng nóng không chỉ gây nổi mẩn đỏ mà còn khiến người bệnh bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với tình trạng dị ứng thời tiết lạnh.
Do đó, khi thời tiết chuyển sang nóng, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Mỗi ngày tắm từ 2 – 3 lần với các loại sữa tắm dịu nhẹ, an toàn để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và làm mát da.
- Vào thời điểm thời tiết nóng ẩm, bạn nên mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế tăng tiết mồ hôi quá mức và giảm ma sát.
- Dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách nhằm tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm độ nhạy cảm của da với những tác nhân khác.
- Cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng bằng cách bổ sung nước, vitamin C, khoáng chất. Bên cạnh đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên.
- Khi thời thay đổi, bạn nên hạn chế bổ sung những loại thực phẩm gây dị ứng, đồng thời tránh tiếp xúc với dị nguyên. Trong điều kiện thời tiết lý tưởng, những yếu tố này có thể không làm bùng phát các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, khi thời tiết nắng nóng hoặc chuyển lạnh, dị nguyên, thực phẩm cùng với những yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ.
- Hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời vào khoảng thời gian từ 11:00 – 15:00. Nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng bùng phát.
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng thời tiết nắng nóng nổi mẩn đỏ đều đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương da do dị ứng gây ra tiến triển nặng nề, đi kèm theo biểu hiện sốc phản vệ. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!