Dị Ứng Cơ Địa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dị ứng cơ địa là căn bệnh xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với các nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Bệnh có tính chất dai dẳng do chuyển sang giai đoạn mạn tính, tùy vào thể trạng của từng người mà các triệu chứng nhẹ hoặc nặng, kéo dài trong thời gian ngắn hoặc đeo bám nhiều năm liền khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Dị ứng cơ địa là bệnh gì?
Dị ứng cơ địa là căn bệnh khởi phát từ cơ địa của mỗi người. Mầm mống của bệnh đã ẩn trong cơ thể ngay từ khi sinh ra và chỉ cần tiếp xúc với tác nhân kích thích sẽ làm bùng phát nhanh các triệu chứng dị ứng. Một số tác nhân dị ứng phổ biến như: phấn hoa, lông động vật, bụi mịn, khói công nghiệp, ăn thực phẩm dị ứng, nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do sự suy giảm của hệ miễn dịch.
Theo các chuyên gia da liễu, do xuất phát từ cơ địa dị ứng nên bệnh được đánh giá có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như: bệnh chàm da, á sừng, tổ đỉa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…, nguy cơ thế hệ con cháu cũng mắc căn bệnh tương tự hoặc dị ứng cơ địa là rất cao.
Tuy nhiên, bệnh lại không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người xung quanh. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, tùy vao sức đề kháng của mỗi người mà mức độ dị ứng sẽ khác nhau, nhẹ hoặc nặng.
Vì vậy, nếu các triệu chứng dị ứng bùng phát mạnh và diễn tiến nhanh, kể cả triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân, bạn cũng nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù phù hợp, tránh tình trạng gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, phù mạch, suy hô hấp, khó thở, sốc phản vệ…
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng cơ địa
Bản chất của dị ứng cơ địa là căn bệnh mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ và chống lại các tác nhân “ngoại lai” xâm nhập gây hại đến cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể IgE để chống lại dị ứng. Tuy nhiên, với lượng IgE quá mức vô tình phóng thích ra các chất trung gian, trong đó có histamine gây viêm và một số triệu chứng dị ứng.
Bệnh dị ứng cơ địa có thể xảy ra với bất kỳ ai, người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bên cạnh đó, theo một thống kê cho thấy những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời thường có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cơ địa thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
Một số các dị nguyên có khả năng gây ra dị ứng cơ địa như:
- Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, tôm, cua, cá, mực, ốc, sữa bò, đậu phộng, trứng…
- Do tiếp xúc hóa chất độc hại: Một số các kim loại như niken, coban, đồng, chì, cao su, vải sợi tông hợp… trong các vật dụng, đồ dùng hằng ngày cũng có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Do stress, tinh thần không ổn định: Áp lực cuộc sống, công việc hằng ngày không thuận lợi chính là nguyên nhân hàng đầu khiến đại thực bào interleukin 12 bị tác động dẫn đến sự rối loạn mẫn cảm quá mức của hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng dị ứng.
- Do môi trường ô nhiễm: Làn da tiếp xúc với các chất độc hại như khói bụi, nguồn nước bẩn, rác thải sinh hoạt, hóa chất công nghiệp… cũng có thể khiến da bị kích ứng nặng và tổn thương.
- Do nhiễm khuẩn: Việc cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, giun, sán… đặc biệt trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.
- Do dị ứng thuốc: Nếu cơ địa dị ứng với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, thuốc giảm đau, hạ sốt… nhất là đối với trẻ em trong những năm tháng đầu đời sẽ rất dễ gây ra tác dụng phụ, điển hình là dị ứng cơ địa với các triệu chứng khó chịu trên da.
- Do thời tiết thay đổi thất thường: Dị ứng thời tiết lạnh hoặc nóng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra các triệu chứng da liễu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy…
Dấu hiệu nhận biết dị ứng cơ địa
Tương tự như các bệnh lý da liễu thông thường khác, triệu chứng dị ứng cơ địa thường đến nhanh, tức thì chỉ sau vài phút hoặc vài tiếng kể từ thời điểm tiếp xúc với các dị nguyên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mất vài ngày, thậm chí là vài tuần các triệu chứng mới xuất hiện.
Theo đó, dấu hiệu và mức độ của các triệu chứng bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, mức độ mẫn cảm, thể trạng sức khỏe của từng người, loại bệnh dị ứng cũng như cách tiếp xúc với dị nguyên như thế nào…
Cụ thể một số các dấu hiệu nhận biết dị ứng cơ địa gồm:
- Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thông qua đường thở sẽ khiến người bệnh bị viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như ngứa mũi, đau mũi, nghẹt mũi, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi.
- Người bị hen suyễn hoặc hen phế quản sẽ có các triệu chứng như khó thở, thở rít, thở khò khè, phát ra tiếng, ho có đờm…
- Nếu dị ứng với các loại thực phẩm thường biểu hiện với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, quằn quại, dai dẳng, tiêu chảy, ngứa ngáy và nổi mề đay toàn thân…
- Một số các triệu chứng tổn thương da đặc trưng do viêm da cơ địa dị ứng như da ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn đỏ, da bong tróc vảy… Người bệnh càng gãi nhiều càng khiến vùng da bị dị ứng tổn thương nặng nề, dày sừng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
- Bên cạnh các triệu chứng tại chỗ, trường hợp dị ứng cơ địa mãn tính còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, khó thở…
Biện pháp chẩn đoán dị ứng cơ địa
Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như vừa kể trên, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Trước hết, để chẩn đoán dị ứng cơ địa và phân biệt giữa bệnh với các bệnh lý da liễu khác, bác sĩ sẽ dựa vào các cách sau:
Dựa trên chẩn đoán lâm sàng
Tùy theo từng đối tượng mắc bệnh cụ thể mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Vì vậy, dựa trên yếu tố này bác sĩ sẽ dễ dàng có những đánh giá tổng quan cũng như nhận định chính xác về bệnh trạng.
Đối với trẻ sơ sinh
- Bệnh thường bùng phát từ tuần thứ 3 sau sinh với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da, nổi các đốm mụn nước nông, dễ vỡ, rỉ dịch, đóng vảy tết và có dấu hiệu bị bội nhiễm.
- Vùng da dễ bị dị ứng nhất là trên mặt, 2 bên má, da đầu, cổ, trán, lưng, tay, chân… Đối với trẻ biết bò những triệu chứng tổn thương có thể xuất hiện ở đầu gối hoặc mặt dưới các chi do thường xuyên ma sát với nền hoặc mặt đất.
- Bệnh có tính chất mạn tính, dễ tái phát nhưng hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh giai đoạn này thường sẽ tự khỏi khi trẻ lên 2 tuổi.
Đối với trẻ em
- Trẻ bị dị ứng da thường xuất hiện từ lúc trẻ còn sơ sinh, nhũ nhi và kéo dài đến lúc lớn lên.
- Một vài triệu chứng dễ nhận biết nhất là tình trạng da phát ban, nổi mẩn đỏ, trên da có các vét trợt, da dày sừng, sậm màu và nổi các đốm mụn nước li ti kèm theo tình trạng lan tỏa cấp và nhiễm khuẩn thứ phát.
- Các triệu chứng trên thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như nếp gấp khuỷa tay, cẳng tay, cổ, mí mắt… và hiếm khi xảy ra ở mặt duỗi của các chi.
- Tỷ lệ khỏi bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ em khi được 10 tuổi là 50%.
Đối với thanh thiếu niên và người lớn
- Triệu chứng điển hình là các đốm mụn nước, mẩn đỏ hình dẹt, da dày sừng, lichen hóa và gây ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội rất khó chịu.
- Các vị trí thường gặp nhất là ở các nếp gấp khuyả tay, khuỷa chân, rốn, cổ, vùng da quanh mắt…
Chẩn đoán cận lâm sàng
Bên cạnh các triệu chứng đặc trưng nhận biết riêng biệt ở từng đối tượng như vừa kể trên, để chẩn đoán chính xác bệnh dị ứng do cơ địa này còn dựa vào các chẩn đoán cận lâm sàng như:
- Kết quả test dị ứng cho thấy nồng IgE trong huyết thanh.
- Về kết quả mô bệnh học cho thấy: trong thượng bì có xốp bào xen kẽ với các triệu chứng á sừng, lớp trung bì có sự hiện diện của bạch cầu lympho, dưỡng bào hoặc mono. Với trường hợp bị lichen hóa còn làm tăng sản thượng bì.
- Thực hiện biện pháp test tẩy và test áp để xác định yếu tố dị nguyên.
Chẩn đoán xác định
Đây cũng cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất dựa trên cơ sở dữ liệu y học. Chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn Hanifin và Rajka. Cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn chính: Ngứa ngáy dữ dội trên bề mặt da, các tổn thương có thể lichen hóa ở trẻ em hoặc trải dài ở người lớn. Chúng thường xuất hiện ở mặt hoặc mặt duỗi các chi trẻ. Những tổn thương này rất dai dăng, dễ tái phát và chuyển sang mạn tính.
- Tiêu chuẩn phụ: Một số tiêu chuẩn phụ như da khô, dày sừng, viêm da tay, da chân, viêm môi, vảy phấn, ngứa ngáy khi cơ thể tiết mồ hôi, viêm kết mạc, tăng sắc tố quanh mắt,…
Lưu ý: Để chẩn đoán xác định dựa theo cách này cần phải đáp ứng điều kiện ≥ tiêu chuẩn chính kết hợp với ≥ tiêu chuẩn phụ.
Các cách chữa dị ứng cơ địa được áp dụng hiện nay
Việc chữa dị ứng cơ địa được các chuyên gia da liễu tóm gọn thành 3 bước cơ bản sau:
- Đầu tiên, cần loại bỏ và tránh xa tuyệt đối các tác nhân dị ứng, dị nguyên gây bệnh.
- Sử dụng thuốc chống dị ứng và các loại thuốc Tây khác theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm thiểu triệu chứng.
- Điều trị làm giảm mức độ mẫn cảm đặc hiệu của cơ địa sau khi xác định được tác nhân dị ứng.
Trên thực tế, do đây là căn bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị chủ yếu chỉ nhằm mục đích cải thiện và làm giảm triệu chứng bằng các cách phổ biến sau:
1. Sử dụng thuốc Tây
Tác dụng của các loại thuốc Tây chắc hẳn ai cũng biết đó là hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện. Các thành phần đặc trị trong thuốc có khả năng làm giam thiểu các triệu chứng dị ứng ngoài da, tuy nhiên nhược điểm cua cách này đó là chỉ mang tính chất tạm thời.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng cơ địa như:
- Thuốc chống dị ứng có tác dụng kháng hoạt chất histamine như Loratadine, Chlopheniramin…
- Thuốc chứa thành phần corticoid
- Thuốc làm giam mẫn cảm đặc hiệu, kháng IgE
- Thuốc kháng thromboxame A2
- Một số loại thuốc bôi như Phenergan Cream, thuốc Metol 1%
- …
Lưu ý: Các loại thuốc Tây y thường chứa thành phần dược tính rất mạnh, nhờ đó phát huy hiệu quả cao. Vì vậy tùy vào từng đối tượng mắc bệnh, độ tuổi, cơ địa của làn da mà bác sĩ sẽ đưa ra liều thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ.
2. Chữa bệnh theo phương pháp Đông y
Bên cạnh thuốc Tây y thì các bài thuốc Đông y cũng được rất nhiều người tin dùng vì kết quả mà biện pháp này đem lại trong việc cải thiện các triệu chứng dị ứng cơ địa. Phương pháp này được đánh giá cao khi đem lại hiệu chữa bệnh cao, lâu dài, an toàn, lành tính và đặc biệt là phù hợp với hầu hết các đối tượng, hiếm khi gây ra tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài.
Bởi theo Đông y, để điều trị bệnh dị ứng cơ địa trước hết cần loại bỏ yếu tố tác nhân gây bệnh, uống thuốc trừ giảm tà khí, tiêu viêm, đào thải độc tố và phục hồi chức năng gan, tăng cường sức đề kháng. Sau khi được thăm khám, chẩn đoán bệnh, tùy vào thể bệnh dị ứng phong hàn, thực tích, phong nhiệt, thấp nhiệt… thầy thuốc sẽ kê toa thuốc phù hợp.
Một số bài thuốc Đông y chữa dị ứng cơ địa hiệu quả như:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu sau: khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng tử, kinh giới và mộc thông mỗi loại 12g, 16g sinh địa, 6g huyền thoái, 8g tri mẫu và 20g thạch cao. Đem tất cả các dược liệu trên sao vàng và tán thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quan. Mỗi khi dùng lấy từ 8 – 12g hòa vào nước ấm uống ngày 2 lần sáng và tối.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị bạc hà 4g, phục linh, thương truật và bạch tiễn bì mỗi loại 8g, hoàng liên, hoàng bá, ngưu bàng tử và khổ sâm mỗi loại 12g, sa tiền và sinh địa mỗi loại 16g, 40g thạch cao và 15g tri mẫu. Cho hết số vị thuốc đã chuẩn bị vào siêu thuốc sắc lấy nước uống. Liều lượng 1 thang/ ngày.
- Bài thuốc số 3: Chuẩn bị sinh địa và trạch tả mỗi loại 12g, sài hồ, long đởm thảo, mộc thông, chi tử, xa tiền, hoàng cầm mỗi loại 8g, 6g thuyền thoái và 4g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
- Bài thuốc số 4: Bên cạnh bài thuốc uống, trong Đông y còn có các bài thuốc ngâm rửa, bôi ngoài da hiệu qua. Chuẩn bị 50g vỏ cây núc nác, 10g kinh giới, 20g xa sàng tử, 50g ngai cứu và 5g phèn xanh. Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào nồi nước 3 lít. Đun sôi lên trong vòng 10 – 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa trong vòng 10 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc số 5: Chuẩn bị chu sa, hồng hoa, hồng đơn và xuyên huỳnh liên mỗi loại 4g. Tán mịn các dược liệu và trộn với một ít mỡ trăn thành hỗn hợp cô đặc như thuốc mỡ. Hằng ngày bôi hỗn hợp này lên da sau khi đã vệ sinh vết thương để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Các bài thuốc Đông y chữa bệnh dù đem lại hiệu quả cao nhưng phải mất khá nhiều thời gian. Bởi dược tính trong các vị thuốc thường không cao như thuốc Tây. Vì vậy, nếu áp dụng biện pháp này người bệnh nên kiên trì thực hiện, không bỏ ngang cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.
3. Chữa dị ứng cơ địa bằng các mẹo dân gian
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay bằng các dược liệu thuốc Nam do ông cha ta để lại. Đây được xem là những mẹo chữa hiệu quả, đơn giản dễ thực hiện và không tốn kém chi phí.
Một số bài thuốc dân gian phổ biến như:
- Bài thuốc tắm: Chuẩn bị các loại lá cây thuốc Nam như lá chè xanh, lá kinh giới, lá lốt, lá trầu không, lá sài đất… đê nấu lấy nước để tắm hoặc ngâm rửa các tổn thương trên da. Thực hiện đúng cách sẽ giúp làm sạch da, hỗ trợ diệt khuẩn, kháng viêm. Để tăng hiệu quả hãy dùng bã lá chà xát lên da để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng.
- Bài thuốc uống: Có rất nhiều nguyên liệu quen thuộc xung quanh chúng ta đều có khả năng chữa dị ứng cơ địa như gừng, tỏi nấu đường thẻ, cỏ nhọ nồi nấu nước uống, lá hẹ kết hợp với rượu… giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả từ bên trong cơ thể.
- Chà xát trực tiếp lên da: Các loại lá dược liệu như lá khế, lá mướp, lá kinh giới… được lưu truyền trong dân gian với cách dùng chà xát trực tiếp lên da nhằm cải thiện các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Lưu ý, trước khi thực hiện cần rửa sạch lá và ngâm qua nước muối để diệt khuẩn hoàn toàn.
Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng vừa bùng phát chưa nghiêm trọng. Thực hiện đúng cách giúp hỗ trợ điều trị, làm dịu và giảm mức độ cũng như sự lây lan của các triệu chứng.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh
Bất kỳ căn bệnh da liễu nào, bao gồm cả dị ứng cơ địa bên cạnh việc tập trung điều trị bằng các biện pháp y khoa, để duy trì kết quả trị bệnh lâu dài cũng như phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:
Về chế độ ăn uống
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản (tôm, cua, ốc, mưc..), thịt bò, trứng, thịt gà, nhộng tằm, bơ sữa… Vì đây đều là những loại thực phẩm có chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng, gây cản trở quá trình phục hồi, thậm chí làm tình trạng bệnh càng nặng hơn.
- Các loại thực phẩm gây nóng như thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, tiêu, ớt, nêm nếm đậm gia vị… cũng rất dễ khiến cho gan bị nóng, tạo điều kiện thuận lợi bùng phát các triệu chứng dị ứng.
- Chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas cần được loại bỏ tuyệt đối ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh. Trong những loại này có chứa hàm lượng cồn và chất kích thích cao làm tăng nguy cơ suy gan, kích thích thần kinh khiến tình trạng dị ứng cơ địa ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Thay vào đó người bệnh dị ứng cơ địa nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành tính, bổ dung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn không gây dị ứng. Điển hình như thịt nạc heo, các loại cá béo, rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại sữa hạt…
- Uống nhiều nước hằng ngày, xen kẽ các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước mát… để duy trì các hoạt động hằng ngày, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Về chế độ sinh hoạt
- Sinh hoạt lành mạnh và điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không làm việc hay hoạt động quá sức để tránh gây đổ mồ hôi.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ bên ngoài như thời tiết hanh khô, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất dị ứng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, không gian sống để loại bỏ các tác nhân dị ứng.
- Nếu đã bị dị ứng cơ địa, nên tắm bằng nước ấm hằng ngày thay vì nước lạnh để tránh làm tổn thương da.
- Vào những thời điểm chuyển mùa, cần hết sức cảnh giác và chủ động bảo vệ da trước những thay đổi về thời tiết. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng rủi ro ngoài ý muốn.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh dị ứng cơ địa phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan hơn cũng như cách điều trị, chăm sóc tại nhà đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!